Tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm giáo dục thường xuyên cao lộc, lạng sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 77 - 81)

nhân dân thông qua nhiều kênh thông tin, tuyên truyền

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc điều tra, khảo sát là cơ sở quan trọng giúp trung tâm nắm bắt nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của mọi tầng lớp nhân dân để từ đó định hướng cho việc xây dựng kế hoạch mở lớp và chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy.... Đồng thời đây cũng là cơ hội để vận động nhân dân tham gia đào tạo, bồi dưỡng đông đảo hơn đảm bảo cho

việc đạt hiệu quả trong đầu tư, đào tạo bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng người học và thiết thực góp phần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Việc điều tra, khảo sát để nắm bắt nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn cịn có một ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Trung tâm nhất là trong bối cảnh các trường THPT trên địa bàn ngày càng mở rộng về quy mô, cận tuyển hầu như toàn bộ đối tượng học sinh trong độ tuổi nên quy mô các lớp BT THPT vốn chiếm thế chủ chốt trong các hoạt động của nhà trường ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó do đặc thù vùng miền nên có một số lượng khơng nhỏ học sinh thơi học sau khi tốt nghiệp bậc THCS nên khơng dễ gì cho Trung tâm mở các lớp BT THPT.

Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ một mặt giúp Trung tâm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của GDTX mà không bị chệch hướng như hầu hết các trung tâm GDTX hiện nay. Mặt khác sẽ tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và là động cơ để họ yên tâm gắn bó và cống hiến lâu dài cho trung tâm.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Phối hợp với các cơ quan, ban ngành để nắm bắt được công tác quy hoạch cán bộ cũng như những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ mà đội ngũ ở các cơ quan, đơn vị cần bổ sung, nâng cao để đáp ứng được những đòi hỏi của q trình cơng tác. Khơng chỉ có các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện mà Trung tâm cũng đồng thời phối hợp với chính quyền các địa phương để nắm rõ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của nhân dân lao động để đa dạng hóa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng như đối tượng người học để mang các lớp học về gần hơn với mọi tầng lớp nhân dân.

Tổ chức các đợt điều tra, khảo sát thông qua nhiều kênh thông tin tuyên truyền như trao đổi, vận động trực tiếp tới từng cá nhân; thông qua các hội nghị, các buổi họp giao ban, các buổi sinh hoạt tập thể ở các cơ quan, đơn vị.

Thống kê nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của người học để lựa chọn những cơ sở phối hợp đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, yêu cầu đặt ra cho từng loại hình, từng đối tượng.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Trước tiên, Trung tâm cần phối kết hợp với các cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương để nắm bắt được một cách cơ bản nhu cầu, yêu cầu về nguồn lao động, về kĩ năng, nghiệp vụ... để trên cơ sở đó phác thảo kế hoạch khảo sát, điều tra, xác định đối tượng, địa bàn, thời gian tiến hành và chuẩn bị các điều kiện cho khảo sát, điều tra sao cho có hiệu quả nhất. Do đặc thù vùng miền nên ở đây cũng cần có một số lưu ý khi điều tra, khảo sát ở các địa bàn dân cư như thói quen, tập quán sinh hoạt, làm việc của người dân để chủ động về kế hoạch điều tra cũng như phối hợp và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của những người có nhiều ảnh hưởng hay người đứng đầu ở các địa bàn dân cư để vận động, khuyến khích người dân có như vậy mới cho kết quả khả quan.

Tiến hành điều tra, khảo sát. Công việc này cần thực hiện hết sức linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng hay địa bàn điều tra, khảo sát để đưa ra những phương án sao cho vừa tiết kiệm thời gian, công sức lại vừa hiệu quả chẳng hạn như tranh thủ các buổi họp giao ban của các cơ quan, đơn vị, hay các buổi sinh hoạt tập trung ở khối phố, thôn bản bởi đây là những dịp quy tụ những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị hay sự có mặt của đơng đảo người dân sẽ dễ dàng hơn cho việc vận động và tạo hiệu ứng thi đua học tập. Trong trường hợp điều tra, khảo sát riêng lẻ từng đối tượng cần quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng để có biện pháp điều tra, khảo sát phù hợp.

Xử lý và lưu trữ thông tin sau điều tra, khảo sát. Đây là một khâu cũng rất quan trọng bởi nó là sản phẩm điều tra cuối cùng giúp người quản lý thu thập một cách đầy đủ nhất về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đối tượng khác nhau để từ đó có những định hướng cụ thể cho việc mở lớp như mở lớp gì, số lượng bao nhiêu, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất thế nào, tự chủ giảng dạy hay phải liên kết với các cơ sở giáo dục khác đủ điền kiện theo quy định... Tuy nhiên không phải sau điều tra, khảo sát mọi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đều có thể đáp ứng được ngay bởi cơng việc này phụ thuộc nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Bởi vậy việc xử lý, lưu trữ các thông tin phải đảm bảo khoa học, đầy đủ và có tính chất cập nhật để tiện cho việc sử dụng về sau.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Trung tâm xây dựng và thống nhất được quy chế phối hợp điều tra, khảo sát với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương. Quy chế cần chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền lợi của các bên phối hợp.

Có đầy đủ hệ thống bảng biểu, phiếu điều tra, phiếu tổng hợp sau điều tra và các hồ sơ lưu trữ, xử lý thông tin sau điều tra. Các bảng biểu, phiếu điều tra phải đảm bảo tính khoa học, dễ hiểu và dễ thu thập thông tin đối với mọi đối tượng điều tra, khảo sát.

Kèm theo các bảng biểu, phiếu điều tra là danh mục các ngành nghề, các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng mà trung tâm đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hoặc dự kiến mở mới trên cơ sở đã nắm bắt được những nhu cầu đó thơng qua các đợt làm việc với các cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương trước đó.

Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành cơng của hoạt động điều tra, khảo sát chính là yếu tố về con người. Cán bộ, giáo viên điều tra, khảo sát phải là những người có đủ năng lực, nắm bắt rõ nguyện vọng đào tạo, bồi dưỡng của đối tượng điều tra, khảo sát và không thể thiếu khả năng

thuyết trình, thuyết phục và định hướng cho người học lựa chọn tham gia các loại hình đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm giáo dục thường xuyên cao lộc, lạng sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)