Chức năng giới hạn góc bẻ lái

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Hong Kong Pioneer đi sâu phân tích so sánh đánh giá các hệ thống lái tự động đang được sử dụng trên các tàu biển Việt Nam (Trang 92)

3.5.2 .Chế độ lái tồn tải, tải trung bình và tải nhẹ

3.5.4. Chức năng giới hạn góc bẻ lái

Chức năng này được sử dụng để giới hạn góc quay của bánh lái trong chế độ lái tự động, giới hạn góc bẻ lái được đặt trong khoảng  35 độ. Tuy nhiên, chức năng này được

thiết kế khơng khống chế tín hiệu đầu ra tích phân, do đó giới hạn bẻ lái khơng bị giới hạn bởi các tác động bên ngồi như sóng, gió, và các nhân tố khác.

3.6.Đánh giá hệ thống lái PT500D

 Ưu điểm:

- Hệ thống lái PT500 là các hệ thống lái tự động rất hiện đại. Các thao tác cài đặt tham số cho hệ thống được thực hiện đơn giản với sự giúp đỡ của máy tính. Đặc biệt hệ thống có sự hỗ trợ việc chọn tham số một cách tự động để đạt được một số chỉ tiêu tối ưu cho con tàu. Điều này là hết sức cần thiết với những người chưa có kinh nghiệm cũng như để sử dụng hệ thống một cách dễ dàng và hiệu quả.

- Hơn thế nữa, thông qua màn hình hiển thị, chúng ta có thể kiểm tra các thông số một cách dễ dàng với độ chính xác cao từ đó giảm bớt được các thiết bị chỉ báo, đơn giản hóa và tăng độ tin cậy cho hệ thống

- Hệ thống này giúp cho con tàu có thể cảm nhận được điều kiện thời tiết trên vùng biển mà nó đang hành trình và tải trọng của con tàu. Qua đó nó phản ứng linh hoạt đối với sự thay đổi của điều kiện thuỷ văn để rồi đưa ra được tín hiệu điều khiển góc bẻ lái và số lần bẻ lái có hiệu quả, giảm tổn thất đến mức nhỏ nhất đảm bảo tính kinh tế trong quá trình khai thác của con tàu.

 Nhược điểm:

- Dầu thuỷ lực phải đúng chủng loại, chất lượng đảm bảo.

- Hệ thống sử dụng các linh kiện điện tử cho lên khi hỏng hóc thi khó khăn trong việc sửa chữa.

- Hệ thống có sử dụng các thiết bị điện tử nên tính ổn định của hệ thống theo yếu tố thời tiết là khống đảm bảo.

- Do trong hệ thống có sử dụng bộ sử lí CPU nên trong qua trình vận hành có thể bi lỗi phần mềm điều khiển do vi rút.

- Để có thể vận hành khai thác hệ thống đạt hiệu quả thì yêu cầu người vận hành phải có trình độ chun mơn, tay nghề kỹ thuật cao.

§4. NHẬN XÉT-ĐÁNH GIÁ CÁC HỆ THỐNG LÁI 1. Cấu tạo 1. Cấu tạo

Cả 3 hệ thống lái Hokushin, Arkass, PT500D đều là lái điện - thuỷ lực nên độ tin cậy cao hơn lái điện cơ đơn thuần.

Đối với hệ thống lái Hokushin do sử dụng xen xin trong tạo lặp nên hệ thống khá kồng kềnh hơn với phương pháp bằng cầu cân bằng điện trở như 2 hệ thống còn lại.

Hệ thống lái PT500D sử dụng chương trình máy tính hiện đại tham gia vào q trình điều khiển nên có kích thước gọn nhẹ, dễ lắp đặt.

2. Khai thác

Hệ thống Hokushin, Arkass gặp khó khăn trong việc điều khiển để theo dõi cũng như điều khiển. Đặc biệt với những người vận hành chưa có kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn trong việc chọn các thơng số cho máy lái như chỉnh các tích phân, vi phân, weather.

Khác với 2 hệ thống trên hệ thống lái PT500D sử dụng chương trình máy tính hiện đại vào q trình lái tự động nên có sự hỗ trợ việc chọn tham số một cách tự động để đạt được một số chỉ tiêu tối ưu cho con tàu.Điều này hết sức cần thiết với những người chưa có kinh nghiệm cũng như để sử dụng hệ thống lái một cách dễ dàng và hiệu quả. Hơn thế nữa, thơng qua màn hình hiển thị, ta có thể sử kiểm tra cácc thơng số một cách dễ dàng với độ chính xác cao từ đó giảm bớt các thiết bị chỉ báo, đơn giản hoá và tăng độ tin cậy cho hệ thống. Tuy nhiên lại địi hỏi người vận hành phải có u cầu chun mơn cao.

Các hệ thống lái đều sử dụng bán dẫn nên tính ổn định theo yếu tố thời tiết khơng cao.

3. Tính kinh tế

PT500D sử dụng chương trình máy tính vào chọn các thơng số nên nâng cao tính kinh tế bằng việc điều khiển góc bẻ lái có hiệu quả, giảm tổn thất đến mức nhỏ nhất, phản ứng linh hoạt đối với sự thay đổi của điều kiện thuỷ văn.

Hệ thống lái Hokushin, Arkass việc chọn các thông số cho hệ thống lái tuỳ thuộc vào chuyên môn, khả năng của người vận hành nên không đảm bảo được phản ứng nhanh của hệ thống lái khi điều kiện thời tiết thay đổi nên tính kinh tế khơng cao.

Phần 3

KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO A – Kết Luận

Sau thời gian 3 tháng làm luận văn em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy

giáo Lưu Đình Hiếu, cùng các thầy giáo trong khoa Điện- Điện tử tàu biển và sự giúp đỡ

của các bạn trong lớp, em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp theo yêu cầu của đề tài là:

Trang thiết bị điện tàu Hong Kong Pioneer. Đi sâu phân tích, so sánh, đánh giá các hệ thống lái tự động trên các tàu biển Việt Nam.

Trong luận văn của mình em đã trình bày được một số vấn đề như sau:

- Trong phần trang thiết bị điện của tàu em đã giới thiệu được chung về tàu dầu Hong Kong Pioneer, những nét cơ bản của các hệ thống: Trạm phát điện sự cố, hệ thống tời neo, hệ thống đèn hành trình, hệ thống bơm ballast, hệ thống quạt gió buồng máy, hệ thống máy nén khí. Ở mỗi hệ thống em đã nêu được các phần tử của hệ thống và nguyên lý hoạt động của hệ thống.

- Trong phần đi sâu em đã phân tích, so sánh, đánh giá các hệ thống lái trên các tàu biển Việt Nam hiện nay.

Qua quá trình làm việc em đã được trang bị và học hỏi thêm rất nhiều kiến thức bổ ích, có lợi cho cơng việc của em sau này. Trước hết là ý thức tự giác trong cơng việc. Bên cạnh đó em đã nắm bắt được một số phương pháp cơ bản khi đọc sơ đồ và tìm đọc sơ đồ để phục vụ cho tìm hiểu sơ đồ.

Tuy nhiên do trình độ nhận thức của em cịn có hạn và việc hạn chế trong việc cập nhật công nghệ hiện đại nên đề tài của em chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp nhận xét của các thầy cơ cũng như các bạn đồng nghiệp để đề tài của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Lưu Đình Hiếu, các thầy cô giáo trong khoa Điện-Điện tử tàu biển và các bạn trong lớp đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp!

Hải Phòng, tháng 02 năm 2010 Sinh viên thực hiện

B - Tài liệu tham khảo:

[1].Nguyễn Bính, Điện tử công suất lớn, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật - Hà Nội - 2000 [2].Th.s Phan Đăng Đào, Giáo trình phần tử tự động, NXB Hải Phịng, Đại Học Hàng Hải [3].GS.TSKH THân Ngọc Hoàn, Ts. Nguyễn Tiến Ban, Trạm Phát và lưới điện tàu thuỷ, NXB khoa học kỹ thuật.

[4].Lưu Đình Hiếu, Truyền động điện tàu thuỷ, NXB Xây Dựng -2004

[5].Lưu Đình Hiếu, Một số hệ thống lái tự động đang được sử dụng trên đội tàu biển Việt Nam hiện nay, Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam - Hải Phòng – 2000

[6].Bùi Thanh Sơn, Trạm phát điện tàu thủy, NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội 2000. [7].Cơng ty đóng tàu Phà Rừng : Tài liệu tàu dầu 6500T.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Hong Kong Pioneer đi sâu phân tích so sánh đánh giá các hệ thống lái tự động đang được sử dụng trên các tàu biển Việt Nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)