Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Thực trạng dạy học Văn nói chung và Thơ mới nói riêng trong
2.1.2. Thực trạng giảng dạy thơ trữ tình trong nhà trường THPT
Nhiều giáo viên hiện nay rất ngại dạy thơ, bởi lẽ dạy thơ rất khó, thơ được xây dựng bằng hình thức ngơn ngữ ngắn gọn súc tích, theo những quy luật ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình cảm,... của người nghệ sĩ về đời sống thơng qua những hình tượng nghệ thuật. Nếu giáo viên không biết khai thác thơ theo đúng mạch cảm xúc của nhà thơ thì giờ học sẽ trở nên khô khan không tạo được hứng thú học tập của học sinh.
Quá trình giảng dạy của giáo viên phần lớn dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa rồi hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu tìm hiểu. Khi phân tích giáo viên chỉ chú ý đến phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không thấy hình thức nghệ thuật. Đây thực chất chỉ diễn xuôi nội dung thơ ra mà thơi. Hoặc cũng có chú ý đến các hình thức nghệ thuật, nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ra khỏi nội dung (thường là gần kết bài mới nói qua một số hình thức nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong bài). Năng lực đọc diễn cảm, bình thơ của một số giáo viên cịn hạn chế dẫn đến việc cảm tác phẩm chưa sâu.
Giáo viên chưa chú ý đến bình thơ mà chỉ giảng thơ, dẫn đến giờ dạy khơ khan, điều đó khiến cho năng lực cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm với học sinh chưa hoàn toàn đúng mức. Nhiều học sinh tỏ ra thơ ơ, chán học với học tác phẩm văn chương đặc biệt là tác phẩm thơ. Học sinh thụ động, khơng có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, không biết cách chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Học sinh thiếu hứng thú đam mê, thiếu lửa học văn nên năng lực cảm thụ văn chương hạn chế.
Đối với Thơ mới nói riêng và thơ ca trữ tình nói chung, nhiều giáo viên khi tìm hiểu văn bản đã đặt trong mối quan hệ với các văn bản khác nhưng chưa có phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liên tưởng sâu sắc để tìm hiểu đầy đủ nhất, sâu sắc nhất. Vì vậy học sinh chưa có cái nhìn bao qt và cảm thụ đầy đủ nhất. Ngày nay trong cải cách giáo dục, chúng ta đã gắn chặt các khái niệm Dạy cái gì? dạy như thế nào? học như thế nào? thành nội dung và chất lượng đào tạo. Mục đích của việc dạy học văn là phát huy các năng lực cho học sinh và tạo được sự phát triển cân đối, tồn diện về tâm hồn, trí tuệ, thẩm mĩ và hiểu biết để xây dựng nhân cách cho học sinh, .
Đổi mới phương pháp dạy học trong môn ngữ Văn là hết sức cần thiết và cấp bách nhưng theo tơi đổi mới khơng có nghĩa là giáo viên phải từ bỏ phương pháp truyền thống hay độc tôn một phương pháp nào đó. Đổi mới chính là vận dụng cách phương pháp dạy học một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Kích thích để cái đẹp trong văn học nghệ thuật được phát triển và nảy nở trong tâm hồn học sinh ở mỗi thời đại, để đi đến “sự nổ vỡ lặng im” trong tâm hồn các em là sự thành công của người thầy. Mơn văn đã góp phần quan trọng hình thành trong tâm hồn học sinh những hình ảnh về dân tộc, đất nước, tình cảm gia đình, lịng nhân ái, u thương con người.