Kết quả khảo sát học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện việt nam hiện đại (Trang 50)

Câu

Kết quả đánh giá của HS

A B C SL % SL % SL SL 1 27 11,5 129 54,9 79 33,6 2 117 49,7 15 6,4 103 43,9 3 10 4,2 65 27,7 160 68,1 4 48 20,4 125 53,2 62 26,4 5 120 51,1 90 38,3 25 10,6 6 95 40,4 100 42,6 40 17 7 135 57,4 65 27,7 35 14,9 Nhận xét

- Về việc giao nhiệm vụ trƣớc khi tiến hành giờ học đọc hiểu truyện Việt Nam hiện đại, 11,5% HS khẳng định không, 50,6% cho rằng thỉnh thoảng thầy/cô mới thực hiện công việc này, 33,6% cho rằng GV thƣờng xuyên yêu cầu chuẩn bị bài ở nhà. Nhƣ vậy theo đánh giá trên, phần lớn GV chƣa thực sự chú ý tới năng lực, sự chủ động của ngƣời học trong quá trình đọc hiểu văn bản.

- Về cách hƣớng dẫn HS đọc hiểu truyện Việt Nam hiện đại, gần một nửa số ý kiến cho rằng thầy/cô thuyết giảng và phát vấn là chính (49,1%). Chứng tỏ vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ GV chƣa thay đổi cách dạy học văn truyền thống. Điều này ảnh hƣởng nhất định tới việc phát triển năng lực CTVH của HS cũng nhƣ việc đổi mới PPDH đọc hiểu văn bản.

- Việc đặt câu hỏi để khơi gợi cảm xúc và liên tƣởng, tƣởng tƣợng cho ngƣời học trong quá trình tổ chức các hoạt động đọc, 68,1% HS khẳng định thƣờng xuyên, chỉ có 4,2% cho rằng thầy/cơ khơng làm cơng việc này.

- Việc bình giá những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật hoặc câu văn đặc sắc trong văn bản khi đọc hiểu truyện Việt Nam hiện đại, đa số HS chƣa quan tâm đến công việc này (73,6%)

- Hiệu quả ngƣời học đạt đƣợc sau khi học xong truyện Việt Nam hiện đại chủ yếu là hiểu nội dung tác phẩm, nhớ tên nhân vật và phong cách tác giả (89,4%), số HS hiểu nội dung tác phẩm, phong cách tác giả, có kĩ năng đọc truyện hiện đại, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế còn hạn chế (10,6%).

- Khả năng giải quyết các câu hỏi kiểm tra đánh giá theo hƣớng vận dụng, liên hệ với thực tiễn sau khi học truyện Việt Nam hiện đại chƣa tốt (83%)

- Đánh giá về việc phát huy năng lực của bản thân sau khi học truyện Việt Nam hiện đại, 57,4% HS cho rằng chƣa phát huy đƣợc, 27,7% phát huy đƣợc nhƣng chƣa nhiều và chỉ có 14,9 % là phát huy tốt.

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy, cho dù truyện Việt Nam hiện đại có vai trị quan trọng trong chƣơng trình Ngữ văn 11 cũng nhƣ việc phát triển năng lực CTVH cho HS nhƣng việc dạy học chủ đề này ở các nhà trƣờng hiện nay chƣa hƣớng tới việc dạy học theo hƣớng tiếp cận năng lực. GV vẫn dạy học theo hƣớng cung cấp kiến thức, định hình cách cảm nhận của mình cho ngƣời học. HS thụ động ghi nhớ điều thầy cơ giảng, chƣa chủ động và cũng chƣa có nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng cảm hiểu của mình về tác phẩm. Chính vì vậy HS chỉ học bài nào biết bài ấy, chƣa biết cách tự tìm hiểu các tác phẩm cùng thể loại, khả năng vận dụng những điều đã học vào thực tế đời sống chƣa nhiều, không linh hoạt. Nói cách khác, việc dạy và học của GV và HS chƣa đạt đƣợc yêu cầu về năng lực CTVH. Do đó, chúng tơi cho rằng việc phát triển năng lực CTVH cho HS lớp 11 qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại trong khuôn khổ thực hiện của đề tài là hồn tồn có cơ sở thuyết phục về mặt thực tiễn.

1.2.3. Yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn 2018 về dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho học sinh lớp 11

CTGDPT môn Ngữ văn 2018 xác định rõ yêu cầu về dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho HS lớp 11. Cụ thể là:

“Đọc hiểu nội dung

- Phân tích đƣợc các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét đƣợc những chi tiết quan trọng trọng việc thể hiện nội dung văn bản.

- Phân tích và đánh giá đƣợc chủ đề, tƣ tƣởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm đến ngƣời đọc thơng qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

ngƣời viết thể hiện qua văn bản; phát hiện đƣợc các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết và phân tích đƣợc một số đặc điểm cơ bản của ngơn ngữ văn học. Phân tích đƣợc tính đa nghĩa của ngơn từ trong TPVH.

- Nhận biết và phân tích đƣợc một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại nhƣ: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba, ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự kết nối giữa lời ngƣời kể chuyện, lời nhân vật...

Liên hệ, so sánh, kết nối

- So sánh đƣợc hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tƣởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản đƣợc đọc.

- Vận dụng đƣợc kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.

- Phân tích đƣợc ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thƣởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống” [4, tr.65-67]

Có thể nói, các yêu cầu trên của CTGDPT môn Ngữ văn 2018 về dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho HS lớp 11 đã định hƣớng cụ thể hơn cho GV trong việc xác định mục tiêu, phƣơng pháp, nội dung....dạy học nhằm phát triển năng lực ngƣời học, đặc biệt là ở những học sinh có năng khiếu về mơn Văn.

Tuy nhiên, đối chiếu với biểu hiện của năng lực CTVH của HS qua dạy đọc truyện Việt Nam 1930-1945 đã trình bày, chúng tơi thấy các yêu cầu trên của CTGDPT Ngữ văn 2018 chủ yếu vẫn thiên về khía cạnh hiểu chứ chƣa thực sự chú trọng tới khía cạnh cảm, sự “nhập thân” của HS trong hoạt động CTVH. Do vậy, việc hình thành và phát triển năng lực CTVH ở HS lớp 11 khi đọc truyện Việt Nam hiện đại cần phải đáp ứng đƣợc một số yêu cầu khác nhƣ: năng lực đọc diễn cảm, năng lực liên tƣởng, tƣởng tƣợng, năng lực trải nghiệm....

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu các vấn đề về năng lực cảm thụ

văn học; tiếp nhận văn học và quan điểm tiếp cận đồng bộ TPVH trong nhà trƣờng; PPDH dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực CTVH; đặc điểm tâm lí của HS lớp 11; truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 và biểu hiện của năng lực CTVH của HS qua đọc truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 để làm cơ sở lí luận cho đề tài. Bên cạnh đó, chúng tơi tìm hiểu mục tiêu dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006; khảo sát thực trạng dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho học sinh lớp 11 ở trƣờng THPT hiện nay; nghiên cứu yêu cầu của Chƣơng trình giáo dục phổ thơng môn Ngữ văn 2018 về dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho HS lớp 11 để làm cơ sở thực tiễn thực hiện đề tài. Dựa trên những cơ sở khoa học đó, chúng tơi sẽ đề xuất biện pháp phát triển năng lực CTVH cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại ở Chương 2 để góp phần đổi mới PPDH đọc hiểu trong chƣơng trình Ngữ văn 11 nói riêng, mơn Ngữ văn ở trƣờng THPT nói chung.

CHƢƠNG 2

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 QUA DẠY HỌC TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

2.1. Xác định mục tiêu dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho học sinh lớp 11 theo định hƣớng phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 11 theo định hƣớng phát triển năng lực cảm thụ văn học

2.1.1. Định hướng chung

Dạy học truyện Việt Nam hiện đại theo định hƣớng phát triển năng lực CTVH góp phần đổi mới PPDH Ngữ văn nhằm khắc phục những hạn chế của cách dạy học truyền thống: HS thụ động lắng nghe, ghi chép và thuộc vẹt, chủ yếu tiếp nhận kiến thức một chiều. HS chƣa biết đọc văn bản theo đặc trƣng thể loại, đọc tác phẩm nào biết tác phẩm ấy; chƣa biết vận dụng những điều đã học vào đọc những tác phẩm mới, những tác phẩm không nằm trong chƣơng trình dù cùng thể loại, cùng tác giả; chƣa vận dụng đƣợc nhiều kiến thức đã đọc hiểu vào giải quyết các tình huống trong học tập và thực tế.

Dạy học đọc hiểu văn bản theo định hƣớng phát triển năng lực CTVH còn giúp HS phát huy khả năng đặc biệt của mình trong mơn Ngữ văn cũng nhƣ tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; khơi gợi hứng thú học tập cho ngƣời học, tạo môi trƣờng học tập sôi nổi, thoải mái, thân thiện; giúp HS khơng chỉ biết

mà cịn làm đƣợc nhiều hơn sau mỗi bài học. Đồng thời gợi ý cho GV tổ chức đa

dạng các hình thức dạy học; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phƣơng tiện dạy học đem lại hiệu quả cao cho công việc giảng dạy.

2.1.2. Mục tiêu

Xác định mục tiêu dạy truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho HS lớp 11 theo định hƣớng phát triển năng lực CTVH cho HS, chúng tôi dựa vào yêu cầu của CTGDPT môn Ngữ văn 2018 và bổ sung những yêu cầu của năng lực CTVH. Cụ thể là:

- Đọc diễn cảm đƣợc văn bản.

- Nhận biết và phân tích đƣợc một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học trong tác phẩm; phân tích đƣợc tính đa nghĩa của ngơn từ trong tác phẩm. Nhận biết

và phân tích đƣợc một số yếu tố của truyện nhƣ: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, ngƣời kể chuyện ngôi thứ 3, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời ngƣời kể chuyện, lời nhân vật,...

- Phân tích đƣợc các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét đƣợc những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. Phân tích và đánh giá đƣợc chủ đề, tƣ tƣởng, cảm hứng chủ đạo của ngƣời viết thể hiện qua văn bản; phát hiện đƣợc các giá trị văn hố, triết lí nhân sinh từ văn bản.

- Vận dụng đƣợc kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản. Phân tích đƣợc ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thƣởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

- Sử dụng đƣợc ngôn ngữ kết hợp với các phƣơng tiện phi ngôn ngữ khác để thể hiện cách hiểu về các tác phẩm và thể hiện ý tƣởng thẩm mĩ một cách sáng tạo, có chọn lọc, phù hợp với văn bản.

- Đọc thêm các tác phẩm khác của Nam Cao để phát triển năng lực đọc hiểu văn bản.

Chúng tôi dựa vào những yêu cầu trên để đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực CTVH cho HS qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại.

2.2. Các biện pháp phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại

Có rất nhiều cách làm để phát triển năng lực CTVH cho HS. Trong phạm vi của đề tài luận văn, chúng tôi chủ yếu tập trung vào một số biện pháp cơ bản sau:

2.2.1. Hướng dẫn học sinh nhận biết thể loại truyện, định hướng tiếp nhận

Mỗi thể loại văn học có những đặc trƣng cơ bản, riêng biệt. Chính vì vậy, để việc cảm thụ văn học thực sự đúng hƣớng và sâu sắc, khi dạy đọc hiểu văn bản, trƣớc hết GV phải hƣớng dẫn HS nhận biết thể loại, định hƣớng tiếp nhận cho các em. GV xác định rõ cho HS thấy truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 mà các em học trong chƣơng trình Ngữ văn 11 gồm truyện ngắn và tiểu thuyết, do vậy khi đọc hiểu các thể loại này HS cần bám sát theo đặc trƣng thể loại:

* Đặc trƣng cơ bản của tiểu thuyết

- Cốt truyện: có thể đơn tuyến hay đa tuyến, đan xen nhiều quãng thời gian; có thể giàu kịch tính hay thể hiện chất triết lí/ chất trữ tình. Đặc biệt cốt truyện có vai trò chủ đạo trong tác phẩm để phác họa tính cách nhân vật.

- Nhân vật: có thể đƣợc tƣớc bỏ các yếu tố lai lịch, ngoại hình, địa vị...; là con ngƣời nếm trải, chịu khổ đau, dằn vặt của đời; đƣợc miêu tả về nhiều phƣơng diện, chi tiết nhƣ con ngƣời thực ngoài đời.

- Hoàn cảnh: đƣợc khắc họa, phân tích rất chi tiết tạo khơng gian cho nhân vật hoạt động, làm phƣơng tiện bộc lộ tính cách, phân tích tâm lí, phân tích xã hội và tạo khơng khí chung cho tác phẩm.

- Kết cấu: tự do, linh hoạt trong mở đầu và kết thúc.

- Ngôn ngữ: phong phú, gần gũi với đời sống. Lời trần thuật mang tính chất đối thoại, có nhiều hình thức đa giọng, đa thanh nhƣ: lời thoại, lời mỉa mai, lời nửa trực tiếp.

* Đặc trƣng cơ bản của truyện ngắn

- Cốt truyện: có dung lƣợng nhỏ, thƣờng diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, phản ánh những sự kiện, mâu thuẫn trong đời sống xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của tác giả qua tƣởng tƣợng, hƣ cấu của nhà văn. Thông thƣờng các truyện ngắn đều có cốt truyện nhƣng có một số truyện ngắn khơng có cốt truyện.

- Tình huống truyện: là cái tình thế xảy ra truyện có vai trị tạo ra sự đặc sắc cho cốt truyện, chi phối các thành tố khác nhƣ nhân vật, không gian, thời gian của truyện.

- Nhân vật: có số lƣợng khơng nhiều và tính cách khơng q phức tạp. Mỗi nhân vật trong truyện ngắn có nét tính cách riêng đƣợc thể hiện qua các chi tiết về lai lịch, ngoại hình, ngơn ngữ, hành động, nội tâm....

- Kết cấu: có thể đƣợc sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc theo sự kiện nhƣng thƣờng đƣợc chú ý xây dựng phần mở đầu và kết truyện.

- Ngơn ngữ: cơ đọng, chính xác, mang phong cách riêng của mỗi nhà văn. Theo khuynh hƣớng nghệ thuật, truyện Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đƣợc chia thành hai loại: truyện hiện thực và truyện lãng mạn.

Đặc điểm cơ bản của truyện hiện thực là miêu tả, phán ánh chân thực hiện thực đời sống; chú ý mối quan hệ giữa con ngƣời và hồn cảnh, xây dựng tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình; ngơn ngữ trong sáng, giản dị, gần gũi với đời sống...Do đó, đọc các tác phẩm thuộc thể loại này, HS phải chú ý tới chi tiết, sự việc, cốt truyện, tình huống truyện, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện...

Đặc điểm cơ bản của truyện lãng mạn là tác phẩm phát triển men theo tâm lí nhân vật; khắc họa nhân vật chủ yếu qua miêu tả nội tâm nhân vật; ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, có khả năng diễn tả chính xác, tinh tế ý nghĩ, cảm xúc của con ngƣời; mƣợn ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng nhân vật...Vì thế, đọc các tác phẩm thuộc thể loại này, bên cạnh việc tìm hiểu khơng gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ, HS phải quan tâm tới việc diễn tả các trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện việt nam hiện đại (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)