Hoạt động khai thác thủy sản phân theo vùng

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam (Trang 32 - 38)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1. Thực trạng

2.1.1.2. Hoạt động khai thác thủy sản phân theo vùng

Việc đánh bắt hải sản hiện nay tập trung ở các ngư trường thuộc vùng biển vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

* Vịnh Bắc Bộ

Đây là vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú và thuận lợi cho việc đánh bắt. Độ sâu trung bình là 50m, tập trung rất nhiều đảo trong đó có Cát Bà và Bạch Long Vĩ với tư cách như hai trung tâm khai thác chính.

Tiềm năng của vịnh Bắc Bộ khá lớn, cho phép hàng năm có thể khai thác 325 nghìn tấn (49,2% cá nổi và 50,8% cá đáy), chiếm 24,9% trữ lượng có khả năng đánh bắt của toàn quốc. Sản lượng thủy sản khai thác trong vùng có xu hướng giảm nhưng sản lượng của nó vẫn liên tục tăng qua các năm. Năm 2011, sản lượng thủy sản khai thác của vùng đạt 204,253 nghìn tấn (chiếm 8,1% sản lượng tồn quốc). Các tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn là Hải Phịng, Thái Bình và Nam Định.

Phương tiện khai thác ở đây chủ yếu là các loại tàu thuyền công suất nhỏ của các hộ ngư dân. Ước tính có khoảng 1.020 tàu đánh bắt xa bờ (4,5% tàu thuyền loại này của cả nước) với công suất 111,7 nghìn CV (3,3% của tồn quốc). Cơng suất trung bình của một tàu thuyền chỉ khoảng 11 CV, trong khi đó của cả nước là 15 CV.

Việc đánh bắt chủ yếu bằng các phương tiện nói trên làm cho nguồn hải sản ven bờ bị suy giảm nhanh chóng. Nhiều dấu hiệu cho thấy nguồn lợi này đang bị khai thác quá mức. Vấn đề cấp thiết là cần phải vươn ra khơi, nhưng lại gặp khó khăn ở chỗ vốn đầu tư đóng tàu cơng suất lớn vượt q khả năng của các hộ ngư dân.

Hiện nay các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đang đẩy mạnh đầu tư để phát triển thủy sản khai thác như xây dựng các cảng cá, thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ, phát triển công nghiệp chế biến… Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thủy sản của vùng trong tương lai.

* Vùng biển Trung Bộ

Vùng biển Trung Bộ có thềm lục địa hẹp nên hầu như việc khai thác hải sản tập trung ở ven bờ. So với các vùng biển khác, tiềm năng ở đây hạn chế hơn. Khả năng hàng năm có thể khai thác khoảng 1 triệu tấn (83,3% cá nổi và 16,7% cá đáy), chiếm 18,4% trữ lượng cả nước. Sản lượng đánh bắt thực tế đạt 83% khả năng cho phép (trên 83 vạn tấn).

Đánh bắt thủy sản vốn là nghề truyền thống của các ngư dân ven biển trong vùng. Mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu thủy sản tồn vùng có xu hướng giảm đi, nhưng sản lượng của nó trong những năm qua không ngừng tăng lên. Năm 2011 đạt 972.611 tấn (chiếm 38,9% sản lượng thủy sản khai thác của cả nước), trong đó khai thác cá biển chiến trên 65%.

Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản khai thác các tỉnh Duyên hải miền Trung, giai đoạn 2000 – 2011

(Đơn vị: tấn) Năm 2000 2005 2011 Toàn vùng 579670 757142 972611 Thanh Hóa 36520 54401 77345 Nghệ An 30294 44503 66533 Hà Tĩnh 20924 20119 27404 Quảng Bình 18498 26152 41190 Quảng Trị 11999 14871 17158

Thừa Thiên Huế 18529 22164 32443

Th.ph Đà Nẵng 27331 40019 33777 Quảng Nam 37050 48015 57663 Quảng Ngãi 64221 87408 113311 Bình Định 75406 107196 152109 Phú Yên 27710 35432 45279 Khánh Hòa 54087 63121 75178 Ninh Thuận 28650 44800 56076 Bình Thuận 128451 148941 177145

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2011, http://www.gso.gov.vn)

Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An (ở Bắc Trung Bộ), Bình Định, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hịa (ở Dun hải Nam Trung Bộ) có lợi thế bờ biển dài, với nhiều cửa lạch lớn nhỏ, trữ lượng hải sản lớn. Vì vậy, hàng năm khả năng khai thác cao, có khi đạt 600 nghìn tấn (chiếm trên 80% sản lượng khai thác toàn vùng). Các sản phẩm đánh bắt trong vùng với nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá mú, mực, cá ngừ, cá hồng và các loại đặc sản như:

tôm, cua, cá ngựa, hải sâm, rong câu, chỉ vàng… Tỉnh có sản lượng khai thác hàng năm lớn nhất là Bình Thuận, khả năng khai thác có thể đạt 150 nghìn tấn/năm, sau đó là Bình Định 110 – 120 nghìn tấn/năm, Quảng Ngãi 90 nghìn tấn/năm.

Về cơ cấu, sản lượng thủy sản khai thác phần lớn là cá biển, chiếm 73,1%. Về phương tiện khai thác, có khoảng 13.178 tàu đánh bắt xa bờ ở vùng biển Trung Bộ với công suất 1.190,1 nghìn CV, chiếm 58,0% số lượng tàu thuyền và 35,6% tổng công suất của cả nước.

* Vùng biển Đông Nam Bộ

Vùng biển Đông Nam Bộ giàu tiềm năng nhất với phần lớn diện tích có độ sâu dưới 60m. Trữ lượng hải sản hàng năm có thể khai thác là 490 nghìn tấn (42,9% cá nổi và 57,1% cá đáy), chiếm 37,5% trữ lượng của toàn quốc.

Sản lượng thủy sản toàn vùng tăng đều qua các năm, trong đó chủ yếu là thủy sản khai thác, chiếm trên 73%.

Bảng 2.3: Sản lượng thủy sản khai thác các tỉnh Đông Nam Bộ, giai đoạn 2000 – 2011 (Đơn vị: tấn) Năm 2000 2005 2008 2011 Toàn vùng 157830 232628 253665 276472 Bình Phước 417 355 559 327 Tây Ninh 2544 3230 2991 3131 Bình Dương 211 467 295 264 Đồng Nai 3359 3122 2661 3367 Bà Rịa – Vũng Tàu 128618 230981 232706 247618 Tp. Hồ Chí Minh 22618 21473 14404 21765

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2011, http://www.gso.gov.vn)

Năm 2011 sản lượng thủy sản khai thác là 276.472 tấn, gấp 1,75 lần so với năm 2000 (157.830 tấn), với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong

những năm gần đây là 9,2%. Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, sản lượng cá biển khai thác chiếm vị trí quan trọng, với trên 70% sản lượng.

Hoạt động khai thác thủy sản phát triển nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu, với 89,6% sản lượng khai thác toàn vùng. Tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh với 8% sản lượng thủy sản khai thác toàn vùng (năm 2011).

Số lượng tàu đánh bắt xa bờ khá lớn, chiếm 23,0% số lượng tàu đánh bắt xa bờ của cả nước, đứng sau Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tồn vùng hiện có 2.642 tàu đánh bắt xa bờ với công suất 300,8 nghìn CV, chiếm 11,0% tàu thuyền và 9,0% tổng cơng suất tồn quốc. Cơng suất bình quân cho mỗi tàu thuyền là 11,4 CV.

* Vùng biển Tây Nam Bộ

Vùng biển Tây Nam Bộ có độ sâu trung bình là 50m, thềm lục địa rộng. Đây là vùng có khả năng khai thác hàng năm rất lớn (52% cá nổi và 48% cá đáy), chiếm 19,2% trữ lượng của cả nước.

Ngành khai thác thủy sản vùng Tây Nam Bộ phát triển mạnh cả về khai thác thủy sản nước mặn và nước ngọt.

Nguồn lợi thủy sản nước ngọt của vùng khá lớn, có thể đánh bắt quanh năm, nhưng mùa đánh bắt có thể đạt sản lượng cao nhất là khi nước xuống. Do đặc điểm có một mùa nước nổi trong năm nên hàng năm, mỗi khi lũ rút, ngư dân vùng ven sông Tiền, sông Hậu và nhiều sông nhỏ khác đánh bắt được rất nhiều tơm cá. Bên cạnh đó, vùng cịn có nhiều diện tích mặt nước kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng mênh mông cho cá tôm sinh sống và phát triển. Nguồn lợi cá tôm sinh sản tại Biển Hồ xuôi theo nước lũ về làm cho lượng cá tôm ở ĐBSCL càng dồi dào hơn. An Giang và Đồng Tháp là 2 tỉnh có ngành khai thác thủy sản nước ngọt phát triển nhất vùng.

Với đường bờ biển kéo dài, các ngư trường gần vùng Tây Nam Bộ đều là các ngư trường giàu có như ngư trường Tây Nam, ngư trường Tây Nam Bộ.

Sản lượng thủy sản đánh bắt toàn vùng năm 2008 là 863,3 nghìn tấn, chiếm trên 40% của cả nước. Tốc độ gia tăng ở mức cao nhất toàn quốc và đạt 9,5 %/năm.

Bảng 2.4: Sản lượng thủy sản khai thác các tỉnh Tây Nam Bộ, giai đoạn 2000 – 2011 (Đơn vị: tấn) Năm 2000 2005 2008 2011 Tổng số 803919 843017 863289 1035594 Long An 11612 8823 11331 11868 Tiền Giang 69161 74946 75789 85360 Bến Tre 66025 74039 81389 124201 Trà Vinh 65072 65477 60821 76136 Vĩnh Long 10138 8161 7853 7658 Đồng Tháp 23871 18486 16428 15258 An Giang 91268 51330 40650 39533 Kiên Giang 239218 305565 318255 360700 Tp. Cần Thơ 11791 6454 6121 6393 Hậu Giang - 4294 3204 2976 Sóc Trăng 34067 29235 31316 53250 Bạc Liêu 56999 62034 75421 99310 Cà Mau 124697 134173 134713 152953

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2011, http://www.gso.gov.vn)

Kiên Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng khai thác thủy sản, chiếm 34,8% sản lượng khai thác của vùng và 14,4% sản lượng cả nước, trong đó sản lượng cá biển đánh bắt tới 44,1% toàn vùng. Tiếp đến là Cà Mau với 14,8% sản lượng khai thác và 16,1% sản lượng cá toàn vùng. Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu cũng nằm trong nhóm những tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng thủy sản đánh bắt.

Trên toàn vùng Tây Nam Bộ có 10 cảng cá, 7 bến cá phục vụ cho cơng tác khai thác thủy sản.

Ước tính trên vùng biển này có khoảng 5.889 tàu đánh bắt xa bờ với cơng suất 1.739,5 nghìn CV, chiếm 25,9% về số lượng và 52,0% về công suất tàu thuyền đánh bắt trong cả nước. Cơng suất trung bình của mỗi phương tiện là 33 CV, lớn nhất toàn quốc.

Trong những năm gần đây, sản lượng thủy sản đánh bắt tăng chậm do nguồn cá mùa nước nổi khơng cịn nhiều như trước, đồng thời việc khai thác thủy hải sản trong vùng vẫn cịn mang tính hủy diệt khá phổ biến nên phần nào làm cho nguồn lợi thủy hải sản càng thêm cạn kiệt.

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)