Biện pháp 3: Đổi mới tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể việc giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông triệu quang phục, tỉnh hưng yên (Trang 82 - 84)

3.2. Những biện pháp quản lý cụ thể

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể việc giáo dục

/. Mục đích biện pháp

Tăng cường thống nhất giữa xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GD GTS-KNS là QL sự vận hành của toàn hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cụ thể mà tổ chức đã định ra. Do đó, vai trị của tổ chức rất quan trọng, chức năng tổ chức thể hiện vai trò của lãnh đạo nhà trường trong việc thiết kế cơ cấu, phương thức và quyền hạn hoạt động của các bộ phận trong nhà trường sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Thực hiện chức năng đổi mới tổ chức thực hiện hoạt động GD GTS-KNS là xây dựng quy trình, kỹ thuật, hình thức triển khai kế hoạch, huy động, phát huy vai trò các nguồn lực để giúp hiện thực hóa hoạt động GD GTS- KNS, tạo ra sức mạnh cho tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động GD GTS-KNS đạt hiệu quả.

./ Nội dung và cách thức thực hiện . Nội dung

Sau khi xây dựng xong kế hoạch, lãnh đạo nhà trường nhà trường phải xem xét, xác định các công việc và các mối quan hệ để giao nhiệm vụ: Ai sẽ làm việc gì, ai phụ trách ai và cách thức liên hệ với nhau giữa cá nhân với các tiểu bộ phận, giữa cá nhân với cá nhân. Cần phải lựa chọn hình thức tốt nhất để phù hợp điều kiện của nhà trường. Do vậy, yêu cầu các chủ thể nắm vững kế hoạch, xác định được nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể để triển khai, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch một cách hợp lý, đồng thời cần điều hành hoạt động thông suốt để hoạt động GD GTS-KNS đạt hiệu quả cao.

Tổ chức hoạt động GD GTS-KNS thống nhất từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện rất quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu QL. Đổi mới tổ chức hoạt động GD GTS-KNS cần sắp xếp đội ngũ tham gia GD, các nguồn lực để cùng nhau làm việc nhằm đạt tới một mục tiêu GD GTS-KNS, nâng cao chất lượng GD trong trường THPT Triệu Quang Phục hiện nay. Đổi mới tổ chức hoạt động GD GTS- KNS, nhà QL cần tạo ra sự phân công lao động thực hiện các nhiệm vụ và điều phối các kết quả nhằm đạt được mục tiêu chung về QL GD GTS-KNS.

Tổ chức thực hiện kế hoạch QL hoạt động GD GTS-KNS của lãnh đạo nhà trường, tức là q trình chuyển hóa những ý tưởng thành hiện thực. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần giải được giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch GD GTS-KNS; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp, bố trí nhân sự, phân cơng trách nhiệm QL; chuẩn bị các điều kiện bảo đảm, định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc đến thành viên và các bộ phận thực hiện

Trên cơ sở căn cứ trên, để tổ chức GD GTS-KNS tiến hành các công việc sau: - Lãnh đạo cần nắm chắc kế hoạch, đặc biệt là những nội dung cốt lõi của hoạt động GD GTS-KNS, nội dung cũng như các hình thức cũng như biện pháp thực hiện, truyền đạt cho các thành viên có trách nhiệm sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động GD GTS-KNS, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn, của GV, mối quan hệ công việc trong tổ chức và phối hợp các lực lượng GD.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL, GV và các cấp chính quyền, cộng đồng xã hội, thống nhất tư tưởng, nhận thức đúng đắn mục tiêu, vai trị, vị trí, nhiệm vụ và sự cần thiết phải thực hiện hoạt động GD GTS-KNS. Đó là yêu cầu cốt lõi của đổi mới GD phổ thông, nâng cao hiệu quả GD GTS-KNS là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng GD tồn diện. Từ đó, ý thức được trách nhiệm, tạo sự đồng thuận và nhiệt tình ủng hộ, tham gia của các lực lượng GD trong tổ chức thực hiện hoạt động quan trong này.

Thành lập ban chỉ đạo thực hiện đổi mới hoạt động GD GTS-KNS:

- Thành phần: Trưởng, phó ban là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, các thành viên bao gồm: tổ trưởng chuyên môn, tổ bộ môn, tổ khối, GV phụ trách hoạt động GD GTS-KNS … Để ban chỉ đạo hoạt động có hiệu quả, các thành viên cần thống nhất về nội dung, mỗi tiểu ban chịu trách nhiệm về tổ chức chỉ đạo một lĩnh vực về GTS-KNS… Mỗi tiểu ban có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm riêng đối với lĩnh vực phụ trách.

.Cách thực hiện.

Phân công rõ trách nhiệm từng mặt cho CBQL, GV, ban chỉ đạo và các lực lượng có tham gia đối với từng hoạt động cụ thể:

- Với CBQL: cần tham mưu với Sở GD&ĐT về chất lượng GD, nhu cầu cần hoạt động GD GTS-KNS và tính cấp thiết về GD GTS-KNS trong giai đoạn hiện nay.

- Với tổ trưởng chuyên môn: chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng các nội dung cần hoạt động GD GTS-KNS.

- Với đội ngũ GV: Tự đánh giá về nhận thức, cách thức tổ chức, thực hiện hiện nay. - Với lực lượng ngoài nhà trường: hiệu trưởng xác định được lực lượng phối hợp ngồi nhà trường (chính quyền địa phương, Hội, Ban, với Đoàn thanh niên địa phương…) để huy động các nguồn lực đầu tư.

- Trên cơ sở thực hiện tốt công tác dự báo, xác định mục tiêu hoạt động GD GTS-KNS, cần xây dựng các kế hoạch (kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần...) và quy định QL hoạt động GD GTS-KNS, đồng thời tổ chức thực hiện các kế hoạch và các quy định đó, phân công nhiệm vụ, đề ra các biện pháp cho các thành viên, tổ chuyên môn thảo luận và thống nhất thực hiện.

Để triển khai tốt kế hoạch GD GTS-KNS, lãnh đạo cần có nghệ thuật triển khai kế hoạch đến ban chỉ đạo, các lực lượng trong và ngoài nhà trường một cách thuyết phục: là nhà quản lý cần phải có phương pháp triển khai thực sự khoa học, ngắn ngọn, dễ hiểu, thu hút sự chú ý của đối tượng nghe. Trước hết cần nắm kế hoạch đã được xây dựng, nghĩa là nắm chắc thứ tự nội dung công việc, người thực hiện, thời gian thực hiện đối với từng đối tượng, đồng thời triển khai kế hoạch nhằm để các lực lượng nắm được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra; từ đó, giúp họ có cái nhìn và xác định đúng trọng tâm của hoạt động, tích cực tham gia xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch.

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dụcgiá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông triệu quang phục, tỉnh hưng yên (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)