3.2. Một số giải pháp thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL
3.2.3. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành quy chế bổ nhiệm,
lại, luân chuyển cán bộ quản lý các trường học trực thuộc huyện quản lý
3.2.3.1. Mục tiêu giải pháp
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực, trình độ chun mơn, hiệu quả cơng tác.
Tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh, bố trí hợp lý cơng tác đối với CBQL các trường học trong huyện; tạo nề nếp thường xuyên trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường học giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi. Giúp CBQL trường học được rèn luyện ở nhiều địa bàn khác nhau, mở rộng kiến thức năng lực quản lý, phát huy sở trường, năng lực cơng tác; tránh tình trạng trì trệ, quan liêu, tâm lý thỏa mãn, chọn đơn vị, vị trí cơng tác; tạo thế chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ, tránh hụt hẫng trong đội ngũ CBQL trường học thuộc huyện. Giải quyết tốt mối quan hệ tương quan giữa việc bố trí cơng tác và quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường học.
Đảm bảo đội ngũ CBQL các trường học thuộc huyện thông suốt về tư tưởng, thống nhất về nhận thức để nghiêm túc chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền.
3.2.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp
Sau khi xác định rõ quan điểm, mục tiêu, căn cứ vào tình hình thực tiễn của huyện về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường học. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phối hợp với Phòng Nội vụ, thực hiện xây dựng quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL các trường học thuộc huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Để xây dựng và ban hành quy chế, tổ chức thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng phòng Nội vụ huyện tiến hành rà sốt tồn diện, thật kỹ đội ngũ CBQL đương nhiệm và dự nguồn quy hoạch CBQL các trường học trong huyện. Chú ý đặc điểm, điều kiện của từng địa phương nhất là ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa trung tâm huyện cịn nhiều khó khăn, chú ý đến điều kiện của CBQL để xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế được sát đúng, đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định, cụ thể:
* Đối với bổ nhiệm CBQL:
- Đối tượng áp dụng quy chế gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THCS thuộc huyện;
- Thời hạn bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. - Điều kiện bổ nhiệm: Cán bộ đề nghị bổ nhiệm cần đảm bảo các tiêu chuẩn chung của cán bộ lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh lãnh đạo cụ thể; đạt chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên từng cấp học và được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng đối với CBQL; Tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung khơng khóa 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ; Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận; Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Trình tự bổ nhiệm CBQL gồm:
Bước 1: Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện cùng tập thể cấp ủy chi bộ, lãnh đạo nhà trường nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, những vấn đề cần làm rõ và căn cứ vào chức danh CBQL để thảo luận thống nhất danh sách cán bộ trong nguồn quy hoạch dự kiến bổ nhiệm. Danh sách nhân sự dự kiến bổ nhiệm nên có từ 2 đến 3 đồng chí trở lên.
Thông báo cho cán bộ dự kiến bổ nhiệm xây dựng “Đề án quản lý và phát triển nhà trường (trường nơi cán bộ dự kiến bổ nhiệm) giai đoạn 2015-2020”
Bước 2: Tổ chức Hội nghị để cán bộ được dự kiến bổ nhiệm trình bày Đề án và lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm
Nội dung hội nghị:
- Nêu yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn CBQL và danh sách nhân sự đã chuẩn bị ở bước 1;
- Trình bày và thẩm định đề án: Nhân sự dự kiến đề nghị bổ nhiệm lần lượt trình bày đề án đã chuẩn bị, sau đó Hội đồng thẩm định chất vấn, phản biện, xem xét và tiến hành bỏ phiếu đánh giá chất lượng đối với từng đề án theo mức độ A, B, C, D.
- Giới thiệu tín nhiệm cán bộ: Đại biểu là cán bộ, giáo viên của đơn vị bỏ phiếu giới thiệu tín nhiệm nhân sự đề nghị bổ nhiệm.
Kết quả phiếu tín nhiệm và chất lượng đề án là một nội dung quan trọng để xem xét đánh giá bổ nhiệm cán bộ.
Bước 3: Tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị tổng hợp, phân tích các kết quả đã thực hiện theo quy trình, lựa chọn phương án đề nghị bổ nhiệm. Hồn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ xem xét, quyết định.
* Đối với bổ nhiệm lại CBQL:
- Điều kiện bổ nhiệm lại: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ, có đủ tiêu chuẩn chung của cán bộ lãnh đạo, quản lý và được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại; Có đủ sức khỏe để hồn thành nhiệm vụ;
- Thời hạn bổ nhiệm lại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. - Trình tự bổ nhiệm lại CBQL gồm:
+ Trước thời gian 01 tháng khi hết thời hạn bổ nhiệm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện có văn bản gửi Ban Tổ chức, phòng Nội vụ để thống nhất thực hiện quy trình bổ nhiệm lại CBQL. Thơng báo cho CBQL làm bản tự kiểm điểm về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ.
+ Tổ chức Hội nghị để thực hiện quy trình bổ nhiệm lại CBQL: Nội dung gồm có: CBQL bổ nhiệm lại trình bày tự kiểm điểm; Bỏ phiếu tín nhiệm đề nghị bổ nhiệm lại.
+ Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, ý kiến tham gia của tập thể, kết quả phiếu tín nhiệm tại hội nghị để thống nhất đề xuất việc bổ nhiệm lại CBQL trường học.
* Đối với luân chuyển CBQL
- Nguyên tắc thực hiện luân chuyển CBQL trường học:
+ Việc thực hiện luân chuyển CBQL các trường học là thường xuyên, theo kế hoạch; được công bố công khai và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Đảm bảo khách quan, cơng bằng, khoa học, phù hợp tình hình thực tế và chuyên môn, nghiệp vụ; chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân; khơng gây mất đồn kết và không làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Nhằm thực hiện nghĩa vụ cơng tác ở các địa bàn khó khăn của huyện, bổ sung kịp thời CBQL cho những đơn vị còn thiếu, cịn yếu và ln chuyển số CBQL đã hồn thành nghĩa vụ cơng tác ở những vùng khó khăn về vùng thuận lợi.
- Thời hạn định kỳ luân chuyển CBQL là một nhiệm kỳ, trường hợp đặc biệt có thể xem xét luân chuyển trước hoặc sau một nhiệm kỳ nhưng không quá hai nhiệm kỳ.
- Nội dung thực hiện luân chuyển, điều động bổ nhiệm cán bộ quản lý: + Luân chuyển cán bộ quản lý từ đơn vị này sang đơn vị khác, giữ chức vụ cán bộ quản lý cấp trưởng hoặc cấp phó;
+ Điều động bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp phó từ đơn vị này sang đơn vị khác, giữ chức vụ cán bộ quản lý cấp trưởng.
- Quy trình thực hiện luân chuyển CBQL
+ Căn cứ Kế hoạch luân chuyển, điều động bổ nhiệm CBQL đã được Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với phòng Nội vụ huyện thực hiện rà soát các đối tượng cần xem xét luân chuyển, điều động bổ nhiệm CBQL; Thông báo bằng văn bản đến đơn vị và cá nhân có liên quan biết, chuẩn bị các loại hồ sơ theo quy định.
+ Việc xét luân chuyển thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thành lập Hội đồng xét luân chuyển, điều động bổ nhiệm CBQL gồm các thành viên sau:
- Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch UBND huyện
- Phó Chủ tịch Hội đồng: 01 Phó Chủ tịch UBND huyện;
- Các ủy viên: Trưởng, phó phịng Giáo dục và Đào tạo; Trưởng Phịng Nội vụ huyện; Chủ tịch Cơng đồn ngành Giáo dục huyện;
- Thư ký Hội đồng: Cán bộ Tổ chức phòng Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện lập danh sách trích ngang các thơng tin cơ bản của cá nhân trong diện xem xét luân chuyển, điều động bổ nhiệm trình Hội đồng xem xét.
Bước 3: Căn cứ vào điều kiện tiêu chuẩn để xét luân chuyển CBQL và các thông tin của cá nhân, Hội đồng tiến hành họp xét thống nhất, sắp xếp các vị trí đảm bảo theo nguyên tắc đã đề ra.
Bước 4: Căn cứ kết quả xét duyệt của Hội đồng, Chủ tịch UBND huyện ra quyết định luân chuyển, điều động bổ nhiệm cụ thể về mặt nhà nước.
Nhìn chung việc luân chuyển CBQL các trường học cần cố gắng sắp xếp đủ về số lượng, đồng đều về chất lượng, sao cho các CBQL cùng trường có thể bổ sung những thế mạnh và học hỏi được kinh nghiệm lẫn nhau. Phải tạo thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết trong nhà trường. Việc luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL hợp lý sẽ tạo điều kiện cho CBQL phát huy được sở trường công tác, hạn chế được mặt yếu của người làm công tác quản lý. Như vậy, rõ ràng nếu làm tốt việc luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL trong các trường học theo đúng quy hoạch, kế hoạch thì chúng ta sẽ xây dựng được một đội ngũ CBQL đồng bộ, có chất lượng cao góp phần nâng cao chất lượng quản lý trường học, giúp nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để việc thực hiện quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL đạt kết quả tốt, cần có sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện; sự phối hợp tốt giữa Ban Tổ chức Huyện uỷ, Phòng Giáo dục và Phòng Nội vụ trong việc triển khai nhiệm vụ.
Các cấp uỷ đảng, tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị trường học và cá nhân CBQL phải chấp hành nghiêm quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL các trường học thuộc huyện.
Cán bộ được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển được đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và chính sách đặc thù của địa phương.