Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 28 - 30)

1.5. Đặc điểm của cán bộ quản lí trường học ở huyện

1.5.2. Đặc điểm xã hội

1.5.2.1. Hoàn cảnh sống

Đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Hoành Bồ, 100% là những người đang sinh sống và lập gia đình tại địa phương, thu nhập chính dựa vào lương, có mức thu nhập cao gấp 2,5 lần mức thu nhập bình quân tại địa phương, do đó bản thân và gia đình cơ bản có đời sống ổn định, mặt khác luôn được sự quan tâm về mọi mặt của cấp ủy chính quyền địa phương, đây là những nhân tố quan trọng giúp người cán bộ n tâm cơng tác, gắn bó với cơng việc. Tuy quê quán, nơi sinh của cán bộ có khác nhau, từ nhiều miền quê trong cả nước như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định... nhưng hầu hết đều xuất thân từ nông thơn, gia đình nơng dân, cơng

nhân và đều có q trình làm ăn sinh sống, học tập, cơng tác nhiều năm tại địa bàn huyện. Mặt khác xuất phát từ những đặc điểm riêng về tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội địa phương mà bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường học thuộc huyện ln có truyền thống yêu quê hương, đất nước, cần cù chịu khó lao động, sản xuất, cố gắng, tích cực học tập công tác để vươn lên, chủ động sáng tạo trong cơng việc, có tinh thần tương thân, tương ái, đồn kết gắn bó với cộng đồng, gần gũi với quần chúng nhân dân

1.5.2.2. Quan hệ xã hội

Là CBQL các trường THCS thuộc huyện, 100% bản thân và gia đình đều đang cư trú, sinh sống và gắn bó với địa phương, nên CBQL trường học chịu sự chi phối của các yếu tố như văn hóa, phong tục, tập quán, đặc biệt là các mối quan hệ: họ hàng, dòng tộc, quen biết. Đa số CBQL trường học thuộc huyện có mối quan hệ tốt với cộng đồng, làng xóm, khu dân cư. Bản thân ln gương mẫu trong cơng việc chung, có lối sống giản dị, hài hịa, bản thân và gia đình ln chấp hành tốt những quy định của thôn, bản, khu phố và chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Do vậy được phụ huynh học sinh kính trọng, nhiều đồng chí trở thành những người có uy tín, có khả năng thuyết phục, cảm hóa và có tầm ảnh hưởng lớn đối với nhân dân trên địa bàn. Nhiều đồng chí đã được tín nhiệm bầu vào cấp ủy cơ sở, hội đồng nhân dân các cấp. Tuy vậy cũng đã nảy sinh các mối quan hệ tiêu cực như: mất uy tín tại địa phương và đơn vị công tác, thiếu công bằng trong công việc, không chấp hành đầy đủ quy định của địa phương, thơn, bản khu phố.

Có thể thấy các mối quan hệ xã hội vừa là nhân tố giúp cho người CBQL trường học thuận lợi hơn trong công tác quản lý, điều hành như: huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước... nhưng cũng đồng thời là các yếu tố gây trở ngại trong công việc, khiến cho người CBQL trường học dễ lâm vào tình trạng nể nang, thiên vị, cục bộ địa phương... như: sức ép từ sự ảnh hưởng của dòng họ, của các mối quan hệ quen biết, sự ảnh hưởng của các lợi

ích kinh tế đối với bản thân và gia đình. Như vậy trong giai đoạn hiện nay địi hỏi cần có sự ln chuyển, sắp xếp bố trí CBQL nói chung CBQL giáo dục nói riêng tại các địa phương theo một thời gian nhất định, không nên để một CBQL công tác quá lâu tại một địa phương, hay một đơn vị.

1.5.2.3. Quan hệ quản lí

Dưới góc độ quan hệ quản lý, người cán bộ lãnh đạo quản lý các trường học thuộc huyện chịu sự chi phối của nhiều mối quan hệ quản lý, trong đó về góc độ tổ chức Đảng, người CBQL với tư cách là đảng viên chịu sự quản lý của chi bộ Đảng, của cấp ủy cơ sở. Về góc độ chun mơn chịu sự quản lý trực tiếp của phòng Giáo dục&Đào tạo và Sở Giáo dục&Đào tạo, dưới góc độ là đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện chịu sự quản lý của phịng Tài chính huyện, UBND huyện. Dưới góc độ là người cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc huyện chịu sự quản lý trực tiếp của BTV Huyện ủy, UBND huyện. Ngồi ra cịn có những mối quan hệ chi phối khơng cơ bản khác như: cơng đồn, đồn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ...

Như vậy có thể thấy người CBQL giáo dục chịu sự chi phối của rất nhiều các mối quan hệ quản lý, trong các mối quan hệ quan hệ quản lý này có những “phần chồng chéo” nhất định do tổ chức bộ máy và do cơ chế lãnh đạo, điều đó có những ảnh hưởng nhất định tới người CBQL giáo dục theo cả hai hướng, tích cực và tiêu cực. Do vậy để công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL giáo dục được hiệu quả, cần phải xây dựng cơ chế lãnh đạo phù hợp, trong đó cần thực hiện phân cấp quản lý mạnh hơn nữa để giảm bớt các quan hệ quản lý cũng như sự chồng chéo trong quản lý cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)