của huyện Cao Lộc
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Cao Lộc là huyện miền núi biên giới phía Đơng Bắc của tỉnh Lạng Sơn. Tổng diện tích tự nhiên 637,5 km². Dân số 74.943 người, phân bố ở 206 thôn, bản, khối phố, gồm 17.089 hộ, trong đó có 11.767 hộ sản xuất nơng, lâm nghiệp. Huyện có đường biên giới với Trung Quốc, có hai cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Ga quốc tế Đồng Đăng, có các cặp chợ biên giới và các trục giao thông đường bộ, đường sắt liên kết với các huyện, thành phố Lạng Sơn, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là địa bàn có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán; đầu tư phát triển nông, lâm, nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để thúc đẩy kinh tế - xã hội, quốc phịng – an ninh phát triển tồn diện.
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế - xã hội của huyện Cao Lộc đã có nhiều khởi sắc, thu được những kết quả quan trọng, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá đạt 10,29%: sản xuất nông, lâm nghiệp cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch; giá trị sản xuất cơng nghiệp khơng ngừng tăng; hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú được cung ứng đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 1,530 triệu USD; trên địa bàn huyện có 117 doanh nghiệp và hợp tác xã; lĩnh vực đầu tư xây dựng được quan tâm, tiến độ triển khai các dự án khẩn trương, nhiều cơng trình, dự án trọng điểm của tỉnh được thi công. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực trong đó nơng - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,82%, công nghiệp - xây dựng chiếm 24,22%, thương mại - dịch vụ chiếm 52,96%. Kết cấu hạ tầng nông thôn được chú trọng đầu tư và nâng cấp như mạng lưới giao thông, các cơng trình thủy lợi, nước sinh hoạt, 100% số xã trên địa bàn huyện có điện lưới quốc gia. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đang được từng bước cải thiện: thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 26 triệu đồng, cao gấp hơn hai lần năm 2010, tuy nhiên tỉ lệ hộ nghèo vẫn cịn chiếm 18,10%; cơng tác giải quyết, tạo việc làm đượcchú trọng bằng nhiều biện pháp, hàng năm giải quyết việc làm cho gần một nghìn lao động tại các xã, đạt 100% kế hoạch; các chính sách xã hội, chính sách người có cơng tiếp tục được quan tâm thường xuyên; các chương trình đầu tư, hỗ trợ cho đối tượng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện đầy đủ, đảm bảo đúng mục tiêu và kế hoạch.
2.1.2. Tình hình giáo dục - đào tạo
Ngành giáo dục huyện tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn trong các nhà trường, số lượng cũng như chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Đội ngũ GV được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa nhiều hơn.
Tồn huyện có 67 trường học các cấp và 166 điểm trường, trong đó có một trung tâm GDTX. Có 21 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đồ dùng học tập được quan tâm đầu tư, trang bị, cơ bản đáp ứng nhu cầu tối thiểu phục vụ dạy và học. Hiên tại, tồn huyện có 6/67 trường ở khu vực nông thôn đạt chuẩn quốc gia.
Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở được quan tâm, bao gồm các lớp cao cấp lý luận, các lớp trung cấp chuyên môn, sơ cấp tin học, ngoại ngữ, các lớp tiếng dân tộc, bồi dưỡng về quản lý nhà nước v.v...
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng đã tạo ra diện mạo mới cho người lao động. Từ năm 2008 đến năm 2012 đã có 1643 lao động được dạy nghề bao gồm các lớp dạy nghề ngắn hạn, phổ cập tin học, sửa chữa xe máy, cơ khí; đào tạo nghề dài hạn các nghề điện tử dân dụng, cắt gọt kim loại, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho con em các dân tộc tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trung tâm nghiệp vụ trong tỉnh.
Như vậy những khái quát ở trên đã cho thấy bức tranh tổng thể về kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo của huyện Cao Lộc. Hòa cùng sự phát triển đi lên chung của toàn xã hội, Cao Lộc cũng đã gặt hái được các thành quả khá toàn diện trên mọi mặt. Song với tiềm năng của một huyện biên giới có nhiều ưu ái về điều kiện tự nhiên, nếu phát huy, mở rộng được các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC và người dân trên tồn địa bạn huyện thì cơ hội phát triển nhanh, mạnh và bền vững của huyện sẽ khơng khó để hiện thực hóa. 2.2. Một vài nét về Trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm GDTX Cao Lộc được thành lập năm 1996 theo quyết định của Sở GD&ĐT Lạng Sơn. Ban đầu cơ sở vật chất của trung tâm hết sức nghèo nàn. Trung tâm khơng có cơ sở hoạt động cố định mà phải nhờ địa điểm của các đơn vị khác. Tổng số CBGV mới chỉ có sáu người, trong đó có một Giám đốc và năm GV các bộ môn. Những bộ mơn khơng có GV, trung tâm phải hợp đồng thỉnh giảng với các đơn vị khác. Vào thời điểm này Trung tâm mới chỉ vận động mở được hai lớp BT THPT và người học chủ yếu là cán bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Do đặc thù về đối tượng người học như vậy nên GV phải dạy cả ba ca sáng, chiều, tối và thường xuyên phải di chuyển địa điểm để đảm bảo yêu cầu của công việc.
Đến năm 1999 trung tâm mới có cơ sở hoạt động chính thức tọa lạc tại Khối 6 - thị trấn Cao Lộc - huyện Cao Lộc. Việc bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất gặp khơng ít khó khăn do hạn hẹp về nguồn tài chính. Mặc dù đã có
cơ sở hoạt động cố định song hệ thống các phòng ban mà trung tâm có chỉ là bốn phịng học cấp bốn, các phòng làm việc khác hầu như chắp vá, tạm thời. Trung tâm vẫn còn phải mượn phòng học từ các đơn vị khác trên địa bàn huyện để có thể đáp ứng được số lượng phịng học ở mức tối thiểu nhất. Điều đáng nói là một vài năm sau khi thành lập số lượng HV đến học tại trung tâm ngày một đông đảo hơn. Song điều này khơng có nghĩa là số GV biên chế tăng lên tương ứng. Hầu như mỗi mơn học chỉ có một GV phụ trách. Bởi lẽ đó mà GV hầu như phải lên lớp kín cả hai buổi trong suốt cả tuần, có những GV phải chủ nhiệm tới hai lớp và không ngoại trừ việc cả lãnh đạo nhà trường cũng phải đảm nhận công việc này và lên lớp vượt rất xa định mức.
Những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất và sự bất cập về đội ngũ cũng dần được đẩy lùi khi đến năm 2007, theo quyết định của UBND huyện Cao Lộc, trung tâm lại thêm một lần nữa chuyển đến địa điểm mới. Toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư xây mới. Năm 2008, Sở GD&ĐT Lạng Sơn quyết định chuyển toàn bộ số GV dạy văn hóa của trung tâm Kĩ thuật tổng hợp và Hướng nghiệp dạy nghề tỉnh về công tác tại trung tâm GDTX Cao Lộc. Sau nhiều năm chung lưng đấu cật của đội ngũ CBGV và NV hiện nay trung tâm GDTX Cao Lộc đã có một cơ ngơi tuy chưa thật khang trang song cũng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của việc dạy và học. Trung tâm được các đồn cơng tác của bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lạng Sơn cũng như các đơn vị khác đánh giá cao về việc duy trì nền nếp dạy học, xây dựng môi trường cảnh quang trường lớp xanh-sạch-đẹp, có nhiều sáng tạo, đổi mới trong việc thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt là việc đa dạng hóa các loại hình hoạt động và xứng đáng là đơn vị tiêu biểu của khối GDTX tỉnh Lạng Sơn.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX, trung tâm GDTX Cao Lộc được cơ cấu tổ chức gồm 04 tổ: tổ Hành chính tổng hợp, tổ
Khoa học Tự nhiên, tổ Khoa học Xã hội và tổ Nghề-Ngoại ngữ-Tin học- Chuyên đề. Mỗi tổ đều có một tổ trưởng và một tổ phó. Đồng thời để hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường được thơng suốt và có chiều sâu, mỗi nhóm bộ mơn cịn có một trưởng bộ mơn chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động chuyên môn của nhóm do tổ trưởng phân cơng.
Bên cạnh hoạt động chun mơn đóng vai trị chủ đạo, các hoạt động khác của trung tâm cũng đi vào nền nếp và có tính chun mơn hóa khá sâu nhờ có sự chung tay của các tổ chức khác trong nhà trường như Chi bộ Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học và Hội Cha mẹ học sinh trung tâm.
2.2.2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
* Cơ cấu:
Tổng số CBGV và NV hiện có của Trung tâm là 44, bao gồm: CBQL: 03 (1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc)
GV: 35 ( Tốn: 8, Lý: 4, Hóa: 3, Sinh: 2, Văn: 8, Sử: 4, Địa: 2, Ngoại ngữ: 4, Tin: 1, QPAN: 1)
NV: 06 (Kế toán: 1, Thư viện: 1, Bảo vệ: 2, Tạp vụ: 2)
* Trình độ chun mơn, nghiệp vụ: 100 CBQL và GV đạt chuẩn theo quy định trong đó có 2,6% trên chuẩn. Đội ngũ NV đều đạt chuẩn theo yêu cầu vị trí cơng tác.
2.2.3. Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm GDTX Cao Lộc
- Từ năm học 2008-2009 trở về trước:
Thời kì đầu khi mới đi vào hoạt động trung tâm chỉ có 02 lớp bổ túc văn hóa THPT cho đối tượng chính là cán bộ các phòng, ban của huyện Cao Lộc. Một vài năm sau khi thành lập số lượng học viên đến học tập tại trung tâm ngày càng đông đảo hơn. Họ không chỉ là cán bộ các cơ quan, ban ngành chưa qua bậc học THPT mà cịn có người lao động, và học sinh trong độ tuổi trên và ngoài địa bàn huyện, song mục đích chính của họ là hồn thiện bậc học THPT.
Trên cơ sở số lượng học viên hiện có, đồng thời để tạo điều kiện cho học viên vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT được thuận lợi hơn, trung tâm đã động viên, khuyến khích học viên tự nguyện tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ tin học, tiếng Anh trình độ A và các lớp nghề phổ thơng, nghề nơng thơn như điện, lâm sinh theo giáo trình quy định của bộ GD&ĐT. Đây là những lớp đào tạo, bồi dưỡng mà trung tâm có đủ và có sẵn điều kiện về đội ngũ cũng như cơ sở vật chất đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của việc dạy và học.
Như vậy bên cạnh các lớp bổ túc văn hóa THPT, trong giai đoạn từ năm học 2008-2009 trở về trước trung tâm cũng đã bước đầu hình thành và đưa vào hoạt động một số loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác như tin học, ngoại ngữ và nghề. Tuy nhiên đối tượng người học chưa đa dạng, tất cả đều là học viên đang theo học bổ tức văn hóa ngay tại chính nhà trường và mục tiêu tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đó của họ chỉ đơn thuần là có thêm điểm cộng cho kì thi tốt nghiệp THPT ở phía trước, trong khi điều kiện về đội ngũ và cơ sở vật chất phục vụ đều đủ để đáp ứng. Đồng thời trong giai đoạn này quy mô các lớp bổ túc THPT khá lớn do số lượng cán bộ các cơ quan, đơn vị chưa hoàn thiện bậc học THPT, và việc tuyển sinh vào các trường THPT trên địa bàn cịn dơi dư nhiều trong khi số lượng CBGV lại thiếu nên việc giảng dạy chương trình bổ túc THPT đóng vai trị là hoạt động trọng tâm của nhà trường. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã bước đầu được hình thành song cịn mang tính nhỏ lẻ, đối tượng người học chưa phong phú và về cơ bản mang tính cục bộ.
- Từ năm học 2008-2009 đến nay:
Giai đoạn từ năm học 2008-2009 trở lại đây đánh dấu sự chuyển biến khá rõ về việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm GDTX Cao Lộc cả về số lượng, đối tượng người học lẫn việc phong phú hơn về loại hình đào tạo, bồi dưỡng.
Trên cơ sở các khóa đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ và nghề đã mở được như đề cập ở trên, trung tâm tiếp tục duy trì và mở rộng hơn các lớp tin học và ngoại ngữ bao gồm cả tiếng Anh, tiếng Trung trình độ A, B cho không chỉ học viên đang theo học bổ túc THPT ở ngay tại trung tâm mà đối tượng còn được mở rộng ra bao gồm cán bộ các cơ quan trên địa bàn huyện như trung tâm Y tế huyện, các trường học và cả người lao động có nhu cầu.
Đồng thời trung tâm cũng đã bước đầu quan tâm tới việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho các đối tượng mới như công tác tổ trưởng chuyên mơn và cơng tác đồn đội cho GV ở các phịng GD&ĐT. Thêm vào đó cũng phải kể đến việc mở và duy trì hoạt động cho các lớp đào tạo cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 và ô tô hạng B2. Đây là các khóa, các lớp đào tạo, bồi dưỡng trung tâm liên kết với các cơ sở có chức năng, quyền hạn theo đúng quy định để thực hiện.
Bên cạnh đó trung tâm cũng đã đều đặn tổ chức các chuyên đề đáp ứng được phần nào nhu cầu của người học và nhân dân trên địa bàn huyện như các chuyên đề về vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống HIV/AIDS, phịng chống cháy nổ, bảo vệ mơi trường... Tuy nhiên số lượng và đối tượng tham gia các lớp chuyên đề này vẫn rất hạn chế, chủ yếu là học viên của trung tâm chứ chưa phải là nhu cầu tự thân của người học.
Bảng: 2.1. Quy mô các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm GDTX Cao Lộc từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013
Hoạt động ĐTBD
Năm học
Ngoại ngữ Tin học Nghề Giấy phép
lái xe hạng A1 CMNV Chuyên đề Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số lượt 2008-2009 2 74 6 152 8 248 0 0 0 0 15 11527 2009-2010 4 130 10 243 11 298 0 0 0 0 22 14990 2010-2011 7 249 8 293 9 240 4 228 0 0 12 4659 2011-2012 7 216 5 205 6 267 11 580 0 0 17 7293 2012-2013 4 112 5 132 4 92 9 855 6 320 22 4293
Như đã nói ở trên mặc dù trong một vài năm học trở lại đây, trung tâm đã bước đầu đa dạng hơn các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng song các hoạt động này mới chỉ thực hiện được chủ yếu dựa vào đối tượng là HV đang theo học các lớp BT THPT tại trung tâm. Đối tượng người học là CBCC ở các cơ quan, đơn vị hay người lao động trên và ngoài địa bàn huyện chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn và nếu có thì chủ yếu tập trung ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, chỉ riêng các lớp cấp giấy phép lái xe, các lớp chuyên mơn nghiệp vụ thì 100% người học là nhân dân trên địa bàn, CBCC các đơn vị trường học. Minh họa bằng bảng 2.2 dưới đây sẽ phần nào đánh giá thực trạng về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng mà trung tâm đã thực hiện được trong những năm học vừa qua đối với các loại hình đào tạo, bồi dưỡng kể trên.