Đối với nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam (Trang 51 - 57)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.2.Đối với nuôi trồng thủy sản

2.2. Giải pháp để phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam

2.2.2.2.Đối với nuôi trồng thủy sản

- Cần tận dụng tối đa diện tích mặt nước để ni trồng thủy sản. Ngồi diện tích bãi triều, đầm phá, ruộng trũng thì diện tích ở các sơng suối, ao hồ nhỏ và các hồ chứa nước cũng là những vùng có thể dùng để nuôi trồng thủy sản.

- Cần phải đa dạng hóa các đối tượng ni trồng. Như vậy khơng những

phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng miền mà còn giảm thiểu rủi ro trong q trình sản xuất.

Trong đó, chú ý đến việc ni trồng thủy sản trên các hồ chứa với các đối tượng nuôi chủ yếu như: cá tra, cá ba sa, bống tượng, rô phi, chép lai, trôi, mè, trắm,... Nuôi thủy sản ao hồ nhỏ với các đối tượng nuôi chủ yếu là chép lai, rô phi, cá tra, trắm cỏ, cá trôi, bống tượng, tai tượng, mè vinh, cá trê, cá quả, sặc rằn, cá mè, lươn, ếch… Nuôi thủy sản ruộng trũng với các loại cá chép, rô phi, cá trê, cá lóc…

Chú ý phát triển các lồi đặc sản có giá trị kinh tế cao, như: ba ba, trai ngọc, bào ngư,…

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Trong bất cứ ngành sản xuất vật chất nào, nguồn nhân lực cũng đóng một vai trị quan trọng. Muốn phát triển ni trồng thuỷ sản có hiệu quả địi hỏi phải có một nguồn nhân lực gồm các cán bộ khoa học có trình độ cao và đội ngũ kỹ thuật viên thực hành giỏi làm nòng cốt hướng dẫn cách thức nuôi trồng thuỷ sản tới các hộ nông dân.

Mặt khác cần phải nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nuôi trồng thuỷ sản thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn tại đơn vị, giúp họ có thể hiểu được cơ bản kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời phải thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, phục vụ cho nhu cầu học tập của dân cư, giúp họ tiếp thu những tiến bộ khoa học và công nghệ đang từng ngày thay đổi, để có thể ứng dụng nó vào hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của mình. Từ đó giúp những người ni trồng thuỷ sản tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cần có các hình thức tun truyền hợp lý đến cộng đồng về những tác hại đến môi trường từ những hoạt động nuôi trồng thủy sản, đồng thời nâng cao hiểu biết về sự tác động ngược lại của môi trường đối với nuôi trồng thuỷ sản.

Nâng cao kiến thức của cộng đồng về tiềm năng và giới hạn của các nguồn lợi tự nhiên, về sự phong phú của đối tượng nuôi cũng như nguồn lợi thuỷ sản. Tất cả những nguồn lợi đó nếu bị khai thác quá mức ắt sẽ cạn kiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành. Cần phải hình thành ý thức cho người dân trong việc sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản.

Bổ sung thêm các chuyên gia cho các trung tâm nhằm nghiên cứu ra những loại gen, các loại thuốc phịng bệnh,... để phục vụ ni trồng thuỷ sản phát triển lâu dài.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng, tạo ra sự học hỏi có hiệu quả từ 2 phía (cộng đồng những người khai thác, sử dụng các nguồn lợi tự nhiên và các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định), đồng thời cũng tạo được niềm tin và sự hiểu biết cho cộng đồng, giúp họ có nhiều khả năng hơn để có thể tự tạo ra và sử dụng kiến thức của mình một cách hiệu quả.

- Giải pháp về khoa học, công nghệ

Tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất giống sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt… Tập trung các giải pháp công nghệ để tiến tới sản xuất nhân tạo tôm bố mẹ tôm sú tạo nguồn tôm bố mẹ để chủ động trong sản xuất tơm giống; cơng nghệ sản xuất giống sạch bệnh, có sức đề kháng cao, cung cấp cho nhu cầu nuôi thương phẩm; cơng nghệ sản xuất

giống có chất lượng cao, cơng nghệ tạo tơm càng xanh tồn đực, cơng nghệ tạo rơ phi đơn tính đực bằng lai khác lồi. Nghiên cứu hồn thiện những mơ hình ni đối tượng mới, mơ hình ni an tồn, sạch bệnh, loại bỏ được dư lượng hố chất kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản xuất thuỷ sản, từ đó xây dựng công nghệ tiên tiến cho ni trồng thuỷ sản mang tính sản xuất hàng hố một số đối tượng chủ lực như hiện nay.

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm kiểm sốt và phịng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, phát triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán và xử lý kịp thời bệnh nguy hiểm ở động vật thuỷ sản.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải vào môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nuôi. Nghiên cứu, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chế phục vụ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, đổi mới trang thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản sau chế biến.

- Giải pháp về thị trường

Nghiên cứu xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường cho doanh nghiệp và người sản xuất. Cung cấp đầy đủ những thông tin cập nhật về thị trường thủy sản thế giới trên các mặt: giá cả, cân đối cung cầu, xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường và những yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu.

Xây dựng và thực hiện các chiến lược xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho các nhóm sản phẩm chủ lực, trước mắt là tôm, cá tra, cá ba sa, cá rô phi…

Từng bước nghiên cứu và tiến hành xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm thủy sản của vùng tại nước ngoài để tăng cường đầu ra ổn định cho sản phẩm, giảm bớt trung gian và chủ động điều phối hàng hóa tại các thị trường lớn. Xây dựng mối quan hệ kinh doanh hợp tác và liên kết với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức dịch vụ thực phẩm lớn ở nước ngồi.

Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật quốc tế, đồng thời phối hợp với các Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao để chủ động giải quyết ổn thỏa những vấn đề kiện cáo về bán phá giá, thuế trợ cấp… đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người nuôi trồng.

- Các giải pháp về vốn

Xây dựng và quảng bá danh mục các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng kế hoạch thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước cho ni trồng thuỷ sản. Thực hiện xúc tiến đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đề xuất các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong dân, ngoài nước và các nguồn tài trợ khác của tư nhân và các tổ chức phi chính phủ để đầu tư phát triển ni trồng thuỷ sản.

Phối hợp quản lý giữa các bộ, ngành trung ương và giữa trung ương với địa phương nhằm khai thác, huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), của dân, của các doanh nghiệp… vào đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản đúng các mục tiêu đặt ra. Đặc biệt phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn có giải pháp đầu tư thuỷ lợi cho ni trồng thuỷ sản.

Thực hiện tốt các chính sách và tăng cường cơng tác quản lý đầu tư xây dựng. Thực hiện tốt Luật đầu tư và các Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cơng trình thực hiện đầu tư xây dụng cơ bản, bàn giao, thanh quyết tốn kịp thời khi cơng trình xây dựng hồn thành. Chống tham ơ, lãng phí và thực hành tiết kiệm trong đầu tư cơ bản.

Cần giao quyền chủ động điều phối các chương trình theo Bộ Thuỷ sản. Từ tổng nguồn vốn được cân đối, Bộ Thuỷ sản sẽ phối hợp với chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương phân bổ và thông báo trực tiếp cho các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành tham gia Chương trình phát triển ni trồng thuỷ sản và giống thuỷ sản. Kế hoạch phân bổ hàng năm sẽ được tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

- Các giải pháp khác

Ưu tiên đầu tư cho ngành thủy sản. Đầu tư vốn để nâng cấp công suất tàu thuyền đánh bắt ngoài khơi. Đầu tư để mở rộng các vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng nuôi trồng thủy sản chất lượng cao. Đầu tư để xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản.

Có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc nuôi trồng thủy sản, nhất là thủy sản sạch để khẳng định chất lượng thủy sản Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có những biện pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản ra nhiều nước trên thế giới hơn nữa để sản phẩm thủy sản Việt Nam có mặt nhiều hơn trên thị trường thế giới.

KẾT LUẬN

Ngành thủy sản của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và có đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế. Ngành không những cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho nhân dân mà còn giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lực lượng lớn người lao động.

Nước ta có nhiều tiềm năng về mặt tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội để phát triển ngành thủy sản. Vị trí nước ta tiếp giáp biển Đơng rộng lớn với đường bờ biển dài 3.260km, làm cho 28 tỉnh đều giáp biển. Ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm, phá. Vùng biển Việt Nam ở biển Đơng có diện tích lớn trên 1 triệu km2, nguồn lợi hải sản biển giàu có và phong phú. Vùng biển nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùanên biển ấm quanh năm, biển khơng đóng băng. Đây là những tiềm năng lớn để ngành thủy sản nước ta phát triển. Ngư dân vùng biển có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất thủy sản. Ngành thủy sản cũng luôn nhận được sự quan tâm đầu tư vốn và khoa học công nghệ và cơ sở vật chất của Nhà nước và các doanh nghiệp. Thị trường trong nước rộng lớn và những bạn hàng tin cậy trên thế giới là điều kiện thuận lợi để ngành thủy sản nước ta phát triển hiệu quả và bền vững hơn.

Ngành thủy sản Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trên cả lĩnh vực khai thác và nuôi trồng. Sản lượng và năng suất thủy sản liên tục tăng qua các năm và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 20 %/năm. Hoạt động đánh bắt xa bờ ngày càng được chú trọng tập trung ở các ngư trường và các vịnh. Hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng được ưu tiên trên các vùng trong cả nước. Mỗi vùng của Việt Nam đều có những thế mạnh riêng để phát triển nuôi trồng thủy sản. So với các vùng khác, ĐBSCL là vùng có nhiều tiềm năng nhất để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Đây là vùng có sản lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng dẫn đầu cả nước. Vùng ĐBSH và ĐNB là hai vùng cũng có nhiều thế mạnh để phát triển thủy sản. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của hai vùng này đứng sau ĐBSCL, xếp vị trí thứ hai và thứ ba của cả nước. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là 2 vùng có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng nên đều thuận lợi cho phát triển thủy sản. Trung du và Miền núi Bắc Bộ khơng có nhiều diện tích để hoạt động khai thác và nuôi trồng phát triển. Nhưng, vùng này đã và đang mở rộng diện tích để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trên các hồ, đập, sông, suối…

Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình phát triển ngành thủy sản cũng gặp khơng ít khó khăn. Thiên tai thất thường, nguồn lợi thủy sản suy giảm, tàu thuyền ngư cụ lạc hậu, thiếu vốn và những đòi hỏi khắt khe của thị trường… là những khó khăn khơng nhỏ đối với ngành.

Để ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cần phải có những giải pháp về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ..., đặc biệt là các giải pháp ổn định thị trường. Cần phải thực hiện đồng thời các giải pháp đó để ngành thủy sản Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Chính (2008), Tổng quan nguồn lợi thủy sản Việt Nam, chiến lược và chính sách phát triển thủy sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản

lý Kinh tế Trung Ương, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Thu Hương (2008), Sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Trường Đại học Đà Nẵng.

3. Nguyễn Quang Linh (2011), Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản,

NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Lê Thơng (chủ biên), (2011), Địa lý Kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Lê Thông (chủ biên), (2012), Địa lý nông - lâm - thủy sản Việt Nam,

NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Nguyễn Việt Thắng (2005), Bách khoa thủy sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Viện kinh tế quy hoạch thủy sản, Báo cáo tóm tắt “Quy hoạch tổng thể

phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030”, tháng

7 năm 2012, Hà Nội. 8. Các trang web: http://www.gso.gov.vn http://thuysanvietnam.com.vn http://www.fistenet.gov.vn http://thuysanvietnam.com.vn http://vasep.com.vn …

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam (Trang 51 - 57)