Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Thực trạng dạy học Văn nói chung và Thơ mới nói riêng trong
2.1.3. Tiêu chuẩn để đánh giá một giờ dạy Ngữ văn thành công
Mục tiêu dạy học Ngữ văn hiện nay được cụ thể hóa ở từng cấp học, lớp học, phân mơn. Đó là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục nói chung, chú trọng
dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp. Đi vào cụ thể, môn học Ngữ văn nhấn mạnh những mục tiêu chính sau:
Trang bị những kiến thức phổ thơng, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngơn ngữ và văn học, trọng tâm là tiếng Việt và văn học Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình u gia đình, thiên nhiên, đất nước, lịng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Phân mơn Văn học có chức năng cung cấp một hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về văn học Việt Nam và thế giới, thơng qua việc phân tích tác phẩm văn chương mà bồi dưỡng cho học sinh những giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Học sinh khơng chỉ được rèn luyện năng lực phân tích, cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, mà còn biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Phân mơn Làm văn có chức năng rèn luyện kỹ năng viết văn bản. Ban đầu các đề thi chỉ yêu cầu làm nghị luận văn học, càng về sau, nghị luận xã hội càng được chú trọng, nghĩa là việc dạy học Ngữ văn ngày càng xích lại gần đời sống.
Chức năng của phân mơn Tiếng Việt là hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ với bốn kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói, qua đó mà rèn luyện tư duy. Biết u q tiếng Việt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm.
Tác phẩm văn học là thế giới nội tâm của nhà văn, thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống. Mỗi nhà văn đều sinh ra
trong một hồn cảnh gia đình với những sở thích, lối sống nào đó và sống trong một bối cảnh lịch sử - xã hội nhất định. Mơi trường gia đình và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng và tình cảm của nhà văn, và điều này được phản ánh trong tác phẩm vì vậy giáo viên và học sinh cần phải đọc kĩ tác phẩm.
Thực tế hiện nay, học sinh và cả giáo viên rất ngại đọc tác phẩm trong khi số lượng văn bản trong chương trình khơng phải là nhiều. Dạy tác phẩm văn học mà không đọc kỹ, không nghiền ngẫm tác phẩm thì khơng thể đạt được mục tiêu bài học. Nhiều năm nay, các bài văn thi Đại học – cao đẳng có những chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và những bài văn ngơ nghê, tức cười. Vì vậy, trước khi giảng bài, giáo viên phải kiểm tra học sinh về việc đọc tác phẩm, thông qua việc xem vở chuẩn bị bài (trong đó có phần tóm tắt nội dung tác phẩm, hoặc phát biểu cảm nghĩ ban đầu về tác phẩm).
Nên dạy văn bản theo loại thể, bởi vì cấu trúc tác phẩm văn học nào cũng có đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm, các biện pháp thể hiện, hình tượng cảm xúc (đối với tác phẩm trữ tình), cốt truyện, tính cách nhân vật (đối với tác phẩm tự sự), và hệ thống lập luận (đối với các tác phẩm nghị luận có giá trị văn học). Trong các yếu tố đó, thì chủ đề và tư tưởng tác phẩm - tức là chủ đích sáng tác của nhà văn, điều mà nhà văn muốn nhắn gửi đến người đọc - là hai yếu tố cốt lõi, chỉ đạo và quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Mặt khác, tác phẩm văn học nào cũng thuộc một loại thể nhất định (cũng có khi tác giả sử dụng đồng thời vài thể loại, nhưng bao giờ cũng có một thể loại chính). Mỗi loại thể lại có những đặc điểm thi pháp riêng. Nói cách khác, phải vận dụng kiến thức lý luận văn học (những vấn đề cơ bản nhất) về cấu trúc của tác phẩm văn học và loại thể trong việc giảng văn. Đây là vấn đề nguyên tắc, có ý nghĩa phương pháp luận. Chẳng hạn, tác phẩm thuộc loại thể tự sự (có hai thể loại chính, là truyện ngắn, tiểu thuyết), thì phải có cốt truyện (tình tiết, sự kiện), có nhân vật và lời kể của tác giả (tương ứng với các biện pháp thể hiện của tác phẩm). Tác phẩm thuộc loại thể trữ tình (có hai thể loại chính là thơ trữ tình,
tuỳ bút) thì phải có cấu tứ, hình tượng cảm xúc (ví dụ như hình tượng “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh), hình ảnh và nhịp điệu câu thơ (Xn Diệu từng nói: “Nhịp điệu cũng chính là xúc cảm”)...
Giảng dạy tác phẩm trữ tình thì phải chú trọng phân tích hình tượng cảm xúc, hình ảnh, ngơn ngữ cô đọng và nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ. Giảng giải, phân tích, bình luận các yếu tố đó để làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm.
Giáo viên là người hướng dẫn, định hướng cho học sinh tìm hiểu, phân tích tác phẩm, nhưng nhiều khi phải khuyến khích các em tinh thần phản biện, tìm tịi, phát hiện những cái đẹp, cái hay (và cả cái khiếm khuyết) của tác phẩm; nghĩa là phải phát huy tinh thần “dân chủ” trong giờ học. Đồng thời, giáo viên phải sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học khi thì phát vấn, khi thì phân tích, tổng hợp, khi thì diễn giảng, có khi ra những “khoảng lặng nghệ thuật” để học trò thẩm thấu tác phẩm.
Về sử dụng các hình thức dạy học, trong giờ giảng văn, phát vấn (nêu câu hỏi) là cần thiết, nhưng khơng nên đề cao q mức hình thức này, khơng nên đặt ra tràn lan quá nhiều câu hỏi. Trong giờ giảng văn, thì lời giảng của giáo viên (bao gồm cả cách đặt câu hỏi, cách dùng từ ngữ, lời lẽ phân tích, bình giảng, đánh giá, giọng điệu gợi cảm của giáo viên phù hợp với sắc thái tình cảm của tác phẩm) là rất quan trọng. Mặt khác, giáo viên văn phải khát khao truyền đạt những cái đúng, cái hay, cái đẹp của tác phẩm, với những cảm xúc phù hợp và chân thành biểu hiện trên gương mặt, dáng vẻ, cách đọc tác phẩm và giọng nói, cùng với chữ viết bảng đẹp và lối trình bày sáng láng của giáo viên sẽ rất cuốn hút học sinh.