Dạy học Thơ mới trong thể liên văn bản với “thơ cũ”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học các tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (Trang 50 - 56)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1. Dạy học Thơ mới trong thể liên văn bản với “thơ cũ”

Muốn vạch được hệ hình “Thơ mới” thì trước tiên phải sử dụng phương pháp so sánh loại hình để khu biệt rành mạch đường ranh giữa nó với “Thơ cũ”. Trong cuốn sách được coi là bản tổng kết kinh điển về “Thơ mới” là Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh đã quan tâm so sánh hai phạm trù “Mới” “Cũ”

. Yếu tố mà Hoài Thanh – Hoài Chân coi là quan trọng để đưa ra so sánh chính là “cái tinh thần” được biểu hiện trong thơ. Ơng viết: “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay Thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. “Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tơi, nói giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau” [26].

Sản phẩm của “Thơ cũ” là một thứ phát ngôn không thuộc riêng ai sở hữu, cá nhân và bản sắc cá nhân trong “Thơ cũ” luôn luôn “bị rẻ rúng”. Tuy vậy, nhờ nương tựa vào “đoàn thể” – cái “thành bền vách cứng” – nên cái “ta” trong “Thơ cũ” lại có được một “cốt cách hiên ngang”, một “khí phách ngang tàng”, chẳng hạn cái ngang tàng của Lý Bạch thời Đường, cái “lòng tự trọng cần thiết để khinh cảnh cơ hàn” của Nguyễn Công Trứ, cái cứng cỏi an nhiên của một số phận oan khiên như Cao Bá Nhạ thời Nguyễn. Theo Hoài Thanh, “Thơ mới” về sau khơng thể có nữa, cái “ta” trong “Thơ cũ” đã trở thành một quy ước suốt hàng trăm năm, thường là cái “ta” đạo lý, cái “ta” nói chí, cái “ta” tự nhiên hoặc tự tại, cái “ta” đối diện đàm tâm với cổ nhân, cái “ta” tương giao bằng hữu, hoặc cũng có thể là cái “ta” giao duyên; và là cái “ta” tức cảnh sinh tình. Khác với “Thơ cũ”, “Thơ mới” rõ ràng đã dành trọn lãnh địa cho cái “tơi”. Vấn đề là có thể hình dung cái “tơi” ấy với những tố chất và những dạng thức biểu hiện như thế nào?

Về phương thức biểu hiện; nếu trong Thơ cũ có một tiêu chí “Thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa” và tính nhạc được tạo ra bằng âm thanh, những

từ ngữ được sắp xếp, lựa chọn theo quy phạm, niêm, luật chặt chẽ thành ra âm thanh và ý nghĩa bị tách ra mỗi thứ một đường thì trong Thơ mới đã có nhiều đổi mới về thể loại, thi pháp, nghệ thuật ngôn từ. Thơ mới cách tân về số câu, số chữ, về hình ảnh, các gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh. Thơ mới phá vỡ tính quy phạm của thơ ca trung đại. [22.91],

Thơ cũ chủ yếu là các thực từ thì Thơ mới lại sử dụng nhiều hư từ và liên từ vì thế Thơ mới có nhiều bài thơ khơng vần nhưng vẫn mang tính nhạc cao. Trong Thơ mới âm nhạc là vị cứu tinh giúp thơ đi sâu khám phá nội tâm nhân vật và bản chất của thế giới tạo vật tạo nên tính nhạc. Tính nhạc trong Thơ mới ln biến đổi, tính nhạc hịa trộn với tâm trạng thi nhân và chuyển động từng giây từng phút và khơng tách rời ý nghĩa. Tính nhạc được cất lên từ

điệu thơ và cội nguồn sâu thẳm là cảm xúc của thi nhân.

Đơn vị câu thơ trong Thơ mới khơng là dịng với cấu trúc hoàn chỉnh

như trong thơ cũ: Trời thu xanh ngắt mất tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến

Trong Thơ mới, có thể có nhiều câu trong cùng một dòng thơ, ví như

trong bài Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ có câu

Trời cao xanh ngắt. Ơ kìa! Hai con hạc trắng bay về bồng lai Hay trong Tương tư chiều của Xuân Diệu lại là

Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em. Anh nhớ lắm, em ơi!

Thơ mới có những cuộc bứt phá ngoạn mục, nhanh chóng bắt kịp nhịp độ phát triển và hòa vào dòng chảy của thi ca hiện đại thế giới. Sự phát triển của Thơ mới đến nay chúng ta vẫn cảm thấy ngỡ ngàng, thán phục trước sức sáng tạo tuyệt diệu, vô biên của các thi nhân trong quan niệm về thơ và sự thể

nghiệm quan niệm đó. So sánh tính nhạc giữa thơ trung đại và Thơ mới ta thấy rõ “cái mới” trong thơ.

Cách hiệp vần trong Thơ mới rất phong phú, ít sử dụng một vần (độc vận) mà dùng nhiều vần như trong thơ cổ phong trường thiên: vần ôm, vần lưng, vần chân, vần liên tiếp, vần gián cách hoặc không theo một trật tự nhất

định. Đây là những câu thơ toàn thanh bằng “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (Nhị hồ - Xuân Diệu) , hay câu thơ “Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng/Vàng rơi/Vàng rơi/Thu mênh mơng”

(Bích Khê).

Nền văn học trung đại trong khuôn khổ chế độ phong kiến chủ yếu là

một nền văn học “phi ngã”. Sự cựa quậy, bứt phá tìm đến bản ngã đã ít nhiều

xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ hay Tú Xương, Nguyễn Trãi. Bà chúa thơ nơm Hồ Xn Hương đã nói lên tiếng lịng của người

phụ nữ trong xã hội xưa qua bài thơ Bánh trôi nước, Mời trầu. Nguyễn Công Trứ đã khẳng định cái tôi của kẻ làm trai trong Bài ca ngất ngưởng “Vũ trụ nội mạc phi phận sự / Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Đến Phong trào Thơ mới,

cái Tôi ra đời địi được giải phóng cá nhân, thốt khỏi ln lí lễ giáo phong kiến, chính là sự tiếp nối và đề cao cái bản ngã đã được khẳng định trước đó. Đó là một sự lựa chọn khuynh hướng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật mới của các nhà Thơ mới.

Ý thức về cái Tôi đã đem đến một sự đa dạng phong phú trong cách biểu hiện. Cái Tôi với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh của thơ ca đã xuất hiện như một tất yếu văn học. Đó là con người cá tính, con người bản năng chứ khơng phải con người ý thức nghĩa vụ, giờ đây nó đàng hồng bước ra “trình làng” (chữ dùng của Phan Khôi). Xuân Diệu,

nhà thơ tiêu biểu của Phong trào Thơ mới lên tiếng trước: “Tôi là con chim đến từ núi lạ”“Tơi là con nai bị chiều đánh lưới”

Có khi đại từ nhân xưng “tơi” chuyển thành “anh” hoặc có khi lại là “Ta” “Ta là một, là riêng là thứ nhất

Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta”.

Thơ mới mang đến một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này:Quan niệm cá nhân (Hoài thanh), Thơ mới đề cao cái Tôi như một sự cố gắng cuối cùng

để khẳng định bản ngã của mình và mong được đóng góp vào “văn mạch dân tộc”, mở đường cho sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại. Cái “tôi” “Thơ mới” sở dĩ gây một chống ngợp khi vừa có mặt trên thi đàn, vì nó “lạ” quá: đang từ trong những ràng buộc nặng nề của nhân sinh quan và thế giới quan phương Đông Trung cổ, trên nền tảng một xã hội nơng nghiệp cổ truyền, nó bỗng vượt lên, bỏ gánh nặng q khứ lại phía sau để chuyển mình thành con người của xã hội thành thị hiện đại, thấm nhuần sâu sắc tư tưởng tự do dân chủ phương Tây, tắm mình trong văn hóa Pháp, thấm thía cái hạnh phúc được sống đích thực là mình. Mặt khác, vì bị nhổ bật khỏi gốc rễ truyền thống, chưa biết bám víu vào đâu trên mảnh đất cộng đồng để đứng vững, lớp người này không khỏi mang tâm trạng bơ vơ lạc lõng mà xét đến cội rễ, đó cũng chính là áp lực nặng nề của cả một nỗi buồn thời cuộc vẫn đeo đẳng trong tâm thức

suốt mấy thế hệ, từ các bậc cha anh truyền sang con cháu “Cùng một hận truyền nhau từng thế kỷ” (Trò chuyện – Huy Cận).

Các nhà Thơ mới nhận thức rất rõ bản ngã tự do của mình, lần đầu tiên dám đặt mình trong mối tương quan bình đẳng và nhiều chiều với cả vũ trụ xung quanh để ngắm nhìn thế giới và để chiêm ngẫm cái hiện tại mình đang

sống, từ đó, khởi đi một niềm vui sống trước kia chưa bao giờ có: “Tơi chỉ là một cây kim bé nhỏ - Mà vạn vật là muôn đá nam châm - Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm - Sao lại trách người thơ tình lơi lả” (Cảm xúc – Xuân Diệu) “Mai này thiên địa mới tinh khơi - Gió căng hơi và nhạc lên trời - Chim khuyên hót tiếng đầu tiên hết - Hoa lá hồ nghi sự lạ đời” (Xuân đầu tiên – Hàn

Mặc Tử) Thơ mới, biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ là đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm cảm thụ thế giới. Trong Thơ mới, có một sự giao hịa giữa

thế giới nội cảm (cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể trữ tình với thế giới ngoại cảnh, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới bằng việc kết hợp các giác quan một cách kỳ lạ.

Nắng chia nửa bãi, chiều rồi Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu

Sợi buồn con nhện giăng mau Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây

Thơ cũ khi miêu tả về vẻ đẹp của con người thường lấy “thiên nhiên làm chuẩn mực” nhưng đến Thơ mới đặc biệt là Xuân Diệu thì “con người lại trở thành chuẩn mực của thiên nhiên”. Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy

Kiều, Nguyễn Du đã từng viết “Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” hay “Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễn hờn kém xanh”. Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu đã so sánh

khung cảnh thiên nhiên mùa xn “ngon” như một cặp mơi chín mọng đầy sức sống của người con gái đẹp

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

Ngay từ khi ra đời, “Thơ mới đã đổi mới cảm xúc, đã tạo ra một cảm xúc mới trước cuộc đời và trước thiên nhiên, vũ trụ. Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu đã tạo nên bộ mặt riêng cho Thơ mới”. Đó là vẻ đẹp tươi mới, đầy

hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống. Đây là cảnh mưa xuân trong thơ

Nguyễn Bính “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/ Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”. Trong “Chiều Xuân” của Anh Thơ là bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình đầy thơ mộng “Mưa bụi trên bến vắng, hoa xoan tím rụng, cỏ non tràn biếc cỏ". Trong “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là vẻ đẹp của Huế lúc bình minh và đêm trăng sơng Hương “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên – Vườn ai mướt quá xanh như ngọc - Lá trúc che ngang mặt chữ điền- Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó - có chở trăng về kịp tối nay”

Trong thơ trung đại, tình yêu thiên nhiên cũng được Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Huyện Thanh Quan hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm thể

hiện đầy cảm xúc. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là “Cảnh ngày hè” với Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên cịn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Màu xanh của hòe cứ đùn lên mãnh liệt, một sức sống tràn trề từ bên trong trào ra, đùn ra. Cùng với cảnh vật đó là cây lựu ở hiên nhà đang phun thức đỏ, sen trong ao đã ngát mùi hương. Hay trong bài thơ “Nhàn” của

Nguyễn Bỉnh Khiêm là cảnh sắc của bốn mùa “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao/ rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan

niệm sống nhàn hài hòa với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, không màng danh lợi. Trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, khung cảnh làng quê Bắc

Bộ hiện lên thật đậm nét và bình dị, thơ mộng mà trữ tình “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo/ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo/ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt/ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo/ Tựa gối buông cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Thơ mới cũng là một cuộc tổng hợp những truyền thống thơ ca phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại. So với thơ ca truyền thống, Thơ mới nhìn chung tự do hơn, số câu trong một bài thơ thường không hạn định. Mặc dù hướng đến sự tự do hình thức nhưng thơ phá thể và thơ tự do khơng phải là những hình thức phổ biến của Thơ mới. Các hình thức hiệp vần của Thơ mới khá phong phú, mang dấu vết của những lối gieo vần của thơ truyền thống. Cuộc tổng hợp đó, trước hết thể hiện trên bình diện hình thức nghệ thuật. Về thể loại, có thể nói Thơ mới là một bước kế thừa những thể loại đã ổn định của Thơ ca Việt Nam thời Trung đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học các tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)