PHẦN B PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN
B1 SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU NHÂN LỰC BỆNH VIỆN
B1.1 Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất quyết định số lượng, chất lượng cơng tác khám, chữa bệnh của bệnh viện.
• Kế hoạch phát triển nhân lực y tế là một căn cứ quan trọng, bảo đảm việc tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển nhân lực y tế.
• Một số văn bản liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân lực y tế được ban hành nhưng chưa được cập nhật và triển khai tại nhiều bệnh viện.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1 1. Không xây dựng quy hoạch/kế hoạch phát triển nhân lực y tế.
2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 4.
Mức 2
3. Có xây dựng quy hoạch/kế hoạch phát triển nhân lực y tế.
4. Trong bản quy hoạch/kế hoạch có đề cập đầy đủ các nội dung liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo cập nhật kiến thức, duy trì, phát triển nguồn nhân lực.
Mức 3
5. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 3 đến 4.
6. Bệnh viện triển khai các nội dung trong bản quy hoạch/kế hoạch phát triển nhân lực y tế.
7. Trong bản quy hoạch/kế hoạch có các mục tiêu và chỉ số cụ thể.
8. Bệnh viện có chính sách riêng nhằm thu hút, ưu đãi nguồn nhân lực y tế.
Mức 4
9. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 8.
10. Bệnh viện thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung bản quy hoạch/kế hoạch phát triển nhân lực y tế ít nhất 1 lần 1 năm.
11. Bệnh viện có kế hoạch, chính sách khuyến khích hỗ trợ nhân viên y tế tham gia đào tạo ở các bậc học cao hơn.
Mức 5
12. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 9 đến 11.
13. Bệnh viện tiến hành đánh giá việc thực hiện quy hoạch/kế hoạch hàng năm. 14. Bệnh viện đạt được toàn bộ các mục tiêu, chỉ số theo quy hoạch/kế hoạch.
B1.2 Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Tình trạng thiếu nhân lực do nhiều nguyên nhân ở nhiều bệnh viện làm ảnh hưởng đến chất lượng chun mơn, chất lượng chăm sóc người bệnh và các dịch vụ y tế liên quan.
• Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực giữa các cơ sở y tế làm ảnh hưởng tới hoạt động của bệnh viện.
• Việc duy trì ổn định nguồn nhân lực rất quan trọng trong việc phát triển bệnh viện (và trong tình huống khẩn cấp, bệnh dịch nguy hiểm…)
Các bậc thang chất lượng
Mức 1 1. Bệnh viện chưa xây dựng “Đề án vị trí việc làm”.
2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 6.
Mức 2
3. Bệnh viện đã xây dựng “Đề án vị trí việc làm”, được giám đốc bệnh viện phê duyệt.
4. Có bản mơ tả cơng việc của các chức danh nghề nghiệp.
5. Có nhân viên y tế phải trực 24/24h với tần suất cao, dưới 4 ngày một lần. 6. Không đủ hoặc không tuyển đủ số lượng người làm việc theo danh mục vị trí
việc làm tại “Đề án vị trí việc làm”.
Mức 3
7. Đạt tồn bộ các tiểu mục từ 3 đến 6.
8. Đã xây dựng “Đề án vị trí việc làm” dựa vào danh mục vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Y tế*.
9. Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
10. Danh mục vị trí việc làm được xây dựng bảo đảm đầy đủ các lĩnh vực theo chức năng hoạt động của bệnh viện.
11. Số lượng nhân lực phù hợp với danh mục vị trí việc làm.
12. Tính tốn, dự báo được nhu cầu nhân lực cần bổ sung, thay thế số người sẽ về hưu và có kế hoạch bổ sung, tuyển dụng cụ thể cho các vị trí đó.
13. Có thống kê các chỉ số liên quan đến số lượng nhân lực: - Tỷ số bác sỹ/giường bệnh
- Tỷ số điều dưỡng/giường bệnh
- Tỷ số bác sỹ/điều dưỡng chung của bệnh viện và của các khoa/phịng.
Mức 4
14. Đạt tồn bộ các tiểu mục từ 7 đến 13.
15. Bệnh viện bảo đảm số lượng nhân lực cho điều trị và chăm sóc người bệnh 24/7.
16. Bệnh viện đạt và bảo đảm duy trì các tỷ số liên quan đến số lượng nhân lực theo đúng Đề án vị trí việc làm của bệnh viện đã xây dựng.
17. Bệnh viện làm việc theo chế độ ca kíp ở tối thiểu các khoa: hồi sức cấp cứu, chống độc, điều trị tích cực, sơ sinh, phẫu thuật - gây mê hồi sức.
Mức 5
18. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 14 đến 17.
19. Bệnh viện làm việc theo chế độ ca kíp tại các khoa chun mơn; khơng có nhân viên y tế thường trực 24/24.
B1.3 Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp của nhân lực bệnh viện
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Các văn bản quy định về cơ cấu các chức danh nghề nghiệp chưa cụ thể đối với từng chuyên khoa, vì vậy cần phải cụ thể hóa cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong đề án vị trí việc làm.
• Luật Viên chức, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Lao động…
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Chưa xây dựng được cơ cấu chức danh nghề nghiệp dựa vào vị trí việc làm trong đề án vị trí việc làm.
2. Khơng đạt tiểu mục 3.
Mức 2 3. Đã xây dựng được cơ cấu chức danh nghề nghiệp dựa vào vị trí việc làm
trong đề án vị trí việc làm.
Mức 3
4. Đạt tiểu mục 3.
5. Có quy định, tiêu chí cụ thể tuyển dụng nhân viên y tế theo vị trí việc làm. 6. Trong đề án vị trí việc làm khơng phát hiện thấy bất cập hoặc không khả thi
trong việc xác định cơ cấu chức danh nghề nghiệp.
7. Cơ cấu chức danh nghề nghiệp phù hợp với danh mục vị trí việc làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế*.
8. Có bản mơ tả cơng việc của các chức danh nghề nghiệp và được cập nhật, điều chỉnh bổ sung hàng năm.
9. Bệnh viện có đầy đủ số lượng người làm việc nhưng có thể chưa bảo đảm đủ cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo vị trí việc làm.
Mức 4
10. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 4 đến 9.
11. Bệnh viện có đầy đủ số lượng người làm việc và bảo đảm đầy đủ các cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo vị trí việc làm.
12. Có tiến hành đánh giá kết quả thực hiện cơng việc hàng năm của các vị trí việc làm.
Mức 5
13. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 10 đến 12.
14. Có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện cơng việc hàng năm của các vị trí việc làm.
15. Tiến hành sửa đổi, bổ sung các vị trí việc làm dựa trên kết quả đánh giá hàng năm.
Ghi chú • * Mục này tạm thời chưa đánh giá, sẽ đánh giá sau khi Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cụ thể.