II. Chuyên môn
13. Biến chứng sau phẫu thuật (ghi cụ thể và cách xử trí)
2.2.5. Phương pháp đánh giá kết quả
Chúng tôi đánh giá kết quả sau phẫu thuật vào các thời điểm BN đến khám lại theo hẹn.
Sử dụng thang điểm đánh giá chức năng khớp gối theo bảng đánh giá của hội khớp quốc tế (International knee documented committee- IKDC) năm
1993 với 4 tiêu chuẩn: Bệnh nhân tự đánh giá khả năng vận động khớp gối, mức độ vận động khớp gối tối đa không xuất hiện dấu hiệu bất thường, biên độ vận động khớp gối và đánh giá về dây chằng.
Tiêu chuẩn chia ra 4 mức kết quả là:
Bình thường, gần bình thường, không bình thường và rất không bình thường, chúng tôi đánh giá tương ứng với rất tốt, tốt, trung bình và xấu.
Ngoài ra để tham khảo chúng tôi cũng đánh giá theo:
Thang điểm đánh giá chức năng khớp gối của Lysholm và Gillquist 1982. Căn cứ các chỉ tiêu trên phân loại kết quả phẫu thuật như sau:
- Rất tốt: Từ 91 đến 100 điểm. - Tốt: Từ 77 đến 90 điểm. - Vừa: Từ 68 đến 76 điểm. - Xấu: Nhỏ hơn 68 điểm.
Kết quả liền xương được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn trên lâm sàng và phim XQ.
- Lâm sàng : BN có khả năng đi lại tỳ đè hoàn toàn không đau
- X quang : BN được chụp phim 2 tư thế thẳng và nghiêng khi khám lại Mức độ can xương được đánh giá theo thang điểm của Lieberman tùy theo sự hình thành xương mới qua ổ gãy : Độ 1 = 0-25%, độ 2 = 26-50%, độ 3 = 51-75%, độ 4 = 76-99% , độ 5 = 100% ,.
Liền xương khi có hình ảnh can xương và/hoặc không còn đường gãy xương trên phim thẳng nghiêng độ (4 và 5).
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử lý theo phương pháp thống kê y học, kiểm định bằng thuật toán χ2, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU