Các báo động, bảo vệ của hệ thống điều khiển

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu Contatner B17 đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển chân vịt mũi (Trang 71 - 72)

Chương 6 : Đi sâu nghiên cứu hệ thống chân vịt mũi tàu B170

6.1. Hệ thống điều khiển chân vịt mũi của tàu B170

6.1.3. Các báo động, bảo vệ của hệ thống điều khiển

a. Báo động, bảo vệ quá tải của động cơ lai chân vịt mũi :

Để bảo vệ quá tải cho động cơ lai chân vịt, hệ thống điều khiển được thiết kế với 2 cấp

bảo vệ quá tải cho động cơ. Đó là rơle nhiệt KJ1 bảo vệ cấp quá tải với dòng I=1161A và rơle dòng cực đại KU bảo vệ quá tải với dịng là I=1230A. Trong q trình hoạt động nếu xảy ra quá tải với động cơ thì rơle nhiệt KJ1(3/8) và rơle bảo vệ dịng cực đại KU(3/8) sẽ tác động đóng tiếp điểm KJ1(4/6) và KU(4/7) lại đưa tín hiệu vào các đầu vào “2,3” của bộ xử lý trung tâm A5. Tín hiệu ra ở chân số “3” của A7 XO16N1 làm rơle K14 có điện đóng tiếp điểm K14(2/5) đưa tín hiệu vào cuộn mở của aptomat Q2 làm aptomat Q2 mất điện, mất nguồn cấp vào động cơ lai chân vịt làm động cơ ngừng hoạt động. Khi động cơ ngừng hoat động sẽ làm mất tín hiệu ra ở chân số “6” của A7 làm rơle K17 mất điện mở tiếp điểm K17(2/2) không cho phép khởi động hệ thống. Đầu ra của module A8 XO16N1 có tín hiệu làm rơle K23(7/3) có điện đóng tiếp điểm K23(8/1) đưa tín hiệu báo động tới buồng điều khiển trung tâm. Đèn H19(đỏ)(7/8) sáng báo động cơ đang bị quá tải. Chân số “3” của module A8 có tín hiệu làm rơle K25(7/4) có điện đóng tiếp điểm K25(8/4) báo động cơ dừng hoạt động tới buồng lái, đồng thời đèn H18(đỏ)(7/8) sáng báo động cơ dừng sự cố.

b. Bảo vệ quá nhiệt động cơ lai chân vịt mũi :

71

xảy ra quá nhiệt của cuộn dây trong động cơ lai chân vịt, điện trở của nhiệt điện trở PTC với hệ số nhiệt điện trở dương đặt trong cuộn dây của động cơ lai chân vịt tăng lên, bộ A1 sẽ tác động đóng tiếp điểm A1(5/3) đưa tín hiệu vào chân “9” của module đầu vào XI16E1. Tín hiệu ra ở chân số “3” của A7 XO16N1 làm rơle K14 có điện đóng tiếp điểm K14(2/5) đưa tín hiệu vào cuộn mở của aptomat Q2 làm aptomat Q2 mất điện, mất nguồn cấp vào động cơ lai chân vịt làm động cơ ngừng hoạt động. Khi động cơ ngừng hoat động sẽ làm mất tín hiệu ra ở chân số “6” của A7 làm rơle K17 mất điện mở tiếp điểm K17(2/2) không cho phép khởi động hệ thống. Tín hiệu ra ở chân số “1” của module A8 làm rơle K23(7/3) có điện đóng tiếp điểm K23(8/1) báo động cơ lai chân vịt bị quá tải tới buồng máy, đồng thời đèn H19(đỏ)(7/9) sáng báo động cơ bị quá tải.

c. Bảo vệ thấp áp của aptomat Q1 :

Khi điện áp cấp từ bảng điện chính khơng đủ, rơle bảo vệ thấp áp U< của Q1 sẽ tác động mở aptomat Q1 làm mất nguồn cấp cho hệ thống, hệ thống sẽ dừng sự cố.

d. Bảo vệ ngắn mạch :

Dòng ngắn mạch sẽ gây ra những hậu quả thiệt hại rất to lớn đối những thiết bị nó đi qua vẩic cho lưới điện, vì vậy hệ thống đã bố trí bảo vệ ngắn mạch cho động cơ lai chân vịt mũi bằng aptomat Q1, khi bị ngắn mạch sẽ cắt aptomat Q1 ra làm hệ thống dừng sự cố. Bảo vệ ngắn mạch chung cho hệ thống điều khiển bằng cầu chì F3.

e. Báo động lỗi hệ thống chân vịt mũi :

Quá trình khởi động của chân vịt mũi như đã nói ở phần trên cần phải thoả mãn một số các điều kiện mới cho phép khởi động hệ thống. Khi chưa thoả mãn hết các điều kiện đưa ra, tín hiệu đầu ra số “0” của A5 đưa tín hiệu đến báo hệ thống chân vịt mũi bị lỗi tới hệ thống báo động. Lúc này người điều khiển cần kiểm tra lại các điều kiện, khi đủ các điều kiện hệ thống yêu cầu mới được phép khởi động hệ thống.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu Contatner B17 đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển chân vịt mũi (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)