Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 112)

- Để tổ chức hoạt động có hiệu quả, trước hết người thực hiện hoạt động phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về hoạt động. Đặc biệt, với hoạt động GDNGLL trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao nhận thức cho những người tổ chức thực hiện chương trình càng cần thiết và quan trọng. Nếu khơng nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tác dung của hoạt động GDNGLL thì dù có kế hoạch tốt, cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ cũng không thể tổ chức hoạt động hiệu quả được. Cho nên biện pháp nâng cao nhận thức cho cho cán bộ quản lí, đội ngũ GVCN, TPT Đội về vị trí, vai trị, tác dụng của hoạt động GDNGLL được đánh giá là rất quan trọng.

- Khi đã có sự nhận thức đầy đủ về hoạt động GDNGLL, người tổ chức sẽ sẵn sàng tham gia vào hoạt động. Lúc này cần thiết phải có một kế hoạch hoạt động chu đáo, cụ thể, chi tiết. Sau khi đã xây dựng kế hoạch, nhất thiết phải tính đến điều kiện, CSVC đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động đạt hiệu quả. Vì vậy, người tổ chức thực hiện phải xây dựng CSVC và các điều kiện đảm bảo khác phục vụ kế hoạch, để kế hoạch đề ra có tính khả thi cao. Ngược lại, khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động cũng cần phải căn cứ vào CSVC sẵn có và CSVC có thể huy động thì kế hoạch hoạt động mới có tính thực tiễn. Nhận thức đúng đắn, xây dựng kế hoạch hợp lý, CSVC trang thiết bị đầy đủ chưa thể đảm bảo cho hoạt động GDNGLL đạt hiệu quả cao nếu như các lực lượng giáo dục khơng có sự phối hợp, tham gia. Vì vậy, cần thiết phải có sự quản lý việc phối hợp và huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường ngay từ khâu lên kế hoạch cho đến suốt quá trình thực hiện. Kết thúc hoạt động nhất thiết phải có khâu kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm để hoạt động sau thành công hơn. Việc kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu giáo dục cần đạt của hoạt động và cần dựa vào quy trình đánh giá thì kết quả sẽ khách quan hơn.

Có thể thấy rằng, các biện pháp đề ra có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, biện pháp nọ sẽ là cơ sở giúp biện pháp kia được tiến hành thuận lợi. Nếu người quản lí biết sử dụng kết hợp khéo léo các biện pháp quản lí đề ra thì chắc chắn hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nam Hồng sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, tác giả đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nam Hồng (Đông Anh – Hà Nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học. Các biện pháp nêu ra đều được các đối tượng khảo sát đánh giá là cần thiết. Tuy mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có sự chênh lệch nhưng kết quả kiểm chứng cho thấy giữa hai yếu tố này có sự tương quan với nhau theo tỷ lệ thuận. Vì vậy, các biện pháp đưa ra đều có tính khả thi trong thực tiễn ở trường THCS Nam Hồng (Đông Anh – Hà Nội).

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh, phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nói chung, chất lượng hoạt động GDNGLL nói riêng, đã trở thành vấn đề cấp thiết và quan tâm của toàn xã hội, trong đó có trường THCS Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Quản lý hoạt động GDNGLL là một yêu cầu thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đi đến một số nhận định như sau:

1.1. Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống liên quan đến lý luận quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, quản lí hoạt động GDNGLL, đồng thời đề tài đã tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến hoạt động GDNGLL, làm rõ mục tiêu và yêu cầu giáo dục của hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nam Hồng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học. Cơ sở thực tiễn của luận văn khẳng định hoạt động GDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện học sinh, là con đường quan trọng hình thành, phát triển nhân cách, năng lực học sinh, là môi trường để học sinh rèn luyện hành vi, đạo đức, kỹ năng sống, ứng xử xã hội. Hoạt động GDNGLL bổ trợ cho hoạt động dạy trên lớp, giúp học sinh củng cố, mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Biến q trình giáo dục thành tự giáo dục, góp phần nâng cao tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung. Hoạt động GDNGLL là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn xã hội. Việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng về quản lí hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nam Hồng và đề ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm giúp việc quản lí hoạt động GDNGLL đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học.

1.2. Từ kết quả khảo sát thực trạng thực hiện và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nam Hồng, đề tài đã đánh giá được những mặt mạnh, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

1.3. Đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL nhằm đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học. Đó là các biện pháp sau:

+ Biện pháp nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho cán bộ quản lí, đội ngũ GVCN, TPT Đội.

+ Biện pháp quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

+ Biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách Đội

+ Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo yêu cầu của các tiêu chí.

+ Biện pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo yêu cầu của các tiêu chí.

+ Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động GDNGLL theo yêu cầu của các tiêu chí.

+ Biện pháp quản lý thu thập, xử lý minh chứng về hoạt động GDNGLL phục vụ cho Báo cáo tự đánh giá.

Các biện pháp này là sự vận dụng, cụ thể hoá lý luận của khoa học quản lí và kinh nghiệm của bản thân vào thực tế tại đơn vị. Kết quả khảo sát đã chứng tỏ được mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Các biện pháp này không chỉ áp dụng cho trường THCS Nam Hồng mà cịn có thể áp dụng được cho các trường THCS khác song cần lựa chọn biện pháp phù hợp với đặc thù của từng trường, từng địa phương.

Tuy nhiên, trong luận văn này, các biện pháp tác giả nêu trên cũng mới là sản phẩm của nghiên cứu bước đầu nên chắc chắn vẫn cịn những thiếu sót và cần được tiếp tục xem xét ở mức độ sâu hơn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ, chun gia quản lí giáo dục, các bạn đồng nghiệp để luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Cần cải tiến việc đánh giá chất lượng nhà trường để các nhà trường ngoài việc quan tâm đến chất lượng văn hố cịn phải quan tâm đến chất lượng các hoạt động GDNGLL, góp phần phát triển tồn diện nhân cách học sinh.

+ Trong nguồn ngân sách phục vụ cho hoạt động nhà trường, Bộ GD & ĐT cần phối hợp với Bộ Tài chính dành một khoản mục cho hoạt động GDNGLL để đảm bảo kinh phí tổ chức các hoạt động cho một năm học.

+ Cần quy định nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung chương trình đào tạo của trường sư phạm và chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ giáo viên.

2.2. Đối với sở GD & ĐT Hà Nội và phịng GD & ĐT huyện Đơng Anh

+ Hàng năm nên tổ chức hội nghị báo cáo điển hình các đơn vị làm tốt cơng tác tổ chức hoạt động GDNGLL, có biểu dương khen thường đối với các tập thể cá nhân, có tổ chức rút kinh nghiệm quản lý đối với các nhà trường.

+ Phối hợp với Đài truyền hình Hà Nội ghi hình và phát sóng các mơ hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tiêu biểu.

+ Tổ chức các hội thảo bàn về các vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nghe báo cáo kinh nghiệm của các đơn vị làm tốt.

+ Căn cứ vào nội dung, chương trình hoạt động GDNGLL của Bộ GD & ĐT qui định; căn cứ vào hướng dẫn của sở GD & ĐT Hà Nội về công tác hoạt động GDNGLL, phòng GD & ĐT huyện Đông Anh cần xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động GDNGLL cho các trường THCS một cách cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của toàn huyện.

+ Phịng GD & ĐT huyện Đơng Anh cần tiến hành thanh tra toàn diện, kiểm tra đột xuất các trường. Ngoài việc đi sâu thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học cần đi sâu kiểm tra cơng tác quản lí chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL của BGH các nhà trường trong huyện./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Vấn đề quản lý và quản lý nhà trường. Tài liệu giảng dạy Cao

học Quản lý Giáo dục. Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư 42/2012/ TT-BGDĐT, ngày 23/11/2012.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD.

4. Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

5. C.Mác và Ph.Ăng-Ghen tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1993

6. Nguyễn Đức Chính. Tập bài giảng Quản lý chất lượng trong giáo dục.

7. Nguyễn Đức Chính. Tập bài giảng Thiết kế và Đánh giá chương trình giáo dục. Hà Nội 2008 .

8. Nguyễn Đức Chính. Tập bài giảng Đo lường và Đánh giá.

9. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương về khoa học quản lý,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.

10. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về quản lý

giáo dục, tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội,

1994/2004.

11. Nguyễn Quốc Chí , Những cơ sở lý luận QLGD, tập bài giảng cho cao học

chuyên ngành quản lý giáo dục, khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

12. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002. 13. Phạm Khắc Chương, Lý luận QLGD đại cương, Nxb Đại học sư phạm, Hà

Nội 2004

14. Nguyễn Thị Doan, Các học thuyết quản lý, Nxb chính trị Quốc gia,1996. 15. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật,

Hà Nội, năm 1997.

16. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, Nxb Giáo dục, 2004.

18. Nguyễn Minh Đường (2004), Chất lượng và hiệu quả giáo dục: Khái niệm và

phương pháp đánh giá, Tạp chí Phát triển giáo dục, Số 7

19. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề về QLGD, tài liệu giảng dạy cao học QLGD,

khoa sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

20. Bùi Minh Hiển, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, Nxb Đại học

Sư phạm Hà Nội, 2006

21. Nguyễn Thị Phương Hoa, Lý luận dạy học hiện đại, tài liệu giảng dạy cao học

Quản lí giáo dục, khoa Sư phạm, Đai học Quốc gia Hà Nội, 2005

22. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Giáo dục học, tập 2, Nxb Giáo dục, 1996

23. Đặng Vũ Hoạt (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, 1998.

24. Hội đồng Đội Trung ương, Búp măng xinh, Nxb Thanh Niên.

25. Đinh Xuân Huy, Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

của Hiệu trưởng trong trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu, Luận

văn QLGD.

26. Giang Thị Khuyên, Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở

trường tiểu học miền núi huyện Mai Châu - Sơn La, Luận văn QLGD.

27. Đỗ Văn Lợi, Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở

trường Phổ thông Hermann Gmeiner, Luận văn QLGD.

28. Luật Giáo dục (đã được sửa đổi bổ sung 2009)(2012), Nxb Lao động, Hà Nội 29. Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Đơng Anh, Báo cáo tổng kết năm học 2012-

2013, 2013 -2014

30. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lí luận QLGD, trường

QLGD &ĐT Trung ương 1.

31. Nguyễn Dục Quang, Ngô Quang Quế, Giáo trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp

(Giáo trình Cao đẳng sư phạm), Nxb Đại học Sư phạm, 2007

32. Nguyễn Dục Quang- Lê Thanh Sử, Một số vấn đề đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp THCS, Nxb Giáo dục, 2008

33. Hà Nhật Thăng (Chủ biên), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Sách giáo

viên) lớp 6, 7, 8, 9, Nxb Giáo dục.

35. Hà Nhật Thăng, Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

36. Hà Nhật Thăng, HĐNGLL ở trường THCS, Nxb Giáo dục, 1999.

37. Hà Nhật Thăng, Thực hành tổ chức HĐGD, Nxb Giáo dục, 1998.

38. Nguyễn Văn Thuần. Quản lí cơ sở vất chất và thiết bị trong giáo dục, Hà Nội, 2013

39. Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 1992

40. Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1998

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN BGH, TPT, GVCN.

Ơng (bà) vui lịng cho biết một số thông tin cá nhân

1. Ông bà là: Nam □ Nữ □ Tuổi..................... 2. Trình độ đào tạo: Cao học □ Đại học □ Cao đẳng □ 3. Đối với hoạt động GDNGLL, ông (bà):

Đã từng chỉ đạo □ Đang chỉ đạo □ Chưa từng chỉ đạo □

4. Thời gian công tác quản lý................chủ nhiệm...............cán bộ Đoàn Đội........... Để khảo sát nhận thức về hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nam Hồng, xin ơng (bà) vui lịng cho biết ý kiến của mình về những nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác giúp đỡ của ông (bà).

Ký hiệu:

RQT : rất quan trọng TĐQT : tương đối quan trọng QT : quan trọng KQT : không quan trọng

1. Về vị trí, vai trị của hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nam Hồng hiện nay.

2. Nhiệm vụ của HĐGDNGLL ở các trường THCS trong giai đoạn hiện nay

Vị trí, vai trị của HĐGDNGLL Mức độ nhận thức RQT QT TĐQT KQT I Nhiệm vụ về giáo dục nhận thức

1 Giúp HS củng cố, bổ sung và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội,

TT Nội dung

Mức độ nhận thức (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 112)