2.4.1. Mặt mạnh
Đội ngũ quản lý năng động, có nhiều sáng tạo trong cơng tác đa dạng hóa các hoạt động của Trung tâm, luôn quan tâm chăm lo để trung tâm không ngừng phát triển. Đồng thời đội ngũ giáo viên, nhân viên của trung tâm cũng ý thức rất rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị nên tạo được khối đoàn kết, thống nhất và quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi trọng trách gắn liền với GDTX.
Sau gần hai mươi năm tồn tại và phát triển trung tâm GDTX Cao Lộc đã dần khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong việc góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện Cao Lộc cũng như ngành GDTX của tỉnh Lạng Sơn. Trung tâm được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu, tiêu biểu của ngành GDTX của tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt là việc đa dạng hóa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Đây chính là tiền đề, là đòn bẩy để Trung tâm phát triển hơn nữa trong tương lai khi đã trở thành địa chỉ tin cậy của cộng đồng, của xã hội về công tác giáo dục, đào tạo.
Mặc dù số lượng đầu vào các lớp BT THPT có xu hướng giảm chung, tuy nhiên trung tâm vẫn duy trì đều đặn các lớp này do nền nếp giảng dạy được tạo dựng khá tốt bởi các thế hệ giáo viên và học viên trong nhiều năm vừa qua. Các lớp BT THPT này cũng chính là nguồn ổn định cho việc mở các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng khơng chỉ có tin học, ngoại ngữ mà cịn có các lớp trung cấp nghề, nghề ngắn hạn, nghề nông thôn và các chuyên đề.
2.4.2. Mặt yếu
Một yếu điểm lớn và cũng là khó khăn cơ bản của trung tâm trong việc đa dạng hóa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chính là sự thiếu thốn, nghèo nàn về cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học. Với điều kiện về cơ sở vật chất
cũng như các thiết bị dạy học như hiện có trung tâm chỉ có thể đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của việc giảng dạy văn hóa hoặc các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ hay các chun đề bồi dưỡng khơng địi hỏi các thiết bị, phương tiện dạy học đặc thù. Nếu việc học không đi đơi với hành thì tất yếu người học khó có thể có được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho công việc sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Trong trường hợp phải thay đổi địa điểm để thuận lợi cho việc thực hành tay nghề cũng sẽ khiến người học do dự khi tham gia. Trên thực tế có những ngành nghề xét thấy phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương và cũng khơng khó khăn cho người học tìm kiếm việc làm sau khi được đào tạo, bồi dưỡng song điều kiện cơ sở vật chất không cho phép cũng làm cho việc mở được các lớp như vậy nằm ngoài khả năng của Trung tâm.
Mặc dù là đơn vị tích cực trong việc thực hiện việc đa dạng hóa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng song trên thực tế trung tâm mới chỉ chú trọng vào mảng hoạt động này trong một vài năm trở lại đây, trong khi các đơn vị khác có cùng chức năng cũng chỉ mới manh nha trong hoạt động này bởi thể mà Trung tâm còn rất nhiều bỡ ngỡ trong việc đưa mảng hoạt động này đi vào quy củ, chiều sâu. Những kết quả mà trung tâm gặt hái được chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các mối quan hệ cá nhân mà có được. Việc làm thế nào để khai thác được tiềm năng, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong cộng đồng và làm cho nó phát triển ổn định cịn là một câu hỏi lớn.
Đội ngũ giáo viên hiện có của trung tâm khá đơng đảo nhưng chủ yếu là giáo viên giảng dạy văn hóa. Bên cạnh một vài giáo viên ngoại ngữ và tin học được đào tạo đúng chuyên mơn, thì số giáo viên dạy nghề chủ yếu là kiêm nhiệm và cũng thường chỉ đảm nhiệm các lớp nghề nông thôn, nghề phổ thông. Một vài năm vừa qua cho thấy quy mô các lớp BT THPT ngày càng thu hẹp, điều này cũng đồng nghĩa với việc dôi dư một số lượng đáng kể giáo viên dạy văn hóa trong khi lại khơng có đủ điều kiện để tham gia giảng dạy
các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu của xã hội. Cũng bởi thực tế về đội ngũ như vậy mà trung tâm phải phụ thuộc hoàn toàn vào người dạy ở các đơn vị liên kết. Việc chủ động và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cũng vì thế mà khơng bền vững.
2.4.3. Thời cơ
Tình hình chính trị - xã hội - an ninh của đất nước và của tỉnh ổn định là nền tảng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện ổn định và phát triển trong đó có trung tâm GDTX Cao Lộc. Trong vài năm trở lại đây, bộ mặt kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân dần được cải thiện. Đây chính là điều kiện cơ bản giúp người dân có thêm cơ hội tiếp cận với việc học tập nâng cao trình độ, hiểu biết, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của chính họ. Chính điều này cũng sẽ mở rộng hơn khả năng đa dạng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm.
Cùng với giáo dục chính quy, vai trị, vị thế và tiếng nói của GDTX ngày càng được khẳng định trong việc góp phần hồn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cho mọi đối tượng người học trong xã hội. Ngày càng có nhiều các chương trình, đề án dành cho GDTX đang thu hút sự quan tâm, đầu tư của không chỉ của Nhà nước mà còn của nhiều tổ chức lớn khác như UNESCO nhằm hướng tới việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Trong xu thế mọi mặt của đời sống xã hội đang khơng ngừng biến đổi từng ngày, từng giờ địi hỏi sự thích ứng nhanh nhạy khơng của riêng một cá nhân hay tổ chức nào. Thực tế cho thấy trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ và tay nghề của đại bộ phận người dân ở một huyện miền núi, biên giới như Cao Lộc nói riêng và cả tỉnh Lạng Sơn nói chung nhìn chung cịn nhiều bật cập. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người lao động cũng như đội ngũ CBCC phải không ngừng học tập để thích nghi ngay cả khi họ đã có nghề nghiệp trong tay. Thêm vào đó các cấp lãnh đạo của tỉnh cũng như huyện luôn
chỉ đạo sát sao, dành sự quan tâm, ủng hộ đặc biệt tới sự phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cũng như phát triển tay nghề cho người dân. Tiềm năng to lớn này đang ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm GDTX Cao Lộc mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng.
Trung tâm GDTX Cao Lộc tọa lạc ở vị trí trung tâm của huyện, lại khơng chỉ giáp danh mà cịn bao quanh thành phố Lạng Sơn – trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả tỉnh. Đây có thể được coi như tiềm lực lớn về nguồn đào tạo, bồi dưỡng cho trung tâm nếu như trung tâm xây dựng được thương hiệu và hình ảnh riêng.
Các đơn vị giáo dục - đào tạo có chức năng liên kết ln sẵn sàng và tích cực trong việc bắt tay, hợp tác với trung tâm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của mọi đối tượng người học.
2.4.4. Thách thức
Cao Lộc là huyện miền núi biên giới, địa bàn dân cư thưa thớt, địa hình đi lại khó khăn, đời sống nhân dân mặc dù đã được cải thiện hơn song nhìn chung vẫn cịn nhiều thiếu thốn. Điều đặc biệt đáng nói là do có đường biên giới với hai cửa khẩu quốc tế nên người dân có thể kiếm sống dựa vào buôn bán, vận chuyển hàng hoặc trực tiếp lao động ở bên kia biên giới nên gần như họ không quan tâm đến việc học tập thậm chí ngay cả việc hồn thiện chương trình THPT. Trong khi đó thực tế cho thấy rằng có khơng ít người dù dã có bằng cấp nhất định nhưng khơng dễ để tìm kiếm việc làm cho thu nhập giống như các công việc kể trên.. Đấy là còn chưa kể đến tâm lý “an phận” vốn tồn tại và ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của nhiều thế hệ người dân do đặc tính vùng miền. Bởi lẽ đó mà việc vận động người dân tham gia học tập, nâng cao trình độ, hiểu biết hay những kĩ năng nhất định phục vụ cho chính cuộc sống của họ là điều khơng đơn giản.
Đặt ở vị trí trung tâm của huyện Cao Lộc lại giáp danh với thành phố Lạng Sơn vừa đem lại những thời cơ nhất định cho trung tâm GDTX Cao Lộc vươn xa hơn trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng song chính điều này cũng là một thách thức khơng nhỏ bởi ở ngay chính địa bàn thành phố cũng có những đơn vị, tổ chức có cùng chức năng đào tạo, bồi dưỡng như trung tâm. Điều này sẽ rất dễ dẫn đến việc cạnh tranh mở lớp, trong khí đó người học lại sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho việc đào tạo, bồi dưỡng của họ. Trong trường hợp trung tâm muốn mở rộng địa bàn hoạt động sang các huyện khác cũng không hề đơn giản bởi huyện nào của tỉnh Lạng Sơn cũng có một trung tâm GDTX và ai trong số họ cũng đều phải tích cực vận động mở các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay.
Đội ngũ lãnh đạo của trung tâm GDTX Cao Lộc mặc dù đủ về số lượng song trong rất nhiều năm qua cơng việc chính của họ gắn liền với việc quản lý và điều hành mảng BT THPT còn các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chỉ mang tính nhỏ lẻ do quy mơ các lớp BT THPT vẫn cịn lớn. Giờ đây khi mở rộng hơn các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để đúng với chức năng, nhiệm vụ gần như họ phải dò dẫm những bước đi đầu tiên và công việc này lại cũng không phải là thế mạnh. Nếu như đội ngũ lãnh đạo thiếu đi sự đồng tâm, nhất trí chưa kể đến sự nhanh nhạy và tức thời thì một hậu quả nhãn tiền là sự tụt hậu và khó có thể tồn tại của Trung tâm trong bối cảnh nhiều thách thức như hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 2
Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới tuy cịn nhiều khó khăn song đang có những khởi sắc nhất định trên mọi mặt từ kinh tế - văn hóa đến giáo dục - đào tạo; đời sống của nhân dân đang được từng bước cải thiện. Việc nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống đang ngày càng được mọi tầng lớp nhân dân chăm lo, đầu tư.
Với phương thức GDTX, cơ hội đa dạng hóa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đang rộng mở hơn bao giờ hết đối với trung tâm GDTX Cao Lộc. Đây không chỉ đơn thuần là chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm GDTX mà còn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển khách quan đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong bối cảnh nhiều thay đổi như hiện nay.
Bên cạnh những đóng góp nhất định cho việc mở mang dân trí, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc cho đội ngũ cán bộ công chức và nhân dân trên địa bàn huyện, các mặt hoạt động của trung tâm GDTX Cao Lộc cịn bị bó hẹp, các loại hình đào tạo, bồi dưỡng còn nhỏ lẻ, chưa thực sự hướng tới mọi đối tượng người học trong xã hội. Nhiều bất cập còn tồn tại như cơng tác tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo; việc quản lý và phối hợp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; trong đó đáng nói nhất là những thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Làm thế nào để có thể đưa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm đi vào ổn định, ngày một phát triển và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh hiện nay. Giải quyết được cặn kẽ câu hỏi này thì hiệu quả của phương thức GDTX mới được khẳng định và thực sự tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDTX.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CAO LỘC,
LẠNG SƠN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với thực tế địa phương phương
Trong những năm vừa qua, nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện đổi mới nền giáo dục để tiệm cận gần hơn với trình độ phát triển giáo dục trên thế giới và khu vực. Bên cạnh những thành tựu khơng thể phủ nhận thì giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu nhất là chất lượng và hiệu quả của giáo dục, đào tạo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về nhu cầu nhân lực của xã hội.
Đào tạo và bồi dưỡng theo nhu cầu nguồn nhân lực xã hội là một xu thế tất yếu nhằm hướng tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Đây là trách nhiệm không của riêng các nhà trường, các bộ, ngành trung ương mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, địa phương và toàn xã hội. Các trung tâm GDTX cần chủ động xây dựng và phối hợp với các đơn vị có chức năng để tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu về nguồn nhân lực ở mỗi địa phương.
Việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần chuyển mạnh theo chương trình nghề nghiệp ứng dụng, tăng cường kĩ năng thực hành, mời gọi các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp, các đơn vị tham gia thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Sự hợp tác giữa địa phương với các đơn vị phối hợp đào tạo, bồi dưỡng hoặc giữa các đơn vị phối hợp đào tạo, bồi dưỡng với các doanh nghiệp, đơn
vị sử dụng lao động sẽ tạo nên sức mạnh đồng bộ và hiệu quả bền vững trên cơ sở tận dụng những lợi thế về con người, về cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ, kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng.... Đây được xem là hướng đi quan trọng nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu xã hội và thiết thực góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Với xu thế tồn cầu hóa và tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học- kĩ thuật cùng với sự bùng nổ của thông tin và nền kinh tế tri thức đang đặt ra những thách thức to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung cũng như các trung tâm GDTX nói riêng. Những yếu tố khách quan đó địi hỏi hệ thống GDTX phải không ngừng đổi mới mục tiêu, hiện đại hóa nội dung và thực hiện cuộc cách mạng về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
Các biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của học viên hay nói cách khác chúng sẽ góp phần quyết định sự lớn mạnh hay tụt hậu của các trung tâm GDTX trong bối cảnh nhiều thay đổi như hiện nay. Do vậy việc áp dụng các biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng