Nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam (Trang 38)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1. Thực trạng

2.1.2. Nuôi trồng thủy sản

2.1.2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất ni trồng

a. Diện tích

Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Ni trồng thủy sản liên quan chặt chẽ với diện tích mặt nước.

Nước ta có một lợi thế rất lớn về điều kiện tự nhiên, môi trường và vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển ni trồng thủy sản, được xem là vùng có lợi thế cạnh tranh lớn trong khu vực và thế giới. Tổng diện tích có khả năng ni trồng thủy sản của tồn quốc là 2.057.250 ha, trong đó nước mặn, lợ khoảng 1.000.000 ha và nước ngọt khoảng 1.057.250 ha. Hiện nay, diện tích mặt nước mặn và lợ để nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ cao và ngày càng tăng.

Bảng 2.5: Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản phân theo mơi trường nước

(Đơn vị: nghìn ha) Năm 2000 2005 2008 2010 Diện tích nước mặn, lợ 396,6 660,6 713,5 735,2 Nuôi cá 50,0 10,1 21,5 45,4 Nuôi tôm 324,1 528,3 629,3 629,0 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 22,5 122,2 62,7 60,8 Diện tích nước ngọt 244,0 288,2 335,1 314,2 Nuôi cá 225,4 281,7 326,0 302,1 Nuôi tôm 16,4 4,9 6,9 7,1 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 2,2 1,6 2,2 5,0

Diện tích ươm, ni giống thủy sản 1,3 3,8 4,0 3,2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2011, http://www.gso.gov.vn)

Nhìn chung, diện tích mặt nước ni trồng thủy sản liên tục tăng nhanh, từ 453,6 nghìn ha năm 1995 lên 952 nghìn ha năm 2005 và đạt khoảng 1.052 nghìn ha năm 2010. Như thế, diện tích ni trồng thủy sản năm 2009 tăng gấp hơn 2 lần năm 1995 và đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 4 %/năm.

Diện tích ni trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở ĐBSCL. Năm 2009, vùng này chiếm 71,5% tổng diện tích ni trồng thủy sản trong cả nước. Sau đó là ĐBSH (9,7%). Ở các vùng cịn lại, diện tích khơng đáng kể.

Bảng 2.6: Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản phân theo các vùng, giai đoạn 1995 – 2009 (Đơn vị: nghìn ha)

Các vùng 1995 2000 2005 2009 Cả nước 453,6 641,8 952,6 1.052,6 Đồng bằng sông Hồng 58,5 68,3 889,2 102,2 Đông Bắc 23,0 29,8 44,5 50,4 Tây Bắc 3,1 3,5 5,2 6,5 Bắc Trung Bộ 26,7 30,6 48,4 52,6

Duyên hải Nam Trung Bộ 14,4 19,1 25,2 25,3

Tây Nguyên 4,2 5,1 8,3 10,7

Đông Nam Bộ 34,0 40,2 51,8 52,7

Đồng bằng sông Cửu Long 289,4 445,2 680,0 752,2

(Nguồn: Giáo trình Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam, NXB ĐHSP Hà Nội, 2011)

Các tỉnh có nhiều diện tích mặt nước ni trồng thủy sản tập trung phần lớn ở ĐBSCL. Đặc biệt là các tỉnh Cà Mau (293,2 nghìn ha, chiếm 27,8% của cả nước), Bạc Liêu (125,6 nghìn ha), Kiên Giang (134,6 nghìn ha), Sóc Trăng (67,7 nghìn ha),…

b. Sản lượng

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta ngày càng tăng, từ 0,590 triệu tấn năm 2000 lên đến 2,124 triệu tấn năm 2007, tăng gấp 3,4 lần và đưa tốc độ tăng trưởng về sản lượng bình quân năm là 14,3% (giai đoạn 2000 - 2007). Năm 2011, sản lượng thủy sản ni trồng là 2,930 triệu tấn. Trong đó, tơm nước mặn lợ (chủ yếu là tơm sú) là 482,2 nghìn tấn, cá tra 2.258,6 nghìn tấn.

Vùng ĐBSCL ln chiếm một diện tích lớn trong cơ cấu sản lượng ni của tồn quốc (chiếm 73% năm 2011).

Bảng 2.7: Sản lượng tôm nuôi, cá nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng

(Đơn vị: tấn)

Các vùng

Sản lượng tôm nuôi Sản lượng cá nuôi

2010 2011 2010 2011

Cả nước 449652 482193 2101577 2258593

Trung du và miền núi Bắc Bộ 328 330 65109 72435 Đồng bằng sông Hồng 15753 15667 307161 332304

Bắc Trung Bộ 19493 22850 67416 46918

Duyên hải Nam Trung Bộ 51964 54985 18104 19772

Tây Nguyên 71 61 20985 25037

Đông Nam Bộ 14804 18519 65898 70900

Đồng bằng sông Cửu Long 347239 369781 1556904 1665343

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2011, http://www.gso.gov.vn)

c. Năng suất

Từ năm 2000 đến nay, năng suất nuôi trồng thủy sản ở nước ta khá cao, trung bình đạt 2,069 tấn/ha/năm. Trong đó ni nước ngọt khoảng 2,84 tấn/ha, nuôi cá nước mặn lợ khoảng 0,69 tấn/ha. Năm 2011, vùng có năng suất ni trung bình cao nhất là ĐBSCL, đạt bình quân 5,7 tấn/ha (đặc biệt nuôi cá tra bãi bồi đạt năng suất bình quân 100 tấn/ha/năm). Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao về năng suất như vậy là do tăng đầu tư khoa học công nghệ và đầu tư tài chính, đẩy mạnh phong trào ni cá tra ao đầm cho ĐBSCL; phương thức nuôi cũng chuyển dần từ nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh; ngồi ra cịn có sự thay đổi cơ cấu đối tượng ni, từ các lồi cá truyền thống sang các loại cá có năng suất cao như: cá rô phi lai, cá tra, nghêu, tôm he chân trắng...; và có sự tăng mạnh về diện tích ở những vùng có lợi thế về điều kiện như đất ruộng trũng ở ĐBSCL, đất bãi triều (nuôi ngao).

Hình thức ni chủ yếu là ni lồng. Hiện nay chủ yếu được ni theo 3 kiểu lồng chính đang được sử dụng phổ biến ở nước ta gồm lồng nuôi trên biển, nuôi lồng trên các hồ chứa và nuôi lồng trên sông. Đến năm 2007, cả nước có

khoảng 83.446 lồng ni các loại, trong đó lồng ni biển chủ yếu ở Phú Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa và Bà Rịa – Vũng Tàu; đối với nuôi trồng trên sông chủ yếu tập trung ở ĐBSCL và nuôi trên hồ chứa rải rác ở các tỉnh miền núi.

2.1.2.2. Cơ cấu sản phẩm nuôi trồng

Thủy sản nuôi trồng bao gồm cá, tôm, nhuyễn thể, rong biển ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trong đó, cá là lồi thủy sản được ni đại trà và có sản lượng lớn nhất.

Năm 2008, sản lượng cá nuôi đạt 1,86 triệu tấn và tập trung phần lớn ở ĐBSCL (76,1% cá ni cả nước). Diện tích mặt nước dùng trong ni cá (tính cả nước ngọt và nước mặt) chiếm tới 33% diện tích ni trồng thủy sản (khoảng 347,5 nghìn ha). Các loại cá được nuôi rất đa dạng, nuôi cá nước mặn gồm: cá trích, cá thu, cá hồng, cá nục, cá chỉ vàng…; nuôi cá nước ngọt gồm cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép, cá tra, cá ba sa,…

Các lồi tơm được ni chủ yếu như: Tôm sú, tôm he Ấn Độ, tôm càng xanh… Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm phát triển mạnh, chủ yếu là nuôi tôm nước lợ do nhu cầu trong nước và nhất là xuất khẩu. Diện tích ni tơm trên cả nước là 636,1 nghìn ha, trong đó tơm ni nước lợ có 629 nghìn ha.

Hiện nay, tình trạng tơm bị dịch bệnh và bị cạnh tranh gay gắt ở các thị trường Thái Lan và Ấn Độ. Từ năm 2011 đến nay, hầu hết diện tích tơm ni, đặc biệt là ở ĐBSCL đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh kéo dài, tôm chết hàng loạt. Đây là hậu quả của việc phát triển diện tích một cách ồ ạt khơng theo quy hoạch vùng cụ thể. Nông dân và nhà máy chế biến vẫn chưa theo quy trình sản xuất an tồn. Vì vậy, tơm của Việt Nam vẫn gặp nhiều rào kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường truyền thống.

Cua biển cũng được ni nhiều, nhất là ở các tỉnh phía Nam. Các tỉnh này chiếm 78% sản lượng cua nuôi của cả nước, trong khi các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 13%. Ở miền Trung, việc ni cua khơng có điều kiện thuận lợi, nhất là về khâu giống.

Nghề nuôi trồng nhuyễn thể bao gồm ngao, sị lơng, trai ngọc… bắt đầu được phát triển. Đáng chú ý hơn cả là việc nuôi trai ngọc nhỏ bằng công nghệ Nhật Bản ở Quảng Ninh và nuôi trai ngọc lớn của Ơxtraylia ở Khánh Hịa.

Việc nuôi rong biển phát triển ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung. Phần nhiều rong biển được chế biến thành thạch trắng phục vụ cho nhu cầu

trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường không lớn và giá cả thấp nên việc phát triển gặp nhiều khó khăn.

2.1.2.3. Hoạt động ni trồng thủy sản phân theo vùng

Nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên của từng vùng khác nhau mà việc ni trồng thủy sản cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Vùng ĐBSCL có nhiều lợi thế ni trồng thủy sản nhất nên đây là vùng có diện tích và sản lượng ni trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Tiếp đó là vùng ĐBSH và Đơng Nam Bộ. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thiên nhiên không ưu đãi cho việc phát triển thủy sản nên hoạt động ni trồng thủy sản cịn nhiều hạn chế.

* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trong cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng thì thủy sản ni trồng ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với đánh bắt, từ 31,3% năm 2000 lên 71% năm 2011, với sản lượng tương đương là 365.141 tấn (năm 2000) và 2.131.886 tấn (năm 2011).

Tổng diện tích mặt nước ni trồng thủy sản của vùng ĐBSCL rất lớn, có 739,8 nghìn ha (năm 2011), chiếm trên 70% của cả nước. Cà Mau là tỉnh đứng đầu vùng ĐBSCL cũng như cả nước về diện tích mặt nước ni trồng thủy sản với 275,2 nghìn ha (năm 2006), chiếm 39,8% diện tích tồn vùng và 28,2 diện tích cả nước. Các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng cũng có diện tích ni trồng thủy sản lớn.

Ngành nuôi trồng thủy sản được phát triển ở đây từ rất sớm, bao gồm cả thủy sản nước ngọt, mặn, lợ.

Điều kiện khí hậu và nguồn nước của ĐBSCL thích hợp với nhiều loại thủy sản nước ngọt như: Các loại cá da trơn (cá tra, cá ba sa), cá trình nước ngọt, lươn, cá lóc, cá rơ đồng, cá rơ đỏ, cá trơi, tơm càng xanh. Có thể phát triển trên diện tích rộng lớn với nhiều loại hình ni trồng khác nhau: Ni quảng canh thả ruộng kết hợp chuyên canh, bán thâm canh và thâm canh trong lồng, nuôi bè, nuôi trong ao, đầm.

Ni trồng thủy sản nước mặn, lợ có tiềm năng lớn hơn, với nhiều loại thủy sản như: Tơm sú, hải sản nhuyễn thể (sị huyết, nghêu) với diện tích lớn.

Do năng suất nuôi trồng được cải thiện nên sản lượng tăng liên tục, đến năm 2011 đạt 2.131.886 tấn, chiếm trên 90% sản lượng thủy sản ni trồng cả nước, trong đó sản lượng nuôi tôm chiếm trên 50%.

* Vùng Đồng bằng Sơng Hồng

Tổng diện tích ni trồng thủy sản tồn vùng năm 2011 là 126,4 nghìn ha, trong đó diện tích cá ni chiếm trên 76%, tơm ni chiếm trên 15%, cịn lại là diện tích ni thủy sản khác.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục, từ 108,8 nghìn tấn năm 2000 lên 415.396 tấn năm 2011. Trong đó sản lượng cá ni trên 78% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng. Các tỉnh có sản lượng cá nhiều nhất là Hải Dương, Thái Bình, Hà Tây (cũ).

Ngồi diện tích mặt nước đã được khai thác có hiệu quả, một diện tích khá lớn khác đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, chuyển ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản (lúa – cá; thủy sản – cây ăn quả); chuyển đất vùng ven biển (đất lúa, cói, đất làm muối…) sang ni tơm, cua. Nhiều giống thủy sản có giá trị đã được đưa vào ni trồng mang lại hiệu quả cao cho sản xuất thủy sản (tôm sú, tôm he, tôm, càng xanh, cua…). Các tỉnh ni nhiều tơm là Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

Nhìn chung, thủy sản nước ngọt vẫn nuôi bằng phương thức quảng canh, đến bán thâm canh, thủy sản nước mặn, lợ chủ yếu nuôi bằng phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến, một số diện tích bước đầu được ni bán thâm canh, diện tích thâm canh chưa nhiều. Ngồi diện tích ni tơm, cua, cá nước mặn, lợ vùng ven biển cịn ni trồng nhuyễn thể 2 vỏ, rong câu, nuôi hải đặc sản lồng bè (cá mú, cá hồng, cá tráp, cá bớp,...). Diện tích ni rong câu đang có xu hướng giảm để lấy chỗ ni tơm, cua, nhuyễn thể 2 vỏ.

Vài năm trở lại đây, một vài đối tượng nuôi mới đang được gây trồng mang tính chất thăm dị như ni tơm càng xanh ở Hà Nội với khoảng 50.000 ha, nuôi cá chim trắng ở Bắc Ninh.

* Duyên hải Bắc Trung Bộ

Tổng diện tích mặt nước ni trồng thủy sản của toàn vùng Bắc Trung Bộ năm 2006 là hơn 50.000 ha, trong đó tập trung ở Nghệ An, Thanh Hóa. Hầu hết các tỉnh Bắc Trung Bộ ni trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước ao hồ, diện tích các lưu vực sơng, suối, mặt nước lợ, đầm phá nước ngọt với diện tích lớn nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản giá trị cao.

Tỷ trọng thủy sản nuôi trồng ngày càng tăng trong cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng. Sản lượng thu được từ nuôi trồng thủy sản năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản là 73.488 tấn, tăng gấp 2,5 lần sản lượng năm 2000. Trong đó, sản lượng cá ni đạt 44.845 tấn. Các tỉnh nuôi

nhiều thủy sản nhất là Nghệ An và Thanh Hóa. Năm 2006, sản lượng của 2 tỉnh này lần lượt là 25.109 tấn và 21.406 tấn (43,2% và 29,1% toàn vùng).

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ đã xuất hiện các mơ hình mới mang lại năng suất và hiệu quả cao như: Nuôi cá theo các mô hình cá – lúa, ni các đối tượng đặc sản có giá trị kinh tế cao (ba ba, cá bống tượng, tôm càng xanh, cá sấu, lươn, ếch…), làm tăng giá trị kinh tế của các mơ hình ni nước ngọt. Ni thủy sản nước lợ cũng được phát triển rất mạnh, đã có bước chuyển từ sản xuất nhỏ, tự túc sang sản xuất hàng hóa mang lại ngoại tệ cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Những năm gần đây, tôm được nuôi ở tất cả các tỉnh trong vùng, nhất là tôm sú.

* Duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng dun hải Nam Trung Bộ có thềm lục địa nơng nên không thuận lợi cho khai thác thủy sản. Nhưng hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra mạnh mẽ.

Tính đến năm 2006, diện tích ni trồng thủy sản của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 26,9 nghìn ha, chiếm 2,8% so với cả nước, trong đó Quảng Nam có diện tích lớn nhất (chiếm 26,4% diện tích ni trồng thủy sản tồn vùng). Diện tích ni tơm hàng năm tăng nhanh. Đến nay nghề nuôi trai lấy ngọc, đồi mồi, nuôi cá lồng, nuôi tôm hùm, nuôi thả nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, trồng rong sụn đang được đẩy mạnh. Nuôi tơm hùm trong lồng có năng suất trung bình 100 kg/lồng. Đây là nguồn xuất khẩu mang lại giá trị cao. Tuy nhiên, do khó khăn về vốn, hạn chế về kỹ thuật cơng nghệ, chưa chủ động đưa nguồn giống nuôi, nên việc ni các đặc sản này trong thời gian qua cịn bị lệ thuộc vào tự nhiên, chưa phát triển mạnh.

* Trung du và miền núi Bắc Bộ

Do nằm gần như hoàn toàn trong nội địa, mạng lưới giao thông khá dày đặc nhưng lại là phần thượng và trung lưu nhỏ hẹp của các sông và độ dốc lớn nên Trung du và miền núi Bắc Bộ khơng có nhiều khả năng để phát triển hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động đóng vai trị chủ yếu. Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản nhờ những biện pháp tích cực nên ngày càng mở rộng. Năm 2000 là 20,2 nghìn ha, hiện nay đã có 41,7 nghìn ha (chiếm 4% diện tích ni trồng của cả nước). Năm 2007, ngành nuôi trồng chiếm 83% sản lượng thủy sản toàn vùng và ngày càng gia tăng về tỷ trọng.

Thủy sản được nuôi ở các ao, hồ, đập và tập trung ở 2 tỉnh Hịa Bình và Sơn La. Ngồi ra, diện tích ruộng ngập nước ở một số địa phương cũng được tận

dụng để nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là ở Sơn La, Quảng Ninh. Sản phẩm thủy sản nuôi trồng phổ biến là các loại cá nước ngọt như cá trôi, chim trắng, cá trê, cá quả và một số loại đặc sản như rùa, ba ba… Việc nuôi tôm và các loại thủy sản khác ở các tỉnh Tây Bắc ít được phát triển do hạn chế về điều kiện tự nhiên và khả năng chăm sóc cũng như khó để tìm ra thị trường tiêu thụ.

Hình thức ni chủ yếu ở vùng là theo quy mơ hộ gia đình với kiểu nuôi cá lồng, cá bè, cá giống. Địa bàn nuôi trồng thủy sản nhiều nhất phải kể đến là các huyện Sông Mã, Thuận Châu (Sơn La), Điện Biên (Điện Biên) và các huyện của tỉnh Hịa Bình.

* Các tỉnh Đơng Nam Bộ

Đơng Nam Bộ tuy có đường bờ biển khơng dài (chỉ với 170 km), nhưng ven biển có nhiều cửa sơng, nơi có nhiều phù du sinh vật là nguồn thức ăn dồi dào cho cá tơm. Vùng ven biển có nhiều bãi triều rộng và hải đảo là địa bàn nuôi

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)