PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT

Một phần của tài liệu mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối (Trang 64 - 66)

II. Chuyên môn

4.4.PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT

13. Biến chứng sau phẫu thuật (ghi cụ thể và cách xử trí)

4.4.PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT

Phẫu thuật nội soi cố định điểm bám DCCT cho phép người bệnh tập phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật, khớp gối nhanh chóng lấy lại được biên độ vận động như trước phẫu thuật, sức cơ hồi phục, đồng thời tránh teo cơ tứ đầu đùi. Đồng thời tất cả các bệnh nhân đều được hướng dẫn những động tác tập vận động chủ động và thụ động sau phẫu thuật, chúng tôi cũng giải thích cho người bệnh hiểu tầm quan trọng của tập phục hồi chức năng và hậu quả khi không tích cực tập luyện theo chương trình chúng tôi đưa ra hoặc tập những động tác không đúng do nôn nóng muốn nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.

Sau phẫu thuật, tất cả các bệnh nhân đều được bất động khớp gối bằng nẹp duỗi gối có chiều dài từ gốc đùi đến cổ chân. Từ ngày thứ 2 người bệnh bắt đầu được tập các động tác theo một qui trình tập luyện thống nhất .

-Giai đoạn I: 2 tuần sau mổ

Trong tuần đầu tiên, khi đang còn nằm viện, người bệnh tự lắc di dộng xương bánh chè, gồng cơ tứ đầu đùi, tập nâng gót chân lên khỏi mặt giường nhưng vẫn giữ nẹp. Đây là các động tác nhằm tăng cường sức cơ tứ đầu đùi,

đồng thời xương bánh chè di động tốt sẽ tạo điều kiện khớp gối gấp, duỗi dễ dàng hơn ở giai đoạn sau.

Động tác gồng cơ tứ đầu đùi ở tư thế khớp gối duỗi hoàn toàn và có nẹp sẽ không làm căng DCCT. Theo Christel cơ tứ đầu đùi co khi khớp gối gấp 300 sẽ làm căng DCCT, nhưng khi khớp gối gấp trên 600 thì cơ tứ đầu đùi co cũng không làm ảnh hưởng đến DCCT. Tập các động tác cho đến hết tuần thứ 2.

-Giai đoạn II: 2-4 tuần

Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau phẫu thuật, người bệnh tập đi chống chân đau trong nẹp với dụng cụ trợ đỡ. Đồng thời tập tích cực các bài tập của giai đoạn 1 nhằm làm tăng sức mạnh cho cơ tứ đầu.

-Giai đoạn III: 4-8 tuần

BN tăng cường tập gấp thụ động và chủ động khớp gối để đạt được biên độ tối đa 1200, tập nằm sấp và xoay trở người, tập đứng bằng chân phẫu thuật, tập bước lên bậc thang. Bắt đầu tập sức cơ tứ đầu đùi có lực cản ở tư thế khớp gối gấp và duỗi.

Sang tuần thứ 5 và 6, người bệnh bắt đầu tập nhún đùi trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 900 đến 400 và ngược lại, tập bước lên và bước xuống bậc thang. Đây là những động tác tập gấp và duỗi khớp gối chủ động.

Tuần thứ 7 và 8, người bệnh được bỏ nẹp tập đi trên đường bằng phẳng và tập cho dáng đi bình thường. Tập gấp duỗi khớp gối chủ động tích cực hơn. Những động tác ở giai đoạn này, DCCT phải chịu những lực lớn hơn, lực tác dụng vào vị trí cố định điểm bám sẽ nhiều hơn. Để tránh ảnh hưởng nhiều đến độ vững chắc của điểm bám DCCT, người bệnh phải tập sức cơ đùi đủ mạnh để hỗ trợ cho DCCT, làm cho khớp gối vững chắc hơn. Vì vậy, người bệnh chỉ được bỏ nẹp tập đi khi sức cơ đùi khoẻ. Những bệnh nhân còn teo cơ nhiều, sức cơ yếu chúng tôi chưa cho bỏ nẹp và phải tập sức cơ tăng cường.

-Giai đoạn IV: 8-12 tuần

Thời gian này người bệnh bắt đầu tập gấp duỗi gối chủ động tăng dần, tập đá tạ khi chân vuông góc 90o, tập đạp xe có lực cản tăng dần. Tập đi bộ lấy lại dáng đi bình thường và không dùng dụng cụ trợ đỡ.

-Giai đoạn V: sau 3 tháng

Hướng dẫn cho BN tập chạy nhẹ, tập bơi lội, tháng thứ 5 và 6, tập sức cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày tích cực và chạy với tốc độ nhanh hơn, tập lên xuống bậc thang. Tháng thứ 7 và 8 bắt đầu tham gia các hoạt động nặng và luyện tập thể thao.

4.5. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

Một phần của tài liệu mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối (Trang 64 - 66)