Thị trường thế giới

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

6. Cấu trúc của đề tài

1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

1.3.5.2. Thị trường thế giới

Việt Nam đứng thứ 10 trên thế giới về xuất khẩu (XK) thủy sản và được coi là nước có tốc độ tăng trưởng XK thủy sản nhanh nhất. XK thủy sản thời kỳ 1992 – 2003 có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9,97 %/năm, đến năm 2001 – 2005 là 10,5%. Năm 2009, giá trị XK thủy sản của Việt Nam đạt gần 4,3 tỷ USD, năm 2011 đạt 6 tỷ USD. Về giá trị kim ngạch XK các mặt hàng thủy sản đứng hàng thứ ba, sau dầu thô và hàng dệt may, chiếm 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chất lượng các mặt hàng không ngừng được nâng lên và ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới.

Hiện nay, hàng thủy sản XK của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nước và khu vực. Cơ cấu thị trường XK thủy sản thay đổi rõ nét kể từ năm 2000 đến nay. Hoa Kỳ và Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ thủy sản hàng đầu của Việt Nam, tiếp đó là thị trường EU. Các thị trường Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc có vị trí khá ổn định. Đồng thời đã hình thành thế chủ động cân đối về thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững. Cụ thể, năm 2012 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trường, trong đó 10 thị trường NK thủy sản của Việt Nam lớn nhất là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, Australia, Canada, Mexico, Nga, chiếm khoảng 85% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam.

Hoa Kỳ là thị trường rộng lớn và đa dạng. Dân số Hoa Kỳ đông thứ 3 thế giới và thu nhập bình quân đầu người rất cao (47.400 USD – năm 2012). Người dân Hoa Kỳ có thói quen ăn uống và tiêu xài phóng khống, nhu cầu chất lượng bữa ăn của họ rất cao, đặc biệt là các sản phẩm giàu đạm từ cá, tôm. Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam như cá tra, cá ba sa phi lê đông lạnh rất được người dân Hoa Kỳ ưa chuộng.

Trong khi thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm XK của Việt Nam chưa được tháo gỡ thì Hoa Kỳ cáo buộc tơm Việt Nam được Chính phủ trợ giá nên lợi thế về giá khi vào thị trường này. Các doanh nghiệp tôm của Hoa Kỳ lại yêu cầu áp thuế trợ cấp đối với mặt hàng thủy sản XK Việt Nam. Đây là một trở ngại lớn đối với XK tôm Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm 2013, sự việc này mới được giải quyết thỏa đáng cho các doanh nghiệp tơm Việt Nam.

EU có 27 thành viên và dân số trên 500 triệu người. Bình quân thu nhập trên đầu người của các nước EU khá cao so với thế giới. Người dân các nước EU thích dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức

khỏe, do tính ưu việt của sản phẩm này là ngon, bổ dưỡng. Hàng năm, nhu cầu sản phẩm thủy sản của EU đạt mức 26,3 kg/người.

Việt Nam đang là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á chuẩn bị được tham gia mạng lưới thông tin điện tử quản lý xuất nhập khẩu thủy sản vào Châu Âu. Vì vậy, bên cạnh việc được giám sát chặt chẽ hơn hệ thống thông tin hiện đại của thị trường Châu Âu thì việc nghiên cứu thị trường NK thủy sản EU cũng sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều triển vọng và cơ hội phát triển tại thị trường này.

Tuy nhiên, EU cũng là thị trường có yêu cầu cao nhất về sản phẩm thủy sản NK với các quy định rất khắt khe. Muốn NK vào thị trường EU thì các mặt hàng thủy sản Việt Nam phải vượt qua được “rào cản kỹ thuật” của thị trường này. Rào cản kỹ thuật được cụ thể hóa ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an tồn cho người sử dụng, bảo vệ mơi trường và tiêu chuẩn về lao động. Trong khi các cảng cá và các nhà máy chế biến thủy sản Việt Nam chưa thật sự hiện đại và đồng bộ thì đây là một khó khăn lớn.

Thị trường Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn và lâu đời của ngành thủy sản Việt Nam, chủ yếu là các mặt hàng cá ngừ, cá hồng, mực ống.

Tuy có nguồn tài nguyên biển dồi dào và ngành thủy sản phát triển mạnh, song hàng năm lượng sản phẩm khai thác và chế biến của ngành vẫn không đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường nội địa. Do đặc điểm tập quán ăn uống đòi hỏi phải bổ sung nhiều đạm, đặc biệt là các món ăn được chế biến từ thủy sản, nhu cầu mặt hàng này rất đa dạng. Trong số các mặt hàng được ưa chuộng tại Nhật Bản, chiếm phần lớn là những sản phẩm tôm, cua, ghẹ, ba ba… tươi sống hay đóng hộp. Đây thực sự là ưu thế của Việt Nam vì đây là những mặt hàng có lợi thế về khai thác và chế biến ở nước ta.

Người tiêu dùng Nhật Bản đặt độ tươi của sản phẩm thủy sản lên hàng đầu và rất quan tâm đến chất lượng hàng thủy sản tiêu thụ, đặc biệt là vấn đề tạp chất, dư lượng hóa chất cấm, chất kháng sinh. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản.

Hàng năm, Việt Nam XK sang Nhật Bản một lượng thủy sản trị giá trên 400 triệu USD và kim ngạch này có khả năng tăng nhanh trong thời gian tới.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), bất chấp khó khăn, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam trong năm 2012 vẫn đạt hơn 6,13 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường quan trọng nhất khi chiếm đến 19,4% tổng kim ngạch.

Như vậy, thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng cũng còn nhiều thách thức. Trong những thách thức đó, chủ yếu là các rào cản kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao. Bởi vậy, các doanh nghiệp thủy sản phải không ngừng đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Tóm lại, đất nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản cả về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên con đường phát triển của ngành còn gặp rất nhiều hạn chế do các điều kiện trên mang lại. Sự suy giảm tài nguyên thủy hải sản, thiên tai bất thường, thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực… là những khó khăn khơng nhỏ.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam (Trang 26 - 29)