Kết quả khảo sát giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện việt nam hiện đại (Trang 48 - 50)

Câu

Kết quả đánh giá của giáo viên

A B C D SL % SL % SL % SL % 1 0 0 0 0 25 78,1 7 21,9 2 0 0 0 0 24 75 8 25 3 6 18,75 8 25 12 37,5 6 18.75 4 0 0 0 0 8 25 24 75 5 0 0 10 31,25 16 50 6 18,75 6 0 0 6 18,75 24 75 2 6,25 7 22 68,75 2 6,25 4 12,5 4 12.5 Nhận xét

Nghiên cứu kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng:

- Đánh giá về mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực CTVH cho HS THPT trong dạy học Ngữ văn 11, 100% GV đều cho là cần thiết và rất cần thiết, không GV nào cho rằng ít cần thiết hoặc khơng cần thiết. Điều đó chứng tỏ GV đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị và đặc trƣng của phân mơn Ngữ văn so với các môn học khác. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình dạy đọc hiểu văn bản cũng nhƣ việc đổi mới PPDH ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay.

- Về vai trò của dạy học truyện Việt Nam hiện đại trong chƣơng trình Ngữ văn 11 đối với việc phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, tất cả các ý kiến đều cho là quan trọng và rất quan trọng, khơng có GV nào cho là bình thƣờng hay khơng quan trọng. Xác định đƣợc nhƣ vậy chắc chắn GV sẽ có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động học tập về chủ đề này để phát triển năng lực CTVH cho HS.

- Nhận xét về sự nhạy cảm, tinh tế, khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng, nhập thân...vào thế giới nghệ thuật trong văn bản truyện Việt Nam hiện đại của HS hiện nay, 18,75% GV đƣợc hỏi khẳng định rất tốt, 37,5% cho là tốt. Đáng chú ý là 43,75% GV nhận thấy bình thƣờng hoặc không tốt.

- Đối với việc sử dụng phƣơng pháp dạy học khi dạy truyện Việt Nam hiện đại cho HS lớp 11, phần lớn thầy/cô đã kết hợp nhiều phƣơng pháp trong quá trình lên lớp (75%). Tuy nhiên, vẫn còn 25% GV chỉ sử dụng phƣơng pháp giảng bình, khơng có GV nào lựa chọn phƣơng pháp dạy học hợp tác hay nêu vấn đề.

- Về việc thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập trong các bài học truyện Việt Nam hiện đại để khuyến khích học sinh bộc lộ năng lực cảm thụ văn học, 50% GV chọn thƣờng xuyên, 18,75% chọn rất thƣờng xuyên, 31,25% chọn thỉnh thoảng và khơng có GV nào khơng thực hiện cơng việc này.

- Về việc tự mình xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực cảm thụ văn học cho HS, khơng thầy/cơ nào đánh giá đó là việc làm đơn giản, 18,75% GV cho rằng bình thƣờng, đáng chú ý là 81,25% ý kiến là khó và rất khó. Có lẽ chính điều này đã dẫn đến tâm lí ngại suy nghĩ, ngại thay đổi của bộ phận không nhỏ GV trong việc đổi mới PPDH và KTĐG nhằm phát triển NL ngƣời học trong đó có năng lực CTVH.

- Về việc thiết kế các câu hỏi kiểm tra đánh giá sau khi dạy học truyện Việt Nam hiện đại, có tới 68,75% lựa chọn theo hƣớng tái hiện kiến thức, chỉ có 6,25% kết hợp giữa tái hiện kiến thức với liên hệ thực tế, 25% GV khi KTĐG đã tạo cơ hội cho HS bộc lộ nhận thức, xúc cảm, năng lực của mình. Chứng tỏ việc KTĐG vẫn theo cách làm truyền thống, chƣa khơi dậy đƣợc năng lực CTVH ở ngƣời học.

Qua đó, có thể thấy, hầu hết các GV đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển năng lực CTVH cho HS khi dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học truyện Việt Nam hiện đại nói riêng. Tuy nhiên họ vẫn chƣa hiện thực hóa đƣợc điều đó trong q trình dạy học của mình: Biết vận dụng các PPDH trong một giờ dạy nhƣng lại chƣa tiếp cận với các PPDH mới để khơi dậy năng lực của HS, chƣa phát huy đƣợc khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng của các em; cách kiểm tra đánh giá vẫn theo lối truyền thống coi trọng việc tái hiện kiến thức chứ chƣa chú trọng đến năng lực ngƣời học... Có thể nói, sự đổi mới PPDH đọc hiểu văn bản mới chỉ diễn ra một cách hình thức ở một vài bài dạy, một vài tiết học chứ chƣa thực sự đƣợc quan tâm trong suốt q trình, cho nên chƣa có sự nhất qn giữa PPDH và KTĐG năng lực CTVH của HS.

b. Khảo sát tình hình dạy học truyện Việt Nam hiện đại cho học sinh lớp 11 của học sinh ở trường Trung học phổ thông

Chúng tôi sử dụng 235 phiếu khảo sát cho HS 06 lớp 11 ở 03 trƣờng khác nhau, đó là: Trƣờng THPT Nguyễn Du (Kiến Xƣơng), Trƣờng THPT Chu Văn An (Kiến Xƣơng), Trƣờng THPT Chuyên Thái Bình (TP Thái Bình).

Về các câu hỏi cụ thể, xin xem Phụ lục 2. Kết quả khảo sát nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện việt nam hiện đại (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)