Hệ thống đèn hành trình tàu Hong Kong Pioneer

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Hong Kong Pioneer đi sâu phân tích so sánh đánh giá các hệ thống lái tự động đang được sử dụng trên các tàu biển Việt Nam (Trang 25 - 29)

2.2 .Hệ thống truyền động điện tời neo

2.2.1 .Giới thiệu chung về hệ thống truyền động điện tời neo

2.3. Hệ thống đèn hành trình tàu Hong Kong Pioneer

2.3.1 Giới thiệu về hệ thống đèn hành trình.

Là các đèn lúc tàu hành trình trên biển.

a. Sự bố trí.

- Đèn cột trước (Mast ligh); - Đèn cột chính (Main);

- Đèn cột sau (Af mast) : Chỉ có trên các tàu có chiều dài hơn 100 m. - Đèn mạn phải ( Stb Side);

- Đèn mạn trái (Port Side); - Đèn mũi (Fore mast); - Đèn sau lái (Astern); - Đèn neo (Anchor);

b.Các yêu cầu.

- Đèn cột trước: có màu trắng cách mặt boong chính 6 ÷ 12 m và có góc chiếu lá 2250 - Đèn cột sau: Cao hơn đèn cột trước 4 ÷ 5 m. Góc chiếu là 2250.

- Đèn hành trình sau lái : Chiếu ra phía sau góc 2250 màu trắng và nó thấp hơn đèn cột trước 4 ÷ 5 m, có màu trắng .

- Đèn 2 mạn : Mạn trái màu đỏ, mạn phải màu xanh. Góc chiếu là 112,50. - Đèn mũi : Dùng để neo, góc chiếu 3600.

- Đèn hành trình được chế tạo đúp để khi cháy bóng này có thể thay thế bằng bóng kia.

- Nguồn cấp cho hệ thống từ 2 nguồn độc lập. - Việc lắp đặt, khai thác dễ dàng.

- Tất cả các đèn phải được hiển thị trên buồng lái.

a. Giới thiệu các phần tử của hệ thống.

- AC220V MAIN SOURCE : Nguồn chính 220V. - AC220V EMERG SOURCE : Nguồn sự cố 220V. - SWO :Cơng tắc cấp nguồn có 2 vị trí là ON và OFF. - MC1 : Công tắc tơ cấp nguồn điều khiển.

- MCX : Công tắc tơ báo nguồn. - PBT : Nút thử nguồn sự cố.

-AC220V (SHEET N0.17) : Nguồn cấp đến vị trí khác. - MAST LIGHT : Đèn cột trước gồm 2 bóng 60W; - RADAR MAST : Đèn cột Radar gồm 2 bóng 60W; - SIDE LIGHT(STBD) : Đèn mạn phải gồm 2 bóng 60W; - SIDE LIGHT(PORT) : Đèn mạn trái gồm 2 bóng 60W; - STERN LIGHT : Đèn sau lái gồm 2 bóng 40W;

- ANCHOR LIGHT(AFT) : Đèn neo sau lái gồm 2 bóng 40W;

- ANCHOR LIGHT(FORE MAST) : Đèn neo mũi gồm 2 bóng 40W; - FLASH LIGHT : Đèn cột Radar nhấp nháy gồm 1 bóng 60W; - RY1…RY9 : Các rơ le dịng báo bóng bị sự cố;

- F01, F02 : Cầu chì loại 20A; - F03 : Cầu chì loại 10A;

- F11,F12,…, F81, F82 : Cầu chì loại 3A;

- SS1,SS2,…,SS9 : Cơng tắc chọn bóng số 1 hoặc bóng số 2; - WL-M : Đèn báo nguồn chính hoạt động;

- WL-E : Đèn báo nguồn sự cố hoạt động; - RL-F : Đèn báo mất nguồn chính; - L1-W : Đèn báo đèn cột trước bi sự cố; - L2-W : Đèn báo đèn Radar bị sự cố; - L3-W : Đèn báo đèn mạn phải bị sự cố;

- L4-W : Đèn báo mạn trái bị sự cố; - L5-W : Đèn báo sau lái bị sự cố;

- L6-W : Đèn báo đèn neo sau lái bị sự cố; - L7-W : Đèn báo đèn neo mũi bị sự cố; - L8-W : Đèn báo nhấp nháy bị sự cố;

- DM1 : Chiết áp điều chỉnh độ sáng của các đèn; - BZ1 : Chuông báo;

- PBZ : Nút tắt chuông;

- BZX : Rơle trung gian tắt chuông; - PBLT : Nút thử chuông, đèn;

b. Nguyên lý hoạt động.

- Bật cơng tắc SW0 sang vị trí ON, khi đó nếu nguồn chính khơng bị sự cố thì MCX và MC1 sẽ có điện .

+ Đóng tiếp điểm MC1 ở trên cấp nguồn chính, đồng thời mở tiếp điểm MC1 ở dưới khóa nguồn sự cố.

+ MCX đóng tiếp điểm MCX cấp điện cho đèn WLM. Đèn WL-M sáng báo nguồn chính hoạt động và sẵn sàng cấp nguồn cho các đèn L1, L2, L3, L4, L5, L6, L7, L8, L9 .Đồng thời mở tiếp điểm MCX ở mạch đèn RL-E. Đèn RL-E tắt báo nguồn sự cố không hoat động.

- Khi muốn bóng nào đó sáng ta chỉ việc bật cơng tắc SS của bóng đó sang vị trí N0.1 hoặc NO.2 đẻ đèn số 1 hoặc đèn số 2 sáng. Giả sử muốn bóng mạn phải sáng(SIDE LIGHT(STBD) số 1 sáng ta bật cơng tắc SS3 sang vị trí N0.1, đèn mạn phải số 1 sáng. Khi đó rơ le RY3 cố điện lập tức mở tiếp điểm thường đóng RY3 ngắt nguồn khơng cho đèn L3 sáng. Đèn L3 chỉ sáng khi bóng đèn cột trước bị sự cố ( như cháy bóng đèn…).

- Khi một bóng nào đó bị sự cố, giả sử bóng 1 của đèn cột trước bị cháy thì rơ le dịng RY1 mất điện. Tiếp điểm RY1 đóng lại, làm cho đèn L1-W sáng báo bóng bị sự cố. Để khắc phục sự cố ta bật công tắc SS1 sang vị trí NO.2. Khi đó bóng 2 của đèn cột trước sáng, đồng thời RY1 có điện mở tiếp điểm RY1 làm cho đèn L1-W tắt. Các bóng khác cũng hoạt động tương tự.

- Giả sử khi đang hoạt động mà mất nguồn chính khi đó MCX và MC1 mất điện. - Mở tiếp điểm MC1 ở trên khóa nguồn chính đồng thời đóng tiếp điểm MC1 ở dưới

cấp nguồn sự cố. Các đèn hành trình vẫn sáng như khi có nguồn chính và hệ thống khơng có ảo vệ “không’’. Công tắc tơ MCX sẽ đống và mở các tiếp điểm sau:

+ Mở tiếp điểm MCX ở mạch đèn WL-M. Đèn WL-M tắt báo nguồn chính khơng hoạt động. Đồng thời đóng tiếp điểm MCX ở mạch đèn WL-E và RL-F. Đèn WL-E sáng báo nguồn sự cố hoạt động, đèn RL-F sáng báo mất nguồn chính. Đèn báo mất nguồn chính chỉ tắt khi khắc phục được sự cố và có nguồn chính.

+ Đóng tiếp điểm MCX ở mạch chuông BZ1. Chuông BZ1 kêu báo mất nguồn chính. Muốn tắt chng ta ấn nút PBZ, khi đó rơ le BZX có điện mở tiếp điểm BZX làm chuông BZ1 mất điện và ngừng kêu.

- Muốn thử chuông và đèn ta ấn nút PBLT.

- Muốn thử nguồn sự cố ta ấn nút PBT, khi đó MC1 mất điện đóng nguồn sự cố, mở nguồn chính.

- Muốn thử đèn hành trình ở vị trí nào và bóng số mấy ta chỉ cần bật công tắc SS ở vị trí tương ứng.

Chương 3

TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN DƯỚI BUỒNG MÁY TÀU DẦU HONG KONG PIONEER 6500T

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Hong Kong Pioneer đi sâu phân tích so sánh đánh giá các hệ thống lái tự động đang được sử dụng trên các tàu biển Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)