6. Cấu trúc của đề tài
2.1. Thực trạng
2.1.2.2. Cơ cấu sản phẩm nuôi trồng
Thủy sản nuôi trồng bao gồm cá, tôm, nhuyễn thể, rong biển ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trong đó, cá là lồi thủy sản được ni đại trà và có sản lượng lớn nhất.
Năm 2008, sản lượng cá nuôi đạt 1,86 triệu tấn và tập trung phần lớn ở ĐBSCL (76,1% cá ni cả nước). Diện tích mặt nước dùng trong ni cá (tính cả nước ngọt và nước mặt) chiếm tới 33% diện tích ni trồng thủy sản (khoảng 347,5 nghìn ha). Các loại cá được ni rất đa dạng, ni cá nước mặn gồm: cá trích, cá thu, cá hồng, cá nục, cá chỉ vàng…; nuôi cá nước ngọt gồm cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép, cá tra, cá ba sa,…
Các loài tôm được nuôi chủ yếu như: Tôm sú, tôm he Ấn Độ, tôm càng xanh… Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm phát triển mạnh, chủ yếu là nuôi tôm nước lợ do nhu cầu trong nước và nhất là xuất khẩu. Diện tích ni tơm trên cả nước là 636,1 nghìn ha, trong đó tơm ni nước lợ có 629 nghìn ha.
Hiện nay, tình trạng tôm bị dịch bệnh và bị cạnh tranh gay gắt ở các thị trường Thái Lan và Ấn Độ. Từ năm 2011 đến nay, hầu hết diện tích tơm ni, đặc biệt là ở ĐBSCL đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh kéo dài, tôm chết hàng loạt. Đây là hậu quả của việc phát triển diện tích một cách ồ ạt khơng theo quy hoạch vùng cụ thể. Nông dân và nhà máy chế biến vẫn chưa theo quy trình sản xuất an tồn. Vì vậy, tơm của Việt Nam vẫn gặp nhiều rào kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường truyền thống.
Cua biển cũng được ni nhiều, nhất là ở các tỉnh phía Nam. Các tỉnh này chiếm 78% sản lượng cua nuôi của cả nước, trong khi các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 13%. Ở miền Trung, việc ni cua khơng có điều kiện thuận lợi, nhất là về khâu giống.
Nghề nuôi trồng nhuyễn thể bao gồm ngao, sị lơng, trai ngọc… bắt đầu được phát triển. Đáng chú ý hơn cả là việc nuôi trai ngọc nhỏ bằng công nghệ Nhật Bản ở Quảng Ninh và nuôi trai ngọc lớn của Ơxtraylia ở Khánh Hịa.
Việc nuôi rong biển phát triển ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung. Phần nhiều rong biển được chế biến thành thạch trắng phục vụ cho nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường không lớn và giá cả thấp nên việc phát triển gặp nhiều khó khăn.