Việc quản lý và phối hợp quản lý công tác tuyển sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm giáo dục thường xuyên cao lộc, lạng sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 53 - 55)

2.3. Thực trạng quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung

2.3.2. Việc quản lý và phối hợp quản lý công tác tuyển sinh

Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu và nắm được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ quan, đơn vị hoặc các địa bàn dân cư trong và ngoài huyện, trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên kết xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định.

Đối với HV đang theo học chương trình bổ túc THPT tại trung tâm do đặc thù về độ tuổi và mục tiêu học tập chủ yếu là hoàn thiện bậc học THPT nên các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng mà HV theo học chủ yếu là tin học, ngoại ngữ và các lớp nghề ngắn hạn, nghề nông thôn. Đây là các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng được trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh ngay từ đầu năm học dựa vào số lượng HV thực tế đang theo học chương trình bổ túc THPT tại trung tâm và đã được sở GD&ĐT phê duyệt. Kế hoạch tuyển sinh

và đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng này hầu như được thực hiện bài bản và quy trình đơn giản vì đại đa số HV có nhu cầu tham gia các lớp này nhằm mục đích có thêm điểm khuyến khích cho kì thi tốt nghiệp THPT, thêm vào đó đội ngũ GV giảng dạy các lớp này cũng như điều kiện cơ sở vật chất đều do Trung tâm chủ động được. Dựa trên chỉ tiêu đã được phê duyệt, công việc tuyển sinh cịn lại là thơng báo tới HV về thời gian, địa điểm, các điều kiện, yêu cầu đối với việc học, ơn tập, thi cử và kinh phí.

Đối với các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng mà đối tượng là CBCC và người lao động, cơng tác tuyển sinh địi hỏi rất nhiều tâm sức. Trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đối tượng này, trung tâm phối hợp với các cơ quan, đơn vị chủ quản hoặc chính quyền địa phương thơng báo về kế hoạch tuyển sinh qua các trang mạng của các cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền; tranh thủ các buổi họp giao ban; phát các tờ rơi thông báo hoặc đăng tin trên các phương tin thông tin đại chúng. Một trong những yếu tố thành công của công tác tuyển sinh đối với đối tượng này chính là sự vào cuộc và tiếng nói của những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương, bởi vậy việc tạo lập được mối quan hệ tốt với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương là một yếu tố cần được quan tâm. Tùy thuộc vào từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng mà yêu cầu về điều kiện đầu vào cũng khác nhau song cho tới thời điểm hiện tại các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng mà trung tâm mở được chủ yếu là đáp ứng nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp hoặc nâng cao năng lực làm việc cụ thể nào đó nên cơng tác tuyển sinh gần như thực hiện theo nhu cầu của người học mà không kèm theo một điều kiện ràng buộc nào về trình độ, bằng cấp.

Có thể nói rằng cơng tác tuyển sinh của nhà trường ngày càng gặp nhiều khó khăn bởi các lý do sau:

Số lượng HV theo học các lớp bổ túc THPT tại trung tâm đang ngày càng giảm do sự mở rộng về quy mô của các trường THPT trên địa bàn bên số

lượng các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng cho chính HV của trung tâm cũng bị thu hẹp lại.

Cao Lộc là huyện giáp ranh với trung tâm thành phố Lạng Sơn, trong khi ngay trên địa bàn Thành phố cũng có các cơ quan, đơn vị có cùng chức năng, quyền hạn đào tạo, bồi dưỡng như trung tâm nên người học có thêm các lựa chọn cho việc học tập của họ. Đấy là chưa kể đến khó khăn khi trung tâm muốn vươn rộng ra các địa bàn khác trong tỉnh thì đồng thời ở đó cũng đã có các trung tâm GDTX khác.

Điều kiện kinh tế và địa bàn sinh sống của hầu hết người dân trên địa bàn huyện là khó khăn, nhận thức của họ về việc học tập để nâng cao trình độ, hiểu biết phục vụ tốt hơn cho cuộc sống hầu như rất ít chuyển biến bởi có tới 70% dân số sống phụ thuộc vào đồng, rừng nên rất khó để họ tìm đến với trung tâm ngay cả khi công tác tuyên truyền ở mọi cấp đã làm rất bài bản và tích cực.

Trên thực tế điều kiện về đội ngũ nhất là điều kiện về cơ sở vật chất đang là một trở ngại lớn đối với công tác tuyển sinh của trung tâm bởi có những ngành nghề người học có nhu cầu thì trung tâm lại khó có thể đáp ứng được về cơ sở vật chất. Và khi việc tổ chức học tập không thuận lợi, không đem lại hiệu quả thiết thực thì người học cũng khơng mấy mặn mà với những lớp học mà trung tâm tuyển sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm giáo dục thường xuyên cao lộc, lạng sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)