Dạy học Thơ mới trong thể liên văn bản với thơ ca thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học các tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (Trang 58)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3. Dạy học Thơ mới trong thể liên văn bản với thơ ca thế giới

2.3.3.1. Thơ mới ảnh hưởng từ thơ ca Pháp

Thơ mới ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn của văn học Pháp. Một lực lượng lớn trí thức tây học trẻ táo bạo muốn cách tân thơ cũ đem cái hiện đại

của thơ ca phương tây vào thi ca Việt Nam. Theo giáo sư Hoàng Ngân “Thơ mới không chỉ ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn Pháp đầu thế kỉ XIX mà còn chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng văn học cuối thế kỉ XIX như Chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa siêu thực” (49; 94). Với

hơn 10 năm Thơ mới đã đi trọn con đường hơn 100 năm của thơ Pháp. Quan niện về việc đề cao cảm xúc, đề cao tính trữ tình, quan niệm về cá đẹp về sự đau khổ, cô đơn làm nên những áng văn thơ bất hủ của các thi sĩ lãng mạn như Victor Huy Gơ, Lamartime, Musset....đã có tác động khơng nhỏ đến tư tưởng của các nhà Thơ mới. Đặc biệt là nhà thơ Baudelaire, ơng có ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Đoàn Phú Tứ ở “nghệ thuật tinh vi” cách sáng tạo những bản nhạc huyền diệu bằng liên tưởng tinh tế, hòa hợp tương giao giữa âm thanh, màu sắc và hương thơm. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp là Thế Lữ, trong thơ ơng có ảnh hưởng trường phái lãng mạn Pháp nhất là thể loại tản văn. Trong thơ Huy Thơng có hơi thở của HuyGơ, Hàn mặc Tử và Bích Khê chịu ảnh hưởng sâu sắc của Baudelaire. Nhóm Xn thu nhã tập thì đi đến độ chót của thơ tượng trưng. Các nhà Thơ mới tiếp thu

các yếu tố tư tưởng, nghệ thuật trong thơ ca của Baudelaire và Verlaine, mặt khác tiếp thu một ít tiếng nói tiến bộ của văn học lãng mạn cách mạng Pháp và Tây Âu.

2.3.3.2. Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ Đường

Thơ mới ngồi ảnh hưởng của thơ Pháp thì dấn ấn của thơ Đường cũng in đậm trong sáng tác của các nhà Thơ mới. Tuy sự ảnh hưởng ở mỗi thơ có khác nhau nhưng đều để lại dấu ấn rất riêng, làm nên những phong cách thơ khác nhau đa dạng, phong phú. Có một số nhà thơ như Đơng Hồ, Hàn Mặc Tử, Bích Khê đã từng làm thơ Đường hay như Quách Tấn trước sau chỉ làm thơ Đường... Thơ mới và thơ Đường gặp nhau không phải chủ yếu không phải ở lĩnh vực nghệ thuật. Các nhà Thơ mới bắt gặp cái quen thuộc với mình trong thơ trữ tình của các nhà

thơ Đường như Lý Bạch. Đỗ Phủ, Vương Xương Linh ...

Thơ Đường ảnh hưởng Thơ mới chủ yếu về chất liệu. Chất liệu thơ Đường đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong chỉnh thể thế giới nghệ thuật của Thơ mới. Xuân Diệu “nhà Thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” đã có lần

nói về việc ảnh hưởng của thơ Đường trong sáng tác của ông như sau “Thơ là tư tưởng, tâm hồn cịn là thể xác nữa chứ. Phải có những câu thơ mà thân xác của nó cũng đáng nhớ- chữ dùng âm điệu. Phải học cổ điển ở chỗ đó”. Mùa

thu huyền ảo, xa xưa trong thơ Đường đã ám ảnh tâm hồn các nhà Thơ mới. “Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng tràng thêm nhất sắc”. Các nhà Thơ mới yêu cái hài hòa giữa con người với thiên nhiên trong thơ Đường [24]

Ảnh hưởng của thơ Đường thơ Pháp nhiều khi hòa quyện vào nhau khó phân biệt bởi các nhà Thơ mới đã Việt hóa một cách sáng tạo. Trong Giang Hồ của Lưu Trọng Lư, giọt lệ của ơng có nét giống giọt lệ chứa chan của Tư Mã giang Châu nhưng lại có nét quen thuộc gần gũi với tiếng khóc Đạm Tiên của Nguyễn Du trong Đoạn trường tân thanh. Xuân Diệu chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thơ

Pháp nhưng ta vẫn bắt gặp những nét quen thuộc của thơ Đường“Mây vắng trời trong đệm thủy tinh/ Linh lung bóng sáng bỗng rung rinh”. Câu thơ phảng phất ý thơ của Lí Bạch “Khước há thủy tinh liêm/ Linh lung vọng thu nguyệt”

Lúc đầu khi mới ra đời, Thơ mới làm cho người đọc thấy lạ tai. Thơ cũ quen nắn nót, chạm trổ đúc câu, gọt chữ cịn Thơ mới lại tự do, khơng niêm luật đọc lên nghe lủng củng. Vì vậy đã có khơng ít ý kiến chê trách khả năng sáng tạo âm điệu của Thơ mới “thơ khơng có âm điệu là thơ bỏ đi”. Để bênh vực Thơ mới, Lê Tràng Kiều đã lên tiếng “Thơ mới có âm điệu lắm chứ! Nhưng là thứ âm điệu riêng khác hẳn âm điệu của thơ Đường, của thơ lục bát, song thất lục bát. Âm luật của một thứ tiếng rất là dồi dào, huyền diệu những điệu vô danh mà hữu thực lại rất hợp với tiết tấu thiên nhiên của thanh âm”. Từ thi hứng của văn học trung đại và cận đại với cái ta, cái cộng đồng, cái bề rộng thi thi hứng của Thơ mới và thơ hiện đại là cái riêng, cái tơi, cái bề sâu. Chính vì thế mà Thơ mới từ khi ra đời không bao lâu đã liên hệ với thơ tượng trưng, siêu thực, thơ cách mạng, thơ hiện đại chủ nghĩa và cả hậu hiện đại.

Thơ mới là một hiện tượng văn học có giá trị đầu thế kỉ XX với một bộ mặt riêng, một vị thế riêng. Thơ mới là một cuộc đánh giá lại các thể thơ cũ đồng thời học tập một cách sáng tạo thơ ca nước ngoài nhất là thơ Pháp. Thơ mới đã thực hiện một bước tổng hợp quan trọng giữa thơ Đường, thơ lãng mạn và tượng trưng Pháp với truyền thống thơ ca dân tộc. Thơ mới tổng hòa tinh hoa của phương Đông, phương Tây và truyền thống thi ca dân tộc, đưa thi ca Việt Nam tiến nhanh vào con đường hiện đại hóa. Thơ mới khơng chỉ để lại dấu ấn sâu sắc đương thời mà còn mở ra một viễn cảnh phát triển lâu dài, vô hạn cho thơ ca Việt Nam.

2.4. Một số hoạt động và kĩ thuật dạy học Thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng liên văn bản

2.4.1. Các hoạt động dạy học Thơ mới theo hướng liên văn bản

+ Hoạt động tri giác ngôn ngữ: Đây là bước khởi đầu trong quá trình tiếp

nhận tác phẩm văn học giúp cho việc thâm nhập thế giới nghệ thuật của tác phẩm dễ dàng. Đến với Thơ mới ngay từ hoạt động tri giác ngôn ngữ, ta đã

thấy sự khác lạ chưa từng có trong thơ ca. Thơ mới thổi một luồng sinh khí mới vào một ngơn ngữ tươi mới với một cách diễn đạt mới.

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước sơng trơi Qn tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chịm xoan hoa tím rụng tơi bời Chiều xuân – Anh Thơ

+ Hoạt động tái tạo hình tượng: Là đi tìm để làm xuất hiện thế giới hình

tượng ẩn chứa trong tác phẩm, đồng thời chuyển nó trong nhận thức của riêng mỗi học sinh tạo ra ấn tượng tương đối rõ nét về tác phẩm.

Hình tượng trong Thơ mới trẻ trung, tươi mới khác hẳn trong thơ cũ. Nếu hình ảnh trong thơ cũ là những hình ảnh cơng thức, ước lệ, tượng trưng

thì trong Thơ mới tồn là những hình ảnh mới lạ. Mùa thu trong thơ cũ là “lá vàng, ngô đồng nhất diệp lạc/ Thiên hạ cộng tri thu”, thì trong Thơ mới mùa thu ùa đến với những hình ảnh mới lạ; Mùa thu trong thơ Xuân Diệu là “rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng…Những luồng run rẩy rung rinh lá / Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Rặng liễu như đang mặc niệm một mùa hè đã mất, hay “Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô” của Lưu Trọng Lư

+ Hoạt động liên tưởng, tưởng tượng: Là cảm hứng và sự xúc động thẩm mĩ khi

thâm nhập vào thế giới nghệ thuật với những vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm kích thích nhu cầu bộc lộ bản thân của người đọc giúp người đọc cảm, hiểu được sức lay động và hấp dẫn của hình tượng văn học.

+ Hoạt động phân tích khái quát: Giúp học sinh nắm bắt được chủ đề, linh hồn của

tác phẩm. Học sinh sẽ tìm hiểu các văn bản trong mối quan hệ với các văn bản khác ở những điểm tương đồng hay khác biệt để thấy được đặc sắc của tác phẩm.

+ Hoạt động bình giá: Đây là hoạt động mang tính chất suy ngẫm và phải có

+ Hoạt động tự nhận thức và ứng dụng. Hoạt động này sẽ khác nhau bởi mỗi

em có những đặc điểm riêng về tâm lý: năng lực cảm thụ và tiếp nhận văn học khác nhau, có sự chuyển hố khác nhau trong năng lực sáng tạo và hoạt động thực tiễn.

2.4.2. Các kĩ thuật dạy học Thơ mới theo hướng liên văn bản 2.4.2.1. Kỹ thuật động não (Brainstorming)

Động não hay công não (Brainstorming) là một phương pháp hoạt động

bằng cách nêu các ý tưởng tập trung vào một vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản cho nó. Trong động não thì vấn đề được bàn bạc từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.

Dụng cụ: Tốt nhất là các bảng hoặc giấy khổ lớn để mọi người dễ đọc các ý

kiến, có thể sử dụng hệ thống máy tính kết nối mạng để tiến hành.

Cách thức: Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký.

Giáo viên giao vấn đề cho nhóm, nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt. Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, sau cùng thư ký báo cáo kết quả. Trong quá trình thu thập ý kiến, khơng được phê bình hay nhận xét.

Ưu điểm: Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian, huy động mọi ý kiến của

thành viên, tập trung trí tuệ. Mọi ý kiến đều được ghi nhận, từ đó khuyến khích các thành viên nhóm tham gia hoạt động.

Hạn chế: Rất dễ gây tình trạng lạc đề nếu chủ đề khơng rõ ràng. Việc lựa chọn

các ý kiến tốt nhất có thể sẽ mất thời gian. Nếu nhóm trưởng không đủ bản lĩnh sẽ gây ra tình trạng một số thành viên nhóm q năng động nhưng một số khác không tham gia.

2.4.2.2. Kỹ thuật thảo luận viết - Brainwriting

ý kiến, cả nhóm cùng nhau duyệt ý kiến, sau đó lựa chọn giải pháp tối ưu để báo cáo kết quả.

2.4.2.3. Kỹ thuật XYZ (Còn gọi là kỹ thuật 635)

Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z. Mơ hình thơng thường mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra 3 ý kiến trong khoảng thời gian 5 phút.

2.4.2.4. . Kỹ thuật "Bể cá"

Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm thành viên ngồi giữa phịng và thảo luận với nhau, còn những thành viên khác ngồi xung quanh ở vịng ngồi theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những thành viên đang thảo luận. Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí khơng có người ngồi. Các thành viên tham gia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận. Những người ngồi vịng ngồi có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.

2.4.2.5. Kỹ thuật mảnh ghép (Jigsaw)

Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Khơng chỉ nhận thức hồn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hồn thành nhiệm vụ ở vịng 2). Giáo viên giao việc cho từng nhóm, các nhóm tiến hành thảo luận và rút ra kết quả, đảm bảo từng thành viên của nhóm đều có khả năng trình bày kết quả của nhóm. Mỗi nhóm được tách ra và hình thành nhóm mới theo sơ đồ. Từng thành viên lần lượt trình bày kết quả thảo luận của mình.

Ưu điểm: Đào sâu kiến thức trong từng lĩnh vực, phát huy hiểu biết của học sinh và giải quyết những hiểu sai, phát triển tinh thần làm việc theo nhóm và trách nhiệm của từng cá nhân.

Hạn chế: Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, nếu vòng

thảo luận này khơng có chất lượng thì cả hoạt động sẽ khơng có hiệu quả. Nếu số lượng thành viên khơng được tính tốn kỹ sẽ dẫn đến tình trạng nhóm thừa, nhóm thiếu.

2.4.2.6. Kỹ thuật chia sẻ nhóm đơi (Think-Pair-Share)

Kỹ thuật này giới thiệu hoạt động làm việc nhóm đơi, phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong giải quyết vấn đề. Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian để học sinh suy nghĩ. Sau đó học sinh thành lập nhóm đơi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại. Nhóm đơi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đơi khác hoặc với cả lớp.

Lưu ý: Điều quan trọng là người học chia sẻ được cả ý tưởng mà mình đã nhận

được, thay vì chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân, giáo viên cần làm mẫu hoặc giải thích.

2.4.2.7. Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng được liên kết, do vậy bao quát được phạm vi sâu rộng. Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, mỗi thành viên lần lượt kết nối ý tưởng trung tâm đến ý tưởng của cá nhân, mơ tả ý tưởng thơng qua hình ảnh, biểu tượng hoặc một vài ký tự ngắn gọn. Kĩ thuật này rất thích hợp cho các nội dung ơn tập, liên kết lý thuyết với thực tế.

2.5. Tiến trình tiếp cận các tác phẩm Thơ mới trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng liên văn bản

Tác phẩm văn học được nhà văn sáng tác cho mọi người “đọc”, vì thế người thầy phải giúp học sinh hình thành kĩ năng đọc văn, trở thành người đọc có văn hóa. Giờ học văn là giờ học sinh đọc văn chứ không phải là người

thưởng thức việc thày cô giảng bài rồi chép bài. Phương pháp này đòi hỏi giờ văn trở thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh hướng tới việc làm cho các em có năng lực đọc hiểu bất kì văn bản nào.

Bước 1: Đọc là bước đầu để hiểu bài thơ.

Lí thuyết liên văn bản cho thấy việc khai sinh ra người đọc là để tạo nên

tính đối thoại giữa tác giả và người đọc, mỗi người đọc văn bản sẽ tạo ra cho mình một văn bản phát sinh. Đọc tác phẩm văn học trước hết chúng ta tiếp xúc với những hình thức nghệ thuật cụ thể của ngơn từ nghệ thuật. Đó là những dấu câu và cách ngắt nhịp, là vần điệu, âm hưởng và nhạc tính, là từ ngữ và hình ảnh, là câu và sự tổ chức đoạn văn, là văn bản và thể loại của văn bản… Phân tích tác phẩm văn học khơng được thốt ly văn bản có nghĩa là trước hết phải bám sát các hình thức biểu hiện lên của ngơn từ nghệ thuật, chỉ ra vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung.

Đọc hiểu có ba khâu ; Một là đọc hiểu ngơn từ (chữ, từ, câu, đoạn, văn bản); hai là đọc hiểu hình tượng như là cái biểu đạt và ba là hiểu ý nghĩa như là cái được biểu đạt. Qua việc đọc văn bản, học sinh xác định được giọng điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học các tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (Trang 58)