đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Việc khảo nghiệm nhằm khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay nhất là khi các hoạt động này còn đang rất mờ nhạt và trung tâm chưa tìm ra được hướng đi phù hợp, hiệu quả cho hoạt động này.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế gồm các nội dung xoay quanh bảy biện pháp đã được đề xuất với hai vấn đề cơ bản là tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề cập trong luận văn với các mức đánh giá như sau:
Tính cấp thiết: Rất cầp thiết, Cầp thiết, Khơng cấp thiết Tính khả thi: Rất khả thi, Khả thi, Không khả thi
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm
Việc khảo nghiệm được tiến hành bằng cách thăm dò ý kiến của 200 người gồm: lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục thường xuyên - sở GD&ĐT Lạng Sơn (04), cán bộ một số cơ quan huyện Cao Lộc, cán bộ một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Lộc (32), cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm GDTX Cao Lộc (38), học viên lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ đồn, đội thuộc phịng GD&ĐT huyện Cao Lộc (55), học viên các lớp tiếng Anh bậc A1(71) dưới hình thức phiếu hỏi. Sau khi thu hồi các phiếu hỏi, tiến hành thống kê và xử lý số liệu.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Bảng: 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất
TT Biện pháp Tính cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL %
1 Nâng cao nhận thức của xã hội đối với
GDTX 172 86 28 14 0 0
2
Tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của cán bộ, công chức và nhân dân thông qua nhiều kênh thông tin, tuyên truyền
167 83,5 33 16,5 0 0
3
Xây dựng chương trình học tập phù hợp cho mọi tầng lớp nhân dân, nghiên cứu và triển khai các hình thức học tập phù hợp với thời gian của người học
156 78 44 22 0 0
4
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của trung tâm
147 73,5 53 26,5 0 0
5
Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng được nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo
169 84,5 31 15,5 0 0
6
Xây dựng mối liên kết giữa trung tâm với các đơn vị, doanh nghiệp trên và ngoài địa bàn huyện nhằm giải quyết đầu ra cho học viên của Trung tâm
141 70,5 59 29,5 0 0
7 Tăng cường xã hội hố cơng tác đào tạo, bồi
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết. Có tới trên 70% các ý kiến được trưng cầu đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” ở tất cả các biện pháp. Việc nâng cao nhận thức của xã hội đối với GDTX được đánh giá mức độ “rất cần thiết” cao nhất. Điều này khơng khó lí giải bởi tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Người học thường mong muốn có được bằng cấp chính quy và dường như khi khơng cịn lựa chọn nào khác họ mới tham gia học tập ở các trung tâm GDTX. Bởi lẽ đó muốn thay đổi căn bản và gốc rễ quan điểm, định hướng học tập trong xã hội thì việc đầu tiên cần làm là thay đổi nhận thức để xã hội có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trị, vị trí của GDTX nhất là khi việc học được coi là suốt đời và hướng tới xây dựng xã hội học tập. Do đặc thù về chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDTX nên việc tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của cán bộ, công chức và nhân dân thông qua nhiều kênh thông tin tuyên truyền cũng được cho là rất cần thiết. Đây là một trong những điều kiện quan trọng tác động trực tiếp đến việc mở ra hướng đào tạo, bồi dưỡng sát với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng trong xã hội. Cùng với việc tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của cán bộ, công chức và nhân dân thông qua nhiều kênh thông tin tuyên truyền thì việc tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng được nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo cũng không kém phần cần thiết. Các ý kiến được hỏi khẳng định rằng chỉ khi cơ sở vật chất được đảm bảo thì việc học mới có thể đi đơi với hành và hiệu quả đào tạo mới thật sự bền vững. Các biện pháp còn lại tỉ lệ phần trăm đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” có thấp hơn một chút so với ba biện pháp vừa phân tích ở trên song tựu chung lại đều cho thấy việc triển khai đồng bộ các biện pháp được đề xuất là yêu cầu cấp thiết không chỉ trước mắt mà là hướng đi lâu dài cho trung tâm GDTX Cao Lộc trong việc quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để vừa giúp cho Trung tâm hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ vừa đảm bảo tính hiệu quả, bền vững của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
Bảng: 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
TT Biện pháp
Tính khả thi
Rất khả thi Khả thi Không khả
thi
SL % SL % SL %
1 Nâng cao nhận thức của xã hội đối
với GDTX 167 83,5 33 16,5 0 0
2
Tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của cán bộ, công chức và nhân dân thông qua nhiều kênh thông tin, tuyên truyền
152 76 48 24 0 0
3
Xây dựng chương trình học tập phù hợp cho mọi tầng lớp nhân dân, nghiên cứu và triển khai các hình thức học tập phù hợp với thời gian của người học
121 60,5 79 39,5 0 0
4
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của trung tâm
145 72,5 55 27,5 0 0
5
Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng được nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo
118 59 82 41 0 0
6
Xây dựng mối liên kết giữa trung tâm với các đơn vị, doanh nghiệp trên và ngoài địa bàn huyện nhằm giải quyết đầu ra cho học viên của trung tâm
124 62 76 38 0 0
7 Tăng cường xã hội hố cơng tác đào
tạo, bồi dưỡng 129 64,5 71 35,5 0 0
Nhìn một cách tổng thể các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là có tính khả thi. Tùy từng biện pháp khác nhau mà mức độ khả thi cũng được đánh giá khác nhau. Cũng giống như ở phần khảo sát về mức độ cấp thiết, biện pháp nâng cao nhậ thức của xã hội đối với GDTX cũng được đánh giá có tính khả thi cao nhất. Đây chính là một thuận lợi lớn của trung tâm trong bối cảnh hiện nay khi mà GDTX đang ngày càng quan tâm hơn, nhất là khi nhịp sống đang thay đổi từng ngày từng giờ đã và đang tác động không nhỏ tới việc khơng ngừng học tập của mọi người để thích nghi tốt hơn. Nhìn vào bảng tổng hợp trên cũng cho thấy khơng ít những khó khăn mà Trung tâm phải đối
mặt trong việc quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Những khó khăn dễ nhận thấy nhất đó là xây dựng mối liên kết giữa trung tâm với các đơn vị, doanh nghiệp trên và ngoài địa bàn huyện nhằm giải quyết đầu ra cho học viên của trung tâm; việc tăng cường xã hội hố cơng tác đào tạo, bồi dưỡng; nhất là việc xây dựng chương trình học tập phù hợp cho mọi tầng lớp nhân dân, nghiên cứu và triển khai các hình thức học tập phù hợp với thời gian của người học và tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng được nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Khơng khó để lý giải cho những khó khăn này bởi dù là chức năng, nhiệm vụ đã được quy định trong Luật Giáo dục và được cụ thể hóa tại Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/1/2007 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT song hoạt động đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn khá mới mẻ với trung tâm GDTX Cao Lộc mặc dù một vài năm gần đây trung tâm đã đạt được một số kết quả nhất định trong lĩnh vực hoạt động này. Việc tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng được nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo là giải pháp rất cấp thiết song việc thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Nếu như các lớp bổ túc THPT vốn chiếm thế chủ đạo trong các hoạt động của trung tâm tiếp tục giảm mạnh như hiện nay thì các nguồn thu cũng sẽ giảm tương ứng và khi trung tâm không mở rộng được các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thì cũng đồng nghĩa với việc trung tâm khó có thể phát triển được đồng thời việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cũng sẽ hạn hẹp hơn. Xã hội hóa cơng tác giáo dục có thể được coi là một giải pháp hữu hiệu để huy động cộng đồng cùng chung tay phát triển trung tâm song nói gì đi nữa ở một huyện miền núi biên giới cịn nhiều khó khăn như Cao Lộc thì việc huy động cũng khơng hề đơn giản.
Tuy nhiên tựu chung lại các biện pháp đề xuất trong việc quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao lộc trong bối cảnh hiện nay đều nhận được sự đồng tình cả về tính cấp thiết cũng như tính khả thi. Ở góc độ nào đó có những biện pháp được đánh giá rất cao về tính cấp thiết
cũng như tính khả thi song có những biện pháp mặc dù được cho là cấp thiết nhưng lại hạn chế về tính khả thi. Dù được đánh giá thế nào thì các biện pháp cũng cùng góp phần hỗ trợ, thúc đẩy và hồn thiện lẫn nhau, nhờ có biện pháp này mà biện pháp kia có thể đạt được kết quả khả quan hơn. Và khi các biện pháp được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán sẽ có những tác động nhất định tới việc quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc trong bối cảnh hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ thực tế công tác, nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực trạng công tác quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn, luận văn đã đưa ra bảy biện pháp nhằm mở ra hướng đi ổn định, bền vững và hiệu quả hơn cho việc quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm nhất là trong bối cảnh mọi mặt của đời sống xã hội không ngừng biến đổi như hiện nay cũng như đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Qua khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp, mặc dù vẫn cịn những cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau nhưng đại đa số các ý kiến được trưng cầu đều cho rằng các biện pháp được đề xuất là cần thiết và khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hóa và hội nhập của đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm to lớn và vẻ vang của cả hệ thống giáo dục trong đó khơng thể thiếu vai trị và tiếng nói của GDTX. Gánh vác cùng một lúc nhiều trọng trách đòi hỏi các trung tâm GDTX phải có những bước đi và những cách làm phù hợp để thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ nhất là việc đa dạng hóa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, trong bối cảnh mọi mặt của đời sống xã hội đang thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay việc thay đổi nhận thức và cách làm để trung tâm GDTX thực sự là điểm đến học tập của đơng đảo nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống thể hiện cụ thể qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn đang là một thử thách khơng nhỏ. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, địi hỏi phải có những biện pháp phù hợp để quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Qua thực tế công tác và khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn đã chỉ ra nhiều khó khăn, bất cập mà trung tâm đang phải đối mặt và không tránh khỏi những lúng túng trong quá trình tổ chức, thực hiện. Những bước đi cụ thể và những việc làm mà trung tâm đã thực hiện được trong việc quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian vừa qua chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm mà thiếu sự bài bản, khoa học nhất là với công tác dự báo, xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hoạt động dẫn đến việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cịn mang nặng tính thời vụ và khơng khỏi bị động; đối tượng người học chưa đa dạng, nội dung học tập cịn bị bó gọn, đó là chưa kể
tới những thiếu thốn, hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất cũng tác động không nhỏ tới việc mở rộng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm.
Kết hợp kết quả của việc nghiên cứu lý luận với kết quả khảo sát thực trạng luận văn đã đề cập tới bảy biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay đó là:
Nâng cao nhận thức của xã hội đối với GDTX;
Tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của cán bộ, công chức và nhân dân thông qua nhiều kênh thông tin, tuyên truyền;
Xây dựng chương trình học tập phù hợp cho mọi tầng lớp nhân dân, nghiên cứu và triển khai các hình thức học tập phù hợp với thời gian của người học;
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của trung tâm;
Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng được nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
Xây dựng mối liên kết giữa trung tâm với các đơn vị, doanh nghiệp trên và ngoài địa bàn huyện nhằm giải quyết đầu ra cho học viên của trung tâm;
Tăng cường xã hội hố cơng tác đào tạo, bồi dưỡng.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Chỉ đạo sở GD&ĐT phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh thực hiện tốt việc xác định nhu cầu đào tạo phù hợp với cơ cấu ngành nghề của địa phương.
Xem xét phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho các đơn vị có cùng chức năng để tránh chồng chéo, khắc phục tình trạng đào tạo, bồi dưỡng tràn lan.
Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho các trung tâm GDTX có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương.
2.2. Đối với sở GD&ĐT Lạng Sơn
Tổ chức định kì, thường xuyên các hoạt động thăm quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giữa các trung tâm GDTX trong cũng như ngoài tỉnh.
Tuyển dụng và thuyên chuyển những cán bộ, giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy để có thể đảm nhận được nhiều nhiệm vụ khác nhau ở các trung tâm GDTX.
2.3. Đối với các cơ sở liên kết đào tạo, bồi dưỡng