Thực trạng việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện luân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 54 - 59)

2.3. Đánh giá thực trạng quản lí luân chuyển và đề bạt cán bộ

2.3.3. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện luân

đề bạt CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện

Lựa chọn CBQL là khâu then chốt, quyết định trong công tác cán bộ. Lựa chọn đúng CBQL là điều kiện, tiền đề để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đúng. Bổ nhiệm đúng CBQL lãnh đạo, quản lý trong bộ máy của Đảng và Nhà nước ta là góp phần trực tiếp, quyết định, biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương thành hiện thực.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 - Khoá VIII và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực” và “hồn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, coi trọng cả năng lực và đạo đức” nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Nghị quyết qui định chế độ bổ nhiệm cán bộ: “Thực hiện chế độ bổ nhiệm cán bộ có thời hạn, hết thời hạn giữ chức vụ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào mức độ hồn thành nhiệm vụ của cán bộ và yêu cầu công tác để xem xét quyết định có tiếp tục bổ nhiệm cán bộ đó nữa khơng”.

Quyết định số 51-QĐ/TW ngày 03/05/1999 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ ở điều 4 nêu rõ:

- Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ là 5 năm đối với cán bộ cấp tr- ưởng, cấp phó.

- Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ dưới 5 năm đối với một chức vụ đặc thù theo qui định riêng.

Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo ở Chương II, mục 1 điều 5 qui định: “Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm; đối với một số cơ quan, đơn vị đặc thù có thể quy định thời hạn mỗi lần bổ nhiệm ngắn hơn”. Chương II, mục 1 điều 6 quy định về điều kiện bổ nhiệm như sau:

- Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước;

- Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, trong đó có kê khai tài sản, nhà, đất theo quy định;

- Tuổi bổ nhiệm:

+ Cán bộ, công chức bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;

+ Riêng các chức vụ trưởng phịng, phó trưởng phịng các quận, huyện và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ);

+ Trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu;

- Có đủ sức khoẻ để hồn thành nhiệm vụ được giao;

- Khơng trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức.

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học, tại Điều 18 quy định: “Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học”.

Thực hiện các Quyết định trên, Huyện ủy Hoành Bồ đã ban hành Quy chế số 01-QC/HU ngày 22/8/2009 về bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại cán bộ, điều động và luân chuyển cán bộ. Theo phân cấp quản lý, việc bổ nhiệm CBQL các trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở do Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm. Từ năm 2010 đến nay, ngành giáo dục huyện Hoành Bồ đã tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 60 CBQL các trường THCS.

Bảng 2.7: Kết quả bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các trường THCS huyện Hoành Bồ giai đoạn 2010-2014

Kết quả bổ nhiệm Tổng số đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng cộng 32 6 8 31 7 8 60

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện

Kết quả bảng 2.7 cho thấy: hàng năm bổ nhiệm trung bình từ 7-8 cán bộ quản lý, riêng năm 2012 bổ nhiệm 31 cán bộ quản lý, trong đó bổ nhiệm mới 17 (do có 07 trường mầm non mới thành lập cuối năm 2011) và bổ nhiệm lại 14 cán bộ quản lý. Nhìn chung cơng tác bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học huyện Hoành Bồ trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, chất lượng quản lý giáo dục trong tình hình mới.

Tuy nhiên, theo Thơng tư số 71 ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và Thông tư 35 ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, năm học 2014-2015 huyện Hoành Bồ được Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tổng số 92 biên chế cán bộ quản lý, trong đó: CBQL mầm non: 44, CBQL Tiểu học: 31, CBQL THCS: 19. Hiện nay mới bổ nhiệm tổng số 86 cán bộ quản lý, cụ thể: CBQL mầm non: 39 (còn thiếu 05 CBQL); CBQL Tiểu học: 28 (thiếu 03 CBQL); CBQL THCS: 19 (đủ

theo biên chế giao). Từ thực trạng trên, hiện nay cấp học mầm non và Tiểu học vẫn thiếu tổng số 08 CBQL theo biên chế được giao. Nguyên nhân là do chất lượng quy hoạch nguồn cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ quản lý, chưa sẵng sàng cho công tác bổ nhiệm, công tác đào tạo nguồn quy hoạch cán bộ quản lý còn bị coi nhẹ, chất lượng chưa cao. Mặt khác, số lượng quy hoạch cịn ít hơn số biên chế cán bộ quản lý, do vậy có vị trí khơng có cán bộ quy hoạch kế cận.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học hiện nay là một yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của công tác cán bộ. Trong những năm gần đây, công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường học thuộc huyện Hồnh Bồ đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

Qua 200 phiếu thăm dị ý kiến về tác dụng việc làm tốt cơng tác bổ nhiệm CBQL trường học đối với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học cho thấy:

+ Khi hỏi ý kiến của 20 cán bộ, cơng chức phịng Giáo dục, phịng Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy cho thấy:

- Có 18 phiếu cho rằng nếu làm tốt công tác bổ nhiệm sẽ có tác dụng tốt. - Có 02 phiếu cho rằng có tác dụng bình thường.

- Khơng phiếu nào cho rằng không tốt.

+ Cùng ý kiến này khi hỏi 50 CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS cho thấy:

- Có 45 phiếu cho rằng nếu làm tốt cơng tác bổ nhiệm sẽ có tác dụng tốt. - Có 05 phiếu cho rằng có tác dụng bình thường.

- Khơng phiếu nào cho rằng không tốt.

+ Cũng cùng ý kiến này khi hỏi 150 giáo viên thì kết quả là:

- Có 126 phiếu cho rằng nếu làm tốt cơng tác bổ nhiệm sẽ có tác dụng tốt. - Có 19 phiếu cho rằng có tác dụng bình thường.

Cùng đối tượng trên khi được hỏi về việc nắm bắt các bước trong quy trình thực hiện công tác bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS hiện nay đang áp dụng, có 200 người trả lời. Kết quả như sau:

- Có 132 phiếu trả lời nắm rõ. - Có 68 phiếu trả lời bình thường.

Đối với việc có nên đổi mới công tác bổ nhiệm CBQL trường THCS hay không, kết quả thu được qua 200 phiếu trả lời như sau:

- Có 74 phiếu trả lời: Giữ nguyên các bước trong quy trình thực hiện cơng tác bổ nhiệm CBQL trường học hiện nay đang áp dụng.

- Có 82 phiếu trả lời: Nên bổ sung phần thi tuyển chọn CBQL vào quy trình bổ nhiệm CBQL.

- Có 44 phiếu trả lời: Bổ nhiệm CBQL bằng hình thức thi tuyển.

Qua phiếu thăm dị, hầu hết cán bộ, cơng chức phịng giáo dục, Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy, CBQL, giáo viên các trường học thấy rất rõ tầm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý trường học của công tác bổ nhiệm CBQL.

Từ năm 2010 đến nay, các trường THCS huyện Hoành Bồ đã bổ nhiệm được 60 CBQL (bổ nhiệm mới 46, bổ nhiệm lại 14). Sau thời gian bổ nhiệm đa số cán bộ nhiệt tình hơn, trách nhiệm hơn với nhiệm vụ mới, phát huy được năng lực, sở trường của mình, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua đây có thể khẳng định thực hiện đánh giá đúng cán bộ, bổ nhiệm CBQL có chất lượng đã góp phần quan trọng trong việc duy trì, phát triển chất lượng giáo dục của đơn vị. Đồng thời tạo động lực thúc đẩy cho cán bộ, giáo viên trong ngành nỗ lực phấn đấu rèn luyện, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, từ đó giúp họ trưởng thành nhanh và tồn diện hơn, vững vàng hơn về chính trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong tình hình hiện nay. Sự đánh giá lựa chọn đúng đối tượng để tham mưu cho UBND huyện bổ nhiệm CBQL cho các trường đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, xây dựng truyền thống, phát triển thương hiệu của nhà trường.

Trong thời gian tới, ngành GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ huyện tiếp tục tham mưu cho UBND huyện đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt hơn việc đánh giá, quy hoạch nguồn CBQL nhằm tham mưu cho UBND huyện lựa chọn, bổ nhiệm CBQL có chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Đánh giá CBQL trước khi bổ nhiệm phải đảm bảo tính tồn diện và khách quan, được tiến hành dân chủ và công khai, tránh tư tưởng cục bộ, nể nang, né tránh, kéo bè phái gây dư luận không tốt trong ngành và xã hội. Quy hoạch cán bộ đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn quy hoạch. Công tác đào tạo nguồn quy hoạch được thực hiện có hiệu quả cả về lý luận và thực tiễn. Đổi mới công tác bổ nhiệm CBQL là việc làm cần thiết, làm tốt cơng tác này sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý cũng như chất lượng đội ngũ CBQL trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THCS huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)