Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đáp ứng tiêu chuẩn đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 32)

chất lượng giáo dục trường trung học

1.5.1. Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trên cơ sở các tiêu chí.

Kế hoạch là sự thống kê những cơng việc cụ thể cho một thời gian nhất định: một tuần, tháng, học kỳ, năm học, dịp hè. Kế hoạch hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là trình tự những nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được bố trí sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học.

- Kế hoạch hàng ngày: thời gian tiến hành, nội quy, nền nếp học tập, sinh hoạt, chú ý nhất tới nền nếp học tập, đó là những quy định chung có tính bắt buộc được duy trì đều đặn, thường xuyên theo kỉ luật nhất định.

- Kế hoạch hàng tuần: chào cờ đầu tuần là hình thức sinh hoạt nghi lễ, để nghe phổ biến kết quả đánh giá tuần học trước và nội dung hoạt động tuần học mới, các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, sinh hoạt cán bộ lớp.

- Kế hoạch hàng tháng theo chủ điểm cụ thể: ví dụ như chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, chào mừng ngày thành lập Đảng 03/02, chào mừng ngày thành lập Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, chào mừng ngày miền Nam hồn tồn giải phóng 30/4, chào mừng ngày thành lập Đội 15/5, kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5,...

- Kế hoạch cả năm: được tiến hành với các nội dung, mỗi nội dung thực chất là một loại hình như: hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động văn hoá nghệ thuật, hoạt động lao động cơng ích, hoạt động khoa học kỹ thuật,...

Để quản lý tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học thì người quản lí cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng tháng, với những chủ điểm và nội dung khác nhau. Cụ thể như sau:

1.5.1.1. Tháng 9: Truyền thống nhà trường

- Chuẩn bị cho lễ Khai giảng năm học mới (tập dượt đội hình đội ngũ, tập văn nghệ, chào đón các em HS lớp 6, ...).

- Tổ chức lễ Khai giảng.

- Ổn định tổ chức lớp (bầu, chọn cán bộ lớp, ...). - Phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

- Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về an tồn giao thơng hưởng ứng tháng an tồn giao thơng (Tháng 9).

- Hoạt động làm sạch đẹp trường, lớp, chăm sóc cơng trình măng non.

1.5.1.2. Tháng 10: Học tốt chăm ngoan

- Phát động phong trào thi đua học tập tốt, hội vui học tốt, làm nhiều việc tốt chào mừng ngày giải phóng Thủ đơ 10/10 và ngày 20/10 (ngày thành lập hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).

- Chăm sóc cơng trình măng non. - Vệ sinh trường lớp.

- Tìm hiểu truyền thống của Thủ đơ.

1.5.1.3. Tôn sư trọng đạo

- Hoạt động văn hoá văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Làm báo tường, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (ca hát, kể chuyện, làm thơ, tiểu phẩm, ...).

- Hội diễn văn nghệ chào mừng. - Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. - Thăm hỏi thầy giáo, cô giáo.

- Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. - Giáo dục môi trường.

1.5.1.4. Tháng 12: Tiếp bước cha anh

- Tham gia Hội khỏe Phù Đổng.

- Tổ chức các hoạt động trị chơi dân gian. - Tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam:

+ Tìm hiểu về những người con anh hùng của đất nước, quê hương. + Cảnh đẹp q hương, những di tích lịch sử, văn hố của quê hương. + Tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hố quê hương.

+ Hoạt động chăm sóc, giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ, các gia đình có cơng với cách mạng; chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng.

- Tổ chức các cuộc thi, hội thi, ...

- Văn nghệ ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ, những con người có cơng với đất nước. - Làm báo tường, tìm hiểu về anh bộ đội cụ Hồ:

+ Tổ chức nghe nói chuyện, giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị bộ đội. + Kỉ niệm ngày quốc phịng tồn dân

+ Giáo dục môi trường.

1.5.1.5. Tháng 1 - 2: Mừng Đảng, mừng xuân

- Tìm hiểu về truyền thống văn hố q hương, tìm hiểu truyền thống văn hóa phong tục tập quán của dân tộc:

+ Tìm hiểu về Tết cổ truyền ở Việt Nam;

+ Hoạt động tìm hiểu về nghề truyền thống quê hương, tổ chức các trò chơi dân tộc.

- Tuyên truyền măng non về truyền thống của Đảng; - Tuyên truyền về phòng chống các loại pháo nổ;

- Tham quan (nghe kể chuyện, xem phim tư liệu,...), di tích lịch sử, văn hoá, viện bảo tàng về quê hương, đất nước.

- Văn nghệ ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ. - Giáo dục phịng chống tai nạn thương tích.

1.5.1.6. Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn

- Tổ chức liên hoan văn nghệ hát về cô và mẹ; - Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch; - Thi cắm hoa nghệ thuật; làm báo tường

- Thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt chào mừng ngày 8/3 và ngày 26/3.

- Hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật, ...

- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, hội trại chào mừng ngày Phụ nữ Quốc tế 8/3 và ngày thành lập Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3.

- Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. - Giáo dục an tồn giao thơng.

1.5.1.7. Tháng 4: Hồ bình và hữu nghị

- Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới.

- Giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; - Liên hoan các câu lạc bộ theo sở thích; giao lưu với trường bạn; - Tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật,...

- Văn nghệ chào mừng ngày 30/4 và ngày 01/5, giao lưu về quyền và bộn phận của trẻ em.

1.5.1.8. Tháng 5: Bác Hồ kính yêu

- Thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm chào mừng ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ.

- Tổ chức cuộc thi “Nhịp điệu tuổi hồng”; - Thi tìm hiểu về Bác Hồ kính u; - Lên kế hoạch hoạt động hè;

- Tổ chức bàn giao học sinh về sinh hoạt hè theo thôn, khu, xã phường.

1.5.1.9. Tháng 6, 7, 8: Hè vui khoẻ và bổ ích

- Tun truyền phịng chống tai nạn thương tích, phịng chống đuối nước; - Tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao do địa phương tổ chức;

- Tránh xa các tệ nạn xã hội.

1.5.2. Quản lý đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo yêu cầu của các tiêu chí cầu của các tiêu chí

1.5.2.1. Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

Hoạt động GDNGLL dưới sự chỉ đạo của ban điều hành, GVCN là người thiết kế tổ chức thực hiện theo chủ điểm hàng tháng ở lớp mình phụ trách cả phần bắt buộc và phần tự chọn. Ngồi ra, GVCN cịn tổ chức cho học sinh của lớp mình tham gia các hoạt động của trường, của địa phương.

Quản lý GVCN thực hiện hoạt động GDNGLL bao gồm: việc chuẩn bị của GVCN theo chủ điểm giáo dục, các hoạt động tự chọn; việc triển khai các giờ sinh hoạt lớp, trong tiết chào cờ đầu tuần; việc kết hợp của GVCN lớp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường như TPT, giáo viên bộ môn, hội CMHS.

Quản lý việc triển khai hoạt động GDNGLL: dưới góc độ quản lý, người hiệu trưởng phải nắm được hoạt động này diễn ra ở các lớp học như thế nào? Vai trò của GVCN ra sao? Thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng theo quy định khơng? Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán sự lớp điều hành có đáp ứng được yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh khơng hay vẫn mang tính áp đặt của giáo viên? Trong các buổi chào cờ, sinh hoạt toàn trường, phong trào tự quản ra sao? ...

Quản lý việc phối hợp các lực lượng khác: để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở lớp mình phụ trách thì GVCN cần biết tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia. Nếu biết tiếp cận tốt thì GVCN sẽ có được hậu thuẫn mạnh mẽ cho mình. GVCN với tư cách là người tham mưu, người tổ chức để các lực lượng này cùng tham gia vào quá trình hoạt động của học sinh. Trong việc phối hợp, GVCN chủ động đề xuất nội dung và cách thức phối hợp, hình thức đánh giá hiệu quả của sự phối hợp. Bên cạnh đó, việc phối hợp với gia đình, với các tổ chức xã hội khác để hướng vào việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn luyện ... nhằm hình thành nhân cách cho các em.

Quản lý việc đánh giá kết quả học sinh: sau một chủ điểm giáo dục hay sau mỗi đợt sinh hoạt chuyên đề, giáo viên chủ nhiệm đều phải đánh giá kết quả hoạt động của từng học sinh ở các mức độ và khía cạnh khác nhau. Kết quả đánh giá là một căn cứ để xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở mỗi học kỳ và cuối năm học. Để việc đánh giá của giáo viên được khách quan, GVCN phải dựa vào thang chuẩn đánh giá, theo một quy trình chặt chẽ và khoa học, đánh giá qua nhiều kênh như: học sinh tự đánh giá, tổ đánh giá, lớp đánh giá... Việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh tập trung vào ba yêu cầu: nâng cao nhận thức, rèn luyện các kỹ năng cơ bản của học sinh tiểu học, bồi dưỡng thái độ, hứng thú, nhu cầu hoạt động và có 4 mức độ để đánh giá học sinh. Khi đánh giá, GVCN phải đánh giá một cách toàn diện, tránh quan điểm khắt khe, động viên và khích lệ là chính, nhìn nhận theo quan điểm động và chiều hướng phát triển.

1.5.2.2. Quản lý đội ngũ tổng phụ trách Đội thực hiện hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp

Với vai trị là người trực tiếp điều hành hoạt động GDNGLL của trường, người giáo viên TPT Đội có vai trị rất quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Vì thế, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung sau: quản lý việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm; quản lý sự đôn đốc đối với giáo

viên chủ nhiệm; quản lý sự chỉ đạo đối với các chi đội; quản lý việc theo dõi các hoạt động bắt buộc, thực hiện các hoạt động tự chọn; quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục khác.

1.5.3. Quản lý việc phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí. nhà trường tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

Việc giáo dục học sinh khơng chỉ có nhà trường và gia đình mà phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp bao gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, GVCN, nhân viên, hội CMHS, một số tổ chức đoàn thể xã hội như hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, đồn phường (xã), cơng an, y tế, hội Liên hiệp Thanh niên, đơn vị kết nghĩa,... Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng vì vậy phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp chính là thực hiện xã hội hố giáo dục, tạo nên mơi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh. Nhờ sự phối hợp mà nhà trường sẽ bớt đi những hạn chế và khó khăn nhất định như thiếu điều kiện cho hoạt động, nguồn thơng tin, cịn gia đình và xã hội sẽ nắm được những nhu cầu hoạt động của học sinh.

Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất cả về nội dung, phương thức tổ chức và cách thức phối hợp nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường vào q trình tổ chức hoạt động GDNGLL.

1.5.4. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí. GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

Việc đánh giá học sinh qua hoạt động GDNGLL sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm. Học sinh nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vươn lên. Đối với giáo viên, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của học sinh và giúp giáo viên tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp giáo viên tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn. Đồng thời, GVCN cũng thấy được hoạt động của các lớp khác trong trường để điều chỉnh công tác chủ nhiệm của mình tốt hơn. Đối với các cấp quản lý (lãnh đạo trường, ngành giáo dục), việc đánh giá học sinh qua hoạt động GDNGLL là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục tồn diện. Đó là cơ sở để các nhà quản lý

xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học.

Từ những nội dung được trình bày ở trên tác giả luận văn rút ra một vài luận điểm sau:

- Giáo dục luôn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia vì thế giáo dục ln được đặt lên vị trí hàng đầu. Mục tiêu giáo dục của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển chịu sự chế ước của nhiều yếu tố, trong đó, mơi trường là điều kiện, giáo dục là chủ đạo, còn hoạt động cá nhân là cơ sở và là nhân tố quyết định sự phát triển nhân cách. Đối với học sinh THCS, hoạt động GDNGLL là điều kiện cho các em tiến hành các hoạt động giao tiếp trong môi trường tập thể, giúp các em có những trải nghiệm làm phong phú thêm nhân cách và có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống.

- Hoạt động GDNGLL có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cách của học sinh. Hoạt động GDNGLL là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp.

1.5.5. Quản lí cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ hoạt động GDNGLL theo yêu cầu

của các tiêu chí

Cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục là những hệ thống các phương tiện vật chất và kĩ thuật khác nhau dược sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học sinh trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục. Đó là những đồ vật, những của cải vật chất và khung cảnh tự nhiên xung quanh nhà trường.[38]

Có thể hiểu khái niệm trên theo hai góc độ. Thứ nhất là những cơ sở vật chất thiết bị giáo dục của xã hội được nhà trường sử dụng vào mục tiêu đào tạo bao gồm: các trang thiết bị và cơng cụ của nhà máy xí nghiệp, nhà văn hóa nhà truyền thống,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 32)