2.3. Đánh giá thực trạng quản lí luân chuyển và đề bạt cán bộ
2.3.4. Thực trạng về hiệu quả việc luân chuyển và đề bạt CBQL
THCS trên địa bàn huyện
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 cảu Bộ chính trị về cơng tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý; Quy chế luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo quản lý ban hành năm 2013 của Tỉnh uỷ Quảng Ninh. Ban Thường vụ Huyện ủy Hoành Bồ đã ban hành Quy chế luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo quản lý đối với cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc huyện nhằm các mục đích, yêu cầu sau đây [14]:
Thứ nhất: Tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất
là cán bộ trẻ, có triển vọng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh, toàn diện và vững vàng hơn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của toàn bộ hệ thống chính trị của các cấp, các ngành, các lực lượng vũ trang trên địa bàn.
Thứ hai, Từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là những đơn vị điều kiện kinh tế-xã hội cịn khó khăn, nhằm ổn định tình hình, nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở địa phương, đơn vị.
Thứ ba, Việc luân chuyển cán bộ phải được tiến hành một cách đồng bộ, thường xuyên, nhưng phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ có chun mơn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác; vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận.
Thứ tư, Đối với cán bộ luân chuyển thuộc diện để đào tạo, phát triển: Ở
vị trí cơng việc được giao, sau 1 năm đến cơ sở mới phải nắm bắt được tình hình và phát hiện được những vấn đề mới, những vấn đề khó khăn, yếu kém, mâu thuẫn …trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện, sau 2 năm có kết quả, sau 3 năm phải có kết quả chuyển biến rõ nét, được địa phương, đơn vị và cấp trên ghi nhận.
Thứ năm, Làm tốt công tác tư tưởng, đảm bảo sự thống nhất cao trong thực hiện công tác luân chuyển, tạo sự thống nhất, ổn định trong đơn vị có cán bộ luân chuyển đi và đến; các cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân cán bộ phải nghiêm túc chấp hành quyết định luân chuyển của cấp có thẩm quyền; chống tư tưởng cục bộ, khép kín, gây khó khăn, cản trở đối với cán bộ từ nơi khác đến hoặc lợi dụng luân chuyển để đưa cán bộ khơng phù hợp với mình đi nơi khác.
Thứ sáu, Không thực hiện luân chuyển đối với cán bộ có khuyết điểm, hạn chế về năng lực, uy tín giảm sút, khơng có triển vọng phát triển.
Từ Quy chế luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xác định rõ đối tượng cán bộ lãnh đạo quản lý trong diện luân chuyển là các cán bộ đương nhiệm, trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp và cán bộ trẻ, cán bộ không là người địa phương và cán bộ đảm nhiệm chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp trở lên ở một địa phương, cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ của huyện, từ tháng 01/2010 đến nay huyện Hồnh Bồ đã có 105 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thực hiện việc luân chuyển công tác theo quy chế của huyện, trong đó luân chuyển cán bộ quản lý các trường THCS thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo huyện 40 đồng chí, cụ thể từng năm như sau.
Bảng 2.8: Kết quả luân chuyển CBQL các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010-2014
Kết quả luân chuyển Tổng số đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng cộng 32 6/72 8/80 10/79 8/88 8/92 40
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện
Kết quả bảng 2.8 cho thấy, năm 2010 chỉ có 6/72 cán bộ quản lý được luân chuyển, đến năm 2011, việc tổ chức LCCB được tiến hành ở một số đơn vị với 8 CBQL được luân chuyển. Tăng và ổn định dần trong những năm tiếp theo. Số CBQL trường học trong huyện được luân chuyển là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng. Một số trường hợp vừa luân chuyển vừa kết hợp đề bạt, bổ nhiệm. Một số CBQL đã giữ chức vụ 5-10 năm BNL kết hợp với luân chuyển đến trường khác trong huyện. Có 05 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) được luân chuyển đến làm lãnh đạo các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Tuy số lượng CBQL được luân chuyển chưa nhiều nhưng việc tổ chức thực hiện đã được tiến hành ở hầu hết các trường học trong huyện.
Chúng ta cũng đã biết chủ trương thực hiện LCCB hiện nay là phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề nhạy cảm trong công tác cán bộ. Việc luân chuyển cán bộ được tiến hành thận trọng, đúng quy trình, đảm bảo nguyên tắc, giữ vững sự ổn định và là điều kiện thuận lợi cho cán bộ được luân chuyển có cơ hội học tập nâng cao năng lực quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế có chỗ, có nơi việc luân chuyển cán bộ chưa đạt được yêu cầu này. Theo đánh giá, nhận xét CBQL hiện nay, một số trường tập trung nhiều CBQL lý được đánh giá năng lực quản lý giỏi, trong khi đó một số trường chỉ có CBQL lý được đánh giá năng lực quản lý khá, trung bình.
Chúng ta cũng đã biết chủ trương thực hiện luân chuyển cán bộ hiện nay là phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề nhạy cảm trong cơng tác cán bộ. Thực hiện luân chuyển cán bộ không tiến hành ồ ạt mà thực hiện có điểm, có diện, từng bước, có kế hoạch cụ thể và chặt chẽ.
Theo số liệu thực tế về cơ cấu độ tuổi và thâm niên cơng tác quản lý, cịn một số CBQL trường THCS đã làm công tác quản lý trên 10 năm nhưng chưa thực hiện luân chuyển. Như vậy, việc tổ chức luân chuyển CBQL trường THCS trong những năm qua đã thực hiện, nhưng chưa triệt để.
Nguyên nhân: Thứ nhất, do chưa quán triệt, nhận thức sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về việc luân chuyển cán bộ của lãnh đạo ngành đối với CBQL các trường học. Thứ hai, do tâm lý ngại thay đổi, chủ quan, chưa
thấy rõ tác dụng của việc luân chuyển cán bộ của một số CBQL. Một số ít CBQL nếu luân chuyển đến một trường cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục chưa cao lại coi đó như một hình thức bị kỷ luật hoặc bị cấp trên “ghét bỏ”.
Ngoài ra khi thực hiện luân chuyển CBQL còn gặp một trở ngại nữa là do tư tưởng cục bộ địa phương, CBQL được chuyển đến gặp khó khăn cũng nản chí và lại xin trở lại đơn vị cũ. Một phần nữa là do chưa có được chính sách thoả đáng dành cho CBQL trong việc thực hiện luân chuyển cán bộ. Mặc dù vậy, việc tổ chức luân chuyển CBQL trường học huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã cho thấy hiệu quả rất tốt từ việc thực hiện chủ trương này. Đây là thành công bước đầu và là cơ sở để ngành giáo dục tiếp tục thực hiện luân chuyển CBQL trên diện rộng hơn, triệt để hơn trong những năm tới.
Để có cái nhìn thực tế hơn về tác dụng của luân chuyển cán bộ quản lý trường học, chúng tôi đã sử dụng 180 phiếu thăm dò ý kiến của CBQL, giáo viên các THCS thuộc huyện Hồnh Bồ về tác dụng của cơng tác ln chuyển cán bộ quản lý, kết quả thu được như sau:
- Tác dụng đối với việc nâng cao chất lượng quản lý trường học
+ Qua 22 phiếu thăm dò, lấy ý kiến của CBQL thu được kết quả như sau: - Có tác dụng tốt: 19 phiếu.
- Có tác dụng bình thường: 03 phiếu.
- Có tác dụng tốt: 126 phiếu.
- Có tác dụng bình thường: 14 phiếu. - Khơng tốt: 10 phiếu.
- Tác dụng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
trường học
+ Qua 22 phiếu thăm dò, lấy ý kiến của CBQL thu được kết quả như sau: - Có tác dụng tốt: 17 phiếu.
- Có tác dụng bình thường: 04 phiếu. - Không tốt: 01 phiếu.
+ Cũng cùng ý kiến này khi hỏi 150 giáo viên thì kết quả là: - Có tác dụng tốt: 124 phiếu.
- Có tác dụng bình thường: 14 phiếu. - Không tốt: 12 phiếu.
Từ phiếu thăm dò, lấy ý kiến CBQL, giáo viên các trường THCS huyện Hồnh Bồ, chúng tơi thấy hầu hết cán bộ, giáo viên đều nhận thức rõ và thấy được tác dụng tốt của việc tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL trường học. Thực hiện tốt việc luân chuyển CBQL trường học sẽ góp phần nâng cao chất lượng cơng tác quản lý và chất lượng đội ngũ CBQL và như vậy chất lượng giáo dục chắc chắn cũng sẽ được nâng lên.