TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Hong Kong Pioneer đi sâu phân tích so sánh đánh giá các hệ thống lái tự động đang được sử dụng trên các tàu biển Việt Nam (Trang 37 - 38)

TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG LÁI 4.1. Chức năng, đặc điểm, phân loại, yêu cầu cơ bản đối với hệ thống lái

4.1.1. Chức năng của hệ thống lái

Hệ thống lái đóng vai trị hết sức quan trọng trên tàu thuỷ, nó phải đảm bảo được các chức năng sau:

- Ổn định hướng đi cho tàu .

- Thay đổi hướng đi giúp tàu hành trình trên biển và điều động ra vào cảng được an toàn.

Nhằm đảm bảo an toàn cho tàu và toàn bộ thuyền viên, hệ thống lái phải được thiết kế sao cho phải thoả mãn được các yêu cầu chung sau :

- Hệ thống phải có độ tin cậy cao. - Có tính cơ động cao.

- Có tính kinh tế cao.

Đồng thời hệ thống lái cũng phải đảm bảo được những yêu cầu sau của Đăng Kiểm Việt Nam được tóm tắt các nội dung sau :

 Truyền động cho lái phải đảm bảo :

- Thời gian bẻ lái từ mạn này sang mạn kia ở chế độ toàn tải với mớn nước quy định là khơng q 28s.

- Có khả năng bẻ lái liên tục từ mạn này sang mạn kia ở chế độ toàn tải với mớn nước quy định là không quá 30 phút.

- Công tác lâu dài khi chạy theo 1 hướng với 350 lần bẻ lái/1 giờ.

- Mơmen quay của động cơ có thể thay đổi trong giới hạn từ (0200)% Mđm.

- Động cơ điện có thể dừng dưới điện trong thời gian 30s sau khi đã hoạt động ở trạng thái phát nhiệt ổn định

- Công suất truyền động lái phải đảm bảo có thể quay lái từ mạn này sang mạn kia khi tàu chạy với tốc độ trung bình.

- Nguồn điện cung cấp cho hệ thống lái phải lấy từ bảng điện chính theo 2 đường đi cách xa nhau ở mức độ tối đa. Trên những tàu có trạm phát sự cố thì 1 trong 2 đường cáp trên phải đi qua trạm phát sự cố nếu công suất của trạm này có đủ. Tất cả các mạch điện của hệ thống truyền động điện cho lái phải có bảo vệ đối với dịng ngắn mạch. Trạng thái quá tải chỉ được thông báo bằng ánh sánh và âm thanh mà không thực hiện bảo vệ bằng cách ngắt

động cơ ra khỏi lưới điện.

- Cần phải có nhiều trạm điều khiển hệ thống lái, ở mồi trạm điều khiển phải có đồng hồ chỉ báo góc lái. Để tiện cho việc kiểm tra vị trí thực của bánh lái. Khi có từ 2 trạm điều khiển trở lên thì phải có thiết bị chuyển trạm để tránh khả năng cùng 1 lúc điều khiển từ nhiều trạm. Nếu hệ thống đã có điều khiển sự cố bằng tay đặt ở buồng máy lái thì trạm điều khiển bằng điện thứ 2 có thể khơng cần nữa.

- Để điều khiển động cơ sơ cấp trong hệ thống lái điện cơ hoặc động cơ lai bơm thuỷ lực trong hệ thống lái điện thuỷ lực phải dùng các bộ khởi động từ, các khởi động từ này cần có 2 vị trí điều khiển, 1 vị trí đặt ngay ở bộ khởi động và 1 vị trí điều khiển từ xa đặt ở buồng lái hoặc ở buồng điều khiển trung tâm. Nếu điều khiển trực tiếp thì phải dùng bảng cơngtắctơ- rơle nhằm đảm bảo động cơ có thể khởi động lại khi điện áp được phục hồi sau khi đã bị mất.

- Mỗi hệ thống lái, ngồi hệ thống lặp cần có ngắt cuối để bánh lái khơng quay q góc lớn nhất cho phép. Hệ thống cần đảm bảo có khả năng khởi động động cơ theo chiều ngược lại khi bánh lái dừng lại ở một góc mạn nào đó bởi cơngtắc ngắt cuối

- Thiết bị phát của thiết bị chỉ báo góc lái phải được nối chắc chắn với trụ lái. Độ chính xác của thiết bị chỉ góc lái phải trong phạm vi 10 so với góc thực của bánh lái. Nếu thiết bị chỉ báo góc lái sử dụng sensin làm việc ở chế độ chỉ báo thì sai số có thể tới 2,50 ở những góc bẻ lái lớn.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Hong Kong Pioneer đi sâu phân tích so sánh đánh giá các hệ thống lái tự động đang được sử dụng trên các tàu biển Việt Nam (Trang 37 - 38)