Khái quát tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện việt nam hiện đại (Trang 74 - 118)

Bài tập 2: Nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù đƣợc

nhà văn Nguyễn Tuân khắc họa nhƣ thế nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này?

Bài tập 3: Trong truyện Chữ người tử tù, việc Nguyễn Tuân thể hiện thái độ

khinh bạc của Huấn Cao trong những ngày ở tù có ý nghĩa gì?

Bài tập 4: Thông qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn muốn gửi gắm những thơng

điệp gì?

Bài tập 5: Tâm trạng của Liên đƣợc Thạch Lam diễn tả qua những thời điểm nào?

Làm rõ tâm trạng của nhân vật này trƣớc khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện ở từng thời điểm? Qua đó, em nhận thấy Liên là ngƣời thế nào?

Bài tập 6: Em hãy đọc diễn cảm đoạn văn Thạch Lam miêu tả cảnh chị em

Lời nói Lai lịch

Tâm trạng Nhân vật Ngoại hình

Cử chỉ Hành động

Liên đợi tàu. Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của Liên. Miêu tả nhƣ thế, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật?

Bài tập 7: Nghệ thuật xây dựng nhân vật Liên (trong truyện Hai đứa trẻ-

Thạch Lam) và Chí Phèo (trong truyện Chí Phèo - Nam Cao) có gì giống và khác

nhau? Phân tích những điểm giống và khác nhau đó, từ đó chỉ ra dụng ý nghệ thuật của tác giả khi miêu tả, khắc họa các nhân vật.

Bài tập 8: Trong các nhân vật mà em đã tìm hiểu ở truyện Việt Nam hiện đại

giai đoạn 1930-1945, em ấn tƣợng với nhân vật nào nhất? Vì sao?

f) Phân tích, cắt nghĩa và khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật đặc sắc

“Chi tiết nghệ thuật là các tiểu tiết mang sức chứa lớn về cảm xúc và tƣ tƣởng.... Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tƣ tƣởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con ngƣời, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định”[38,tr.59]. Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò là vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện phát triển hợp lý, góp phần thể hiện hình tƣợng nhân vật, thể hiện quan niệm nghệ thuật cũng nhƣ quan niệm nhân sinh của nhà văn nên đọc hiểu văn bản truyện không thể không quan tâm đến chi tiết.

Dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945, GV có thể hƣớng dẫn HS phân tích, cắt nghĩa và khái qt hóa nhân vật khi qua một số câu hỏi, bài tập sau:

Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ cịn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián....Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dịng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh””..[7, tr.114]

(Trích Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).

Câu 1. Qua các chi tiết: “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián; ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu

rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ; một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ; viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm;cái thầy thơ lại gầy gị, thì run run bưng chậu mực”, em có nhận xét nhƣ thế nào về khung cảnh cho chữ?

Câu 2. Em cảm nhận nhƣ thế nào về chi tiết “ba người nhìn bức châm rồi lại

nhìn nhau”.

Câu 3. Câu nói của quản ngục ở kết thúc tác phẩm “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” thể hiện điều gì?

Câu 4. Hãy lí giải tại sao Nguyễn Tuân lại gọi cảnh cho chữ là “một cảnh

tượng xưa nay chưa từng có”?

Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“(1)Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú-dích, và vịng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, lại có cậu tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ. (2)Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!”[7,

tr.126]

(Trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).

Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong câu (1). Câu 2. Câu văn Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm

trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu khơng gật gù cái đầu...! có ý

nghĩa gì ?

Bài tập 3: Các chi tiết ơng Phán cứ oặt người đi khóc mãi khơng thơi “Hứt! Hứt! Hứt!”và dúi vào tay Xn Tóc Đỏ “một cái giấy bạc năm đồng gấp tư”có giá

trị nhƣ thế nào?

A. Là các chi tiết gây cƣời giải trí.

B. Biểu hiện sự giả dối trong tình cảm và sự tính tốn tiền bạc trong lí trí của những kẻ trong gia đình ngƣời chết.

ơng Phán.

D. Thể hiện sự ghẻ lạnh của tình ngƣời.

Bài tập 4: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Tỉnh ra, chao ôi, buồn! .... Những thằng điên và những thằng say rượu không

bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm.” [7, tr.153]

(Trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).

Câu 1. Chi tiết Hắn ơm mặt khóc rưng rức thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của

Chí ? Vì sao hắn lại có tâm trạng đó ?

Câu 2. Câu nói lảm nhảm của Chí Phèo “Tao phải đâm chết nó! Tao phải đâm

chết nó!” có ý nghĩa gì ? Hãy dự đốn việc Chí Phèo sẽ làm sau đó?

Câu 3. Chi tiết hắn quên rẽ vào nhà Thị Nở có phải do hắn say rƣợu khơng?

Vì sao?

Bài tập 5: “Liên ngồi lặng yên bên mấy quả thuốc sơn đen; đơi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên khơng hiểu sao, nhưng chị thấy lịng buồn man mác trước cái giờ khắc của

ngày tàn”[7, tr.95]. Đọc những chi tiết này em hình dung điều gì về Liên? Em dự

đoán nhà văn sẽ khắc họa nhân vật này chủ yếu bằng bút pháp nghệ thuật nào?

g) Phân tích, cắt nghĩa và khái qt hóa tư tưởng của tác phẩm

Tƣ tƣởng của tác phẩm là sự “nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học, cũng nhƣ những vấn đề nhân sinh đặt ra trong đó”[16, tr.325]. Có thể coi tƣ tƣởng là linh hồn, là hạt nhân của tác phẩm, kết tinh những cảm nhận, suy nghĩ của nhà văn về cuộc đời, có tác dụng chỉ đạo đối với toàn bộ tác phẩm. Tƣ tƣởng quy định phạm vi của đề tài, tạo ra ý nghĩa của chủ đề, chi phối sự hoạt động và mối liên hệ giữa các nhân vật, dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, lựa chọn hình thức kết cấu, ngơn ngữ, loại thể và các biện pháp thể hiện sao cho thật phù hợp với nó. Nhƣ vậy, việc phân tích, cắt nghĩa và khái quát hóa tƣ tƣởng của tác phẩm chính là giúp ngƣời học hiểu rõ về nội dung và hình thức của tác phẩm.

tƣởng của tác phẩm khi dạy truyện Việt Nam hiện đại lớp 11 qua các câu hỏi, bài tập sẽ sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập. Ví dụ:

Bài tập 1: Truyện Chí Phèo của Nam Cao đƣợc viết vào thời điểm nào?

Truyện phản ánh hiện thực đời sống của nƣớc ta ở giai đoạn nào? Tác giả phản ánh đời sống có chân thực khơng?

Bài tập 2: So sánh với tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em hãy chỉ ra nét

mới mẻ về tƣ tƣởng của nhà văn Nam Cao khi phản ánh về số phận của ngƣời nông dân trƣớc cách mạng tháng Tám trong truyện ngắn Chí Phèo.

Bài tập 3: Có ngƣời cho rằng, truyện Hai đứa trẻ, đã thể hiện rõ nét tƣ tƣởng

nhân đạo của nhà văn Thạch Lam. Hãy chỉ ra những biểu hiện của tƣ tƣởng nhân đạo đó và nhận xét về tấm lòng của nhà văn đối với các nhân vật.

Bài tập 4: Vì sao nói truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thể hiện cảm

hứng yêu nƣớc?

Bài tập 5: Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, nhà văn Vũ Trọng

Phụng đã lên án, phê phán đối tƣợng nào?

A. Lũ con cháu bất hiếu, mất tính ngƣời trong gia đình cụ cố Hồng. B. Lối sống chạy theo thời của giới thƣợng lƣu ngày trƣớc.

C. Bản chất giả dối của xã hội thƣợng lƣu ngày trƣớc.

D. Những kẻ bất tài nhƣng biết lợi dụng cơ hội đã trèo lên đƣợc đỉnh cao của vinh quang.

2.2.5. Hướng dẫn học sinh tự bộc lộ cảm xúc, nhận thức và đánh giá về truyện

Ngôn ngữ nghệ thuật đƣợc sử dụng làm chất liệu tạo nên tác phẩm văn học không chỉ có chức năng thơng tin mà cịn thực hiện chức năng thẩm mĩ – biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dƣỡng cảm xúc thẩm mĩ ở ngƣời đọc. Mong muốn lớn nhất của nhà văn khi sử dụng ngôn từ để sáng tác là truyền đƣợc tình cảm, cảm xúc của mình đến độc giả. Vì vậy đứng trƣớc một TPVH, ngƣời đọc không buồn, vui, yêu, ghét, giận hờn, lo lắng hay hồi hộp... trƣớc con ngƣời, cuộc sống hay vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản thì việc đọc văn bản coi nhƣ chƣa đạt hiệu quả. Nói cách khác, tìm hiểu tác phẩm, bạn đọc nhất thiết phải bộc lộ đƣợc những cung bậc cảm xúc trong lịng mình. Đó là tiền đề, dấu hiệu, nội dung và hiệu quả của CTVH.

Văn học có khả năng kì diệu là thức tỉnh lƣơng tâm mỗi con ngƣời. Qua cuộc đối thoại ngầm giữa nhà văn và bạn đọc, văn học lay động tâm hồn mỗi ngƣời, hƣớng ngƣời ta đến những tình cảm thẩm mĩ. Vì vậy, đọc TPVH khơng chỉ dừng ở việc biết cốt truyện, cảnh đời trong tác phẩm mà ngƣời đọc phải cảm đƣợc nỗi đau, niềm vui của con ngƣời, của cuộc đời. Từ đó, sẽ đƣa đến một sự thanh lọc, sự tự nhận thức, tự thức tỉnh bên trong mỗi con ngƣời. Đó cũng là yêu cầu cần có của đọc văn và là năng lực đặc thù của cảm thụ văn học.

Việc đánh giá tác phẩm thể hiện ở sự nhìn nhận, phát hiện giá trị của tác phẩm ở tầm khái qt vĩ mơ trong nhiều quan hệ. Để có khả năng đánh giá ngƣời đọc phải có những hiểu biết ngồi tác phẩm, phải đặt tác phẩm trong nhiều quan hệ so sánh, đối chiếu với thời đại, với các sáng tác khác.... Trên cơ sở đó độc giả có thể đƣa ra đƣợc những nhận xét khách quan, có giá trị về vai trị, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn cũng nhƣ trong tiến trình lịch sử văn học. Khi HS biết đánh giá cũng là lúc các em tự nâng tầm hiểu biết của bản thân cao hơn, rộng hơn và cách nhìn về tác phẩm cũng sâu sắc hơn.

Vì vậy, muốn phát triển năng lực CTVH của HS khi dạy đọc truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945, GV nên hƣớng dẫn HS tự bộc lộ cảm xúc, nhận thức và đánh giá chi tiết, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện...qua hệ thống các câu hỏi/ bài tập. Cụ thể là:

Bài tập 1: Tìm các chi tiết miêu tả cảnh phố huyện lúc chiều tàn (cảnh vật và

con ngƣời) trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Nếu đứng trƣớc khung cảnh đó, cảm xúc của em là gì? Em hiểu đƣợc điều gì về cuộc sống của con ngƣời nơi đây và có thái độ nhƣ thế nào với những cảnh ngộ tƣơng tự mà em gặp ngoài đời? So sánh với những tác phẩm cùng viết về cuộc sống của con ngƣời Việt Nam trƣớc cách mạng mà em biết, em thấy nét mới mẻ trong ngòi bút nhân đạo của Thạch Lam là gì?

Bài tập 2: Tìm hiểu hình tƣợng Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao), trong em

có cảm xúc nhƣ thế nào? Từ cuộc đời của nhân vật đem đến cho em bài học gì đáng quý? Theo em, giá trị của tác phẩm đƣợc khẳng định trên những phƣơng diện nào?

phẩm Chí Phèo của Nam Cao gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ ứng xử của mọi

ngƣời đối với kẻ lầm đƣờng lạc lối? Nếu ở ngoài đời, gặp một ngƣời vừa ở tù ra, em có ứng xử với họ nhƣ dân làng Vũ Đại từng xa lánh, ghẻ lạnh Chí Phèo khơng?

Bài tập 4: Vì sao nói Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, ln say

mê vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ? Qua truyện Chữ người tử tù, em hãy làm sáng tỏ điều đó.

Bài tập 5: Em ấn tƣợng nhất với bút pháp nghệ thuật nào đƣợc Vũ Trọng Phụng

sử dụng trong đoạn trích Hạnh Phúc của một tang gia (giọng điệu, miêu tả nhân vật, lựa chọn chi tiết, xây dựng tình huống, phân tích tâm lí nhân vật...)? Vì sao?

2.2.6. Hướng dẫn học sinh bình về truyện

Dù việc đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo dục hiện nay địi hỏi phải đổi mới PPDH (trong đó có PPDH Ngữ văn) nhƣng để phát triển năng lực CTVH của HS thì trong quá trình hƣớng dẫn HS đọc hiểu văn bản, GV vẫn rất cần phải sử dụng phƣơng pháp truyền thống – phƣơng pháp giảng bình. Đó là con đƣờng tạo nên sự kết nối giữa ngƣời học và tác phẩm, khơi gợi sự cảm hiểu của các em về văn bản mà vẫn giữ đƣợc đặc thù của bộ môn.

GV có thể làm mẫu cho HS về cách bình trong quá trình đọc hiểu tác phẩm, chẳng hạn nhƣ:

Hƣớng dẫn HS đọc hiểu truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam, GV có thể giảng bình về cảm nhận của Liên khi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện: “Chuyến tàu đêm nay không đông nhƣ mọi khi, thƣa vắng ngƣời và hình nhƣ kém sáng hơn” tuy có gợi buồn và cảm giác hụt hẫng, thất vọng nhƣng không dập tắt đƣợc niềm khao khát. Từ con tàu Liên nghĩ đến “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Không phải tàu về Hà Nội mà là tàu từ “Hà Nội về”- chuyến tàu nhƣ mang theo cả hình ảnh của Hà Nội rực rỡ ánh sáng, giàu có, đủ đầy mà có thời gia đình Liên từng sống hạnh phúc. Đó là sự hồi tƣởng về kí ức đẹp đẽ để mà khát khao cuộc sống tƣơi sáng, đủ đầy, tốt đẹp khác hẳn với phố huyện tăm tối trong hiện tại. Đó cũng là khát vọng đổi đời vô cùng tha thiết và cao đẹp của Liên.

Hƣớng dẫn HS đọc hiểu truyện Chí Phèo của Nam Cao, GV có thể giảng

bình về chi tiết tiếng chửi của Chí ở phần đầu của tác phẩm nhƣ sau: Mở đầu truyện, Nam Cao để cho Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha

đứa nào không chửi nhau với hắn và chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Chí chửi vì hắn cần giao tiếp với ngƣời đời. Lạ ở chỗ Chí chửi nhƣng khơng có ngƣời nghe chửi. Phạm vi tiếng chửi thu hẹp dần cho thấy tâm trạng bất mãn đến liều lĩnh của con ngƣời ít nhiều ý thức đƣợc mình đã bị xã hội tàn bạo khai trừ ra khỏi thế giới loài ngƣời. Bảy tám năm đi tù đủ làm cho anh canh điền hiền lành trong nhà Bá Kiến hiểu ra: xƣa kia mình là con cừu non trƣớc bầy hổ báo, bây giờ muốn sống chí ít cũng phải có cái hung hăng của con sói đói. Y phải liều lĩnh và hung bạo. Đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện việt nam hiện đại (Trang 74 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)