3.3.3.1. Cách tiến hành
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng được giảng dạy trong cùng thời gian cùng nội dung dạy học tác phẩm Tràng giang của Huy Cận trong chương trình Ngữ văn 11 (Ban cơ bản).
- Các lớp thực nghiệm dạy theo hướng áp dụng các biện pháp đã đề xuất. - Các lớp đối chứng dạy theo các phương pháp vẫn đang sử dụng phổ biến hiện nay.
- Để thực nghiệm dạy học bài Tràng giang theo hướng áp dụng lý thuyết Liên
văn bản, tôi tiến hành các bước sau: * Với GV:
+ Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học và chuẩn bị giáo án. + Bước 2: Tổ chức các hoạt động tự học trên lớp.
Sau giờ dạy Tràng giang và các tác phẩm Thơ mới theo hướng liên văn bản, chúng tôi yêu cầu hai lớp làm một bài kiểm tra cùng đề bài để đánh giá hiệu quả tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của các em.
* Với HS:
- Bước 1: Tự đọc hiểu bài học ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên và hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa.
- Bước 2: Hợp tác với bạn, với giáo viên thông qua các hoạt động tự học ở trên lớp.
- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.
Ở bước 1, Học sinh tự học ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên qua phiếu học tập: thu thập tư liệu về các bài thơ trong chương trình Thơ mới theo hướng liên văn bản. Sau đó, học sinh xử lí thơng tin đã thu nhận được để giải quyết vấn đề bằng việc trả lời các câu hỏi khác trong phiếu học tập và câu hỏi trong Hướng dẫn học bài SGK.
Ở bước 2: HS đem kết quả đọc hiểu của mình trao đổi với bạn, với thầy thông qua hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.
Ở bước 3: HS tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình qua hợp tác với bạn, với thầy đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân qua phần kiểm tra của giáo viên.
3.3.3.2. Cách đánh giá
Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, tơi chọn hình thức so sánh kết quả học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra sau khi dạy học xong bài học giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở bài kiểm tra này, các câu hỏi đưa ra vừa kiểm tra kiến thức trọng tâm HS cần nắm sau bài học vừa kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại của HS.
- Để việc đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm được khách quan hơn, tôi đã mời GV trong tổ dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm để nắm bắt ý kiến đánh giá của đồng nghiệp về cách thức tổ chức dạy học và các biện pháp áp dụng.
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm
- Việc tự học bài ở nhà được học sinh thực hiện khá nghiêm túc. Nhiều học sinh tỏ ra khá hứng thú trong việc thu thập các thông tin liên quan đến bài học. Qua phỏng vấn trao đổi với một số học sinh lớp 11A, 11B các em cho rằng: việc chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên mất thời gian hơn nhưng thú vị hơn vì chính bản thân các em được thể nghiệm và trải nghiệm; từ đó các em thu nhận được nhiều thông tin hơn và biết cách thu thập thông tin cho hiệu quả. Việc rèn kĩ năng thu thập thông tin này không chỉ thực hành khi học Thơ mới mà cịn có thể áp dụng cho những phần học khác, môn học khác. Một số học sinh được hỏi cũng cho rằng: nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn các thao tác khi xử lí thơng tin về bài học các em sẽ dễ dàng hơn khi tự mình tìm ra kiến thức cần nắm về bài học.
- Nhìn chung do có sự tự học tích cực ở nhà nên học sinh tham gia các hoạt động dạy học khá tích cực, khơng khí học tập sôi nổi. Đa số học sinh nhiệt tình tham gia tất cả những hoạt động học tập: trao đổi, thảo luận, lắng nghe, phát biểu ý kiến, nêu những vấn đề thắc mắc… tạo nên khơng khí lớp học khá thoải mái, dân chủ.
- Đa số giáo viên dự giờ cho rằng, các biện pháp rèn kĩ năng tự học áp dụng phù hợp với đặc trưng của thể loại, với đối tượng. Học sinh tỏ ra khá chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, trong việc phối kết hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp và với giáo viên. Nhiều học sinh tỏ ra khá tự tin trong việc trình bày, tranh luận để bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc của nhóm…
3.4.2. Kết quả thực nghiệm cụ thể
Sau khi triển khai dạy các nội dung bài học Tràng Giang, tôi tiến hành cho HS làm một bài kiểm tra 45 phút để đánh giá kiến thức, kĩ năng đã thu được của người học sau giờ dạy thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, tôi cũng cho làm đề bài như vậy, sau khi chấm bài, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3: So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm Lớp Lớp Thang điểm 11A, 11B (Lớp dạy thực nghiệm) 11 C, 11D (Lớp dạy đối chứng) Điểm 9-10 8/87 HS (9,2 %) 2/87 HS (2,3%) Điểm 7-8 50/87 HS (57,5%) 28/ 87 HS (32,2%) Điểm 5-6 27/87 HS (31%) 47/ 87 HS (54,0%) Điểm dưới 5 02/87 HS (2,3%) 10/87 HS (11,5%) Tổng số HS 100% (87 HS) 100% (87 HS)
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thơng qua việc xử lí số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy: chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm, hầu hết các em trả lời tương đối tốt câu hỏi đề bài đưa ra. Phần lớn học sinh đều đi đúng hướng, trả lời đúng trọng tâm. Trong khi làm bài, các em đã biết chọn lọc kiến thức cơ bản, sắp xếp đúng lô gic, vận dụng kiến thức tương đối tốt, thể hiện sự tìm tịi, khám phá, sáng tạo theo ý kiến đánh giá nhận xét riêng của bản thân. Có 66,7% HS lớp thực nghiệm đạt điểm khá giỏi. Tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 34,5%. Chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cũng được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn 2.3 % HS đạt điểm dưới 5. Điều này chứng tỏ, việc rèn kĩ năng tự học phải được thực hiện thường xuyên, liên tục mới có thể đạt được kết quả như mong đợi. Mặc dù thí điểm thực nghiệm ở một bài học, ở hai lớp học nhưng sự khác biệt trong kết quả học tập này cũng phần nào cho thấy triển vọng và tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tế dạy học Thơ mới theo hướng tích hợp liên văn bản cho HS THPT hiện nay.
3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm Tiết 82,83 Tiết 82,83
TRÀNG GIANG
(Huy Cận)
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Giúp học sinh
- Hs cảm nhận được nỗi buồn, cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hoà nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.
- Nỗi buồn của Huy Cận cũng là nỗi buồn của một số thanh niên Việt Nam thời bấy giờ.
- Qua bài thơ ta thấy được phong cách cổ điển và màu sắc triết lí trong thơ Huy Cận cũng như tấm lịng u nước thầm kín của ơng, một thanh niên nhạy cảm trước thiên nhiên và khát khao giao cảm với đời.
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình cũng như phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình và cảm thụ một bài Thơ mới.
3. Về thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chủ động, hứng thú trong học tập
- Yêu mến vẻ đẹp của quê hương đất nước.
- Đồng cảm, trân trọng tấm lòng và tài năng của các nhà Thơ mới - Hiểu được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống.
4. Hs hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá kiến thức. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận
- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về nội dung bài học B. Chuẩn bị của thầy và trò
– GV: Sgk, Sách tham khảo, giáo án, máy tính, máy chiếu (Projector) – HS: Sách giáo khoa, sách tham khảo, bài soạn.
- Đọc diễn cảm và đọc sáng tạo văn bản.
- Định hướng cho học sinh phân tích, cắt nghĩa, mở rộng hệ thống kiến thức theo hướng liên văn bản, liên mơn và khái qt hóa kiến thức bằng thảo luận nhóm, đàm thoại, các câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi tình huống.
- Tổ chức cho học sinh tự bộc lộ tình cảm, nhận thức của mình sau khi học văn bản.
D.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới.
Trong văn học trung Đại, ta bắt gặp hình ảnh dịng sơng Bạch Đằng trong thơ Trương Hán Siêu, dịng sơng của lịch sử gắn liền với thời kì oanh liệt của dân tộc thời kháng chiến chống quân Nan Hán, quân Nguyên Mông. Sông Tiền Đường trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nơi Thúy Kiều tìm đến để giải thốt cho bi kịch đời mình. Hay trong văn học hiện đại ta cũng bắt gặp hình ảnh Sơng Đuống của Hồng Cầm “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” nép mình trước bom đạn của kẻ thù.
Viết về dịng sơng, các nhà Thơ mới bộc lộ tình yêu thiên nhiên, quê hương và cuộc sống tha thiết, mong muốn kéo con người trở về với những giá trị truyền thống tốt đẹp tự ngàn xưa. Dịng sơng trong Thơ mới có vai trị là một phần của thiên nhiên, hội tụ những vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên và cuộc sống con người quê hương, đất nước. Qua đó phần nào cũng thấy được sự đổi mới quan điểm thẩm mĩ của các nhà Thơ mới. Bài thơ Tràng Giang của Huy Cận kết tinh những vẻ đẹp tiềm ẩn ấy nhất.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hđ 1: Tìm hiểu chung
HS đọc phần tiểu dẫn sgk và phát hiện những nét tiêu biểu nhất về cuộc đời và sáng tác của Huy Cận? Tác phẩm tiêu biểu: * Trước CM tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca.
* Sau CM tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa..
Hiểu biết của em về xuất xứ và hoàn cảnh ra đời bài thơ? HS đọc diễn cảm để nắm được giọng điệu và âm hưởng bao trùm bài thơ. Ấn tượng của em khi đọc bài thơ như thế nào?
(Giọng buồn, cô đơn, hiu hắt)
Hướng dẫn hs tìm hiểu các từ Hán việt được chú thích.
HS: Nêu ý nghĩa nhan đề và câu thơ đề từ?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (1919- 2005)
- Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới.
- Đặc điểm thơ Huy Cận giàu chất suy tưởng triết lí, nghệ thuật tạo hình, kết hợp nhuần nhuyễn cả thơ Đường và thơ tượng trưng Pháp (trước cách mạng).
- Ông vừa là một nhà thơ tài ba, vừa là nhà hoạt động xã hội văn hóa có uy tín lớn.
- Năm 1996, ơng được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: Bài thơ in trong tập “Lửa thiêng” – Hoàn cảnh sáng tác: Một buổi chiều thu 1939, khi dạo bước trên triền đê sông Hồng khu vực bến Chèm (Hà Nội ) ngắm nhìn sơng Hồng cuộn chảy, ông nảy sinh cảm xúc viết nên bài thơ này.
II. Đọc – Hiểu văn bản
Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Nhan đề và Lời đề từ.
a. Nhan đề Tràng giang.
Tràng giang từ Hán Việt có nghĩa là sơng dài gợi chất Đường thi cổ kính khiến ta nhớ đến con sông “Trường giang” trong thơ Lí Bạch.
Tràng (Trường) có nghĩa là dài, giang nghĩa là sông
“Duy kiến trường giang thiên tế lưu” - Lí Bạch
Đỗ Phủ trong bài thơ Đăng cao có viết
“Vơ biên lạc mộc tiêu tiêu hạ/ Bất tận Trường giang cổn cổn lai”
Cảnh tượng trong thơ Đỗ Phủ hùng vĩ, tráng lệ “ cuồn cuộn trơi” cịn trong thơ Huy Cận thì chỉ là “sóng gợn, buồn điệp điệp”
GV: Lê Vy có nhận xét về Tràng Giang như sau
“Là sóng khổ nào cũng dập dềnh sóng/ Là tình khổ nào cũng lặng lẽ u buồn”
HS: Ấn tượng ban đầu của em về dịng sơng qua bài thơ Tràng giang?
Sóng sơng hay sóng lịng?
Dịng sơng mênh mông, nước chia đi trăm ngả gợi cho em điều gì?
+ Điệp vần “ang” tạo âm điệu miên man như mở ra một không gian mênh mông khiến người đọc khơng chỉ hình dung được chiều dài của dịng sơng mà cịn thấy được độ rộng của không gian. => Nhan đề bài thơ gợi cổ kính, tâm trạng buồn mênh mang
b. Câu đề từ
+ Được lấy từ câu thơ trong bài “Nhớ hờ” của
Huy Cận.
+ Câu thơ có cảm xúc là “bâng khuâng và nhớ” có cảnh là “Trời rộng – sơng dài”.
Đó là sự xao xuyến, trống vắng, nhớ nhung hoài niệm, là nỗi buồn bâng khuâng xa vắng, nỗi buồn cố hữu trong lòng người dân mất nước.
=> Nhan đề và lời đề từ đã khái quát được cảm hứng chủ đạo của bài thơ đồng thời nói lên đặc điểm của hồn thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám “nhà thơ của nỗi khắc khoải về không gian”
2. Nội dung văn bản
2.1. Không gian sông nước mênh mông
- Không gian sông Hồng, con sông lớn tuôn chảy tự bao đời nay là nguồn cảm hứng lớn cho
nhà thơ bộc lộ “dịng sơng tâm trạng” trong
lịng mình.
Khổ 1. Nỗi sầu vạn kỷ trước không gian sông nước
- Câu 1. Khơi nguồn cảm xúc miên man và bâng khuâng. Sóng gợn nhẹ lăn tăn xơ nhau đến
vô tận >< không gian “tràng giang” -> gợi vô cùng vô tận của vũ trụ, một nghịch lí “sóng gợn trên sơng dài” nhưng khi tâm trạng buồn thì
Câu thơ thứ 2,3 tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng ?
Em đã từng gặp hình ảnh con thuyền trong những bài thơ nào? Cảm nhận của em về những hình ảnh đó?
Gv: Con thuyền trong “Thu Hứng” của Đỗ Phủ là “Con thuyền buộc chặt mối tình nhà”
- Trong “Tự tình III” của Hồ Xuân Hương là hình ảnh
“Chiếc bách buồn vì phận nổi lênh/ giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”
- Trong thơ Nguyễn Khuyến
là “Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”
Hình ảnh cành của khơ gợi cho em suy nghĩ gì?
nhiên vốn có. Bao nhiêu sóng gợn là bấy nhiêu
nỗi buồn dâng lên “điệp điệp”.
- Câu 2 Ngắt nhịp 2/5, từ láy “song song” kết
hợp với từ “điệp điệp” tạo âm điệu trầm lắng. Hình ảnh con thuyền gác mái trôi xuôi theo dòng nước với vẻ chậm rãi, uể oải, hững hờ tách rời nhau tạo một khoảng cách ngăn trở. - Câu thứ 3: ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 gợi sự đối lập ở 2 thái cực bởi sự vận động trái chiều của sự vật: Thuyền về >< nước sầu. Mối sầu vì sự vật chia cách hay mối sầu chất chứa trong lòng nhà thơ, đi đâu về đâu trong trăm ngả ấy.
- Câu thơ thứ 4: “Củi một cành khô lạc mấy dịng” có tới 6 cấp độ của cảm giác cơ đơn:
+ Hình ảnh củi: gợi cái vơ nghĩa, vơ giá trị + Một: gợi sự ít ỏi, lẻ loi
+ Cành: lại chỉ là một nhánh nhỏ của chỉnh thể + Lạc: lạc lõng, bơ vơ, mất phương hướng + Khô: là trạng thái của sự vật đã bị rút kiệt sự sống
+ Mấy dòng: gợi ra cái bát ngát rợn ngợp của không gian.
→ Câu thơ gợi lên hình ảnh một cành củi khô gầy guộc, nhỏ bé, tội nghiệp đang bị mấy dịng nước xơ đẩy, dập vùi, giằng xé. Cái lạc lõng, cô đơn của cành củi cũng là cảm giác về sự lẻ loi,