Các tác phẩm Thơ mới trong chương trình THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học các tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (Trang 47 - 50)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Các tác phẩm Thơ mới trong chương trình THPT

+ Theo chương trình thí điểm Trung học phổ thông (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 47/2002/QĐ-Bộ GD và ĐT ngày 19 tháng 11năm 2002 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ) được xuất bản tháng 7 năm 2004, có 2 bộ sách giáo khoa lớp 11 được biên soạn. Bộ sách thứ nhất do Trần Đình

Sử làm Tổng chủ biên là sách giáo khoa Ngữ văn 11 (nâng cao). Bộ sách thứ 2 do Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên là sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Chương trình chuẩn) gồm các tác phẩm Thơ mới sau:

TT VĂN BẢN

Vội vàng - Xuân Diệu. Tràng giang - Huy Cận

Đây thôn Vĩ Dạ -Hàn Mặc Tử.

Tương tư - Nguyễn Bính (Đọc thêm) Chiều Xuân - Anh Thơ (Đọc thêm)

Một thời đại trong thi ca - Hồi Thanh (Phê bình văn học)

Những bài Thơ mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 11 là những bài thơ hay, tiêu biểu nhất thể hiện khá rõ nét đặc trưng cơ bản của thơ lãng mạn. Nhưng ở mỗi nhà thơ, mỗi bài thơ, những đặc trưng đó được thể hiện với những sắc thái riêng biệt, độc đáo tùy thuộc vào đối tượng, hoàn cảnh riêng, cảm xúc, quan niệm nghệ thuật, tài năng và cá tính sáng tạo của từng nhà thơ.

Vội vàng của Xuân Diệu là bài thơ xuất sắc in trong tập thơ thơ (1938)

bài thơ như nguồn xúc cảm ào ạt trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của nhà thơ Xuân Diệu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ mang tâm trạng tha thiết với đời; đời với Xuân Diệu trước hết là sự sống của tuổi trẻ yêu đương và của thiên nhiên tạo vật tràn đầy nhựa sống. Xuân Diệu luôn khao khát sống và giao cảm với đời nhưng chính ơng đã hiểu rõ là cuộc sống mong manh không bền vững

và nguyên cớ chính là do sự trơi chảy của thời gian, nên Xuân Diệu “vội vàng”, “giục giã”. Thời gian trong thơ Xuân Diệu không tách rời không gian.

Tác giả có ý thức sâu sắc về quan hệ giữa thời gian và không gian. Thời gian không trôi chảy mơ hồ chung mà trên dịng đời, trong tình u lứa đôi và trong môi trường của thiên nhiên tạo vật. Bằng ngôn ngữ rất đỗi phương Tây, nhưng tình cảm của nhân vật trữ tình lại rất gần gũi, thân quen. Xuân Diệu đã mang

đến cho người đọc một giọng thơ lạ, một cách cảm nhận về mùa xuân nồng nàn. Qua đó, ta thấy được lòng yêu đời và khát vọng sống mãnh liệt của thi

nhân. Đúng như nhà phê bình Thế Lữ đã nhận xét “Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, Xuân Diệu dang tay chào đón nhựa sống rào rạt của cuộc đời”.

Tràng giang của Huy Cận gợi đến sông nước mênh mang và tấm “ lòng quê” của thi sĩ trước “sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Đây là một bài thơ sơng nước: sóng gợn, con thuyền xi mái, nước song song, bờ xanh, bãi vàng…, cảnh nào cũng buồn, cũng nhỏ nhoi, lặng lẽ; buồn điệp điệp, gió đìu hiu, bến cơ liêu, bèo dạt, bóng chiều sa, dờn dợn, và trống vắng cô đơn (Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều), khơng tiếng, khơng đị, khơng cầu, khơng khói,

bài thơ thể hiện tình người yêu quê, nhớ quê thăm thẳm và kín đáo gửi gắm tâm sự yêu nước của Huy Cận.

Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính biểu hiện một mối tình, một nỗi nhớ

trên cái hồn quê quen thuộc, sâu đậm, gợi cảm của làng quê Việt Nam. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ đậm chất quê, hồn quê của vùng đồng bằng Bắc bộ. Bài thơ mượt mà thể hiện được tâm trạng chân thành của chàng trai ở thôn quê giãi bày nỗi nhớ nhung, hờn dỗi, nuối tiếc và khát vọng tình u cao đẹp. Bài thơ có nhiều cung bậc, nhiều tâm trạng khác nhau. Đó chính là nét đặc sắc của bài thơ và cũng là cái riêng biệt của thơ Nguyễn Bính.

Đây thơn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử là một bài thơ hay về tình yêu đơi lứa

cũng như tình quê. Thiên nhiên đẹp và tình người sâu nặng với những mơ ước, những dè dặt, tình đời như nửa thực nửa hư. Bài thơ bộc lộ tấm lòng của tác giả, một nhà thơ mang theo nhiều nỗi niềm mơ ước và cũng hiểu rõ giới hạn của mình có thể tìm đến với cuộc đời...

Chiều xuân của Anh Thơ mang nhịp sống thong thả, yên bình dường

như cố hữu của phương thức sản xuất nông nghiệp phong kiến chứ không chát chúa tiếng trống thúc thuế dồn sưu, không vang động tiếng kêu trời oan ức của những người nông dân nghèo bị áp bức như trong nhiều tác phẩm hiện thực phê phán. Ấy là sự thản nhiên của Anh Thơ – thản nhiên gạt ra

ngoài những ồn ào, những chấn động mạnh mẽ mà tìm đến những gì tĩnh lặng, trong sáng.

2.3. Giải pháp tiếp cận các tác phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng liên văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học các tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (Trang 47 - 50)