Quản lý phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phù ninh, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 25 - 26)

1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.2.3. Quản lý phát triển nguồn nhân lực

1.2.3.1. Nguồn nhân lực (NNL)

Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và có thể lượng hóa được là: một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi quy định, đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động hay còn gọi là lực lượng lao động.

1.2.3.2. Quản lý nguồn nhân lực

Trong hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo, quản lý nguồn nhân lực chính là quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các cấp. Chính vì vậy việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên về mọi mặt để đáp ứng các yêu cầu kinh tế - xã hội ngày càng cao là nhiệm vụ, chức năng của người quản lý giáo dục.

1.2.3.3. Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục

Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục với các hoạt động cụ thể về kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển dụng, định hướng, đào tạo phát triển, đánh giá và tạo môi trường phát triển là một hệ thống các thành tố có mối liên hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau để đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng, thực hiện hiệu quả những mục tiêu giáo dục đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [20].

1.2.3.4. Phát triển nguồn nhân lực

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực đã được khái qt hóa trong lí thuyết về phát triển nguồn nhân lực hiện đại, trong mối quan hệ giữa đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển.

mỗi con người. Phát triển nhân cách là nhiệm vụ của Giáo dục và đào tạo. Xét về mặt xã hội, mỗi con người cần có "nhân cách xã hội" để trở thành một công dân tích cực của đất nước, của xã hội, tóm lại là để "làm người". Xét về mặt nhân lực, mỗi con người cần có "nhân cách lao động" với những phẩm chất và năng lực lao động nghề nghiệp cần thiết để trở thành một thành viên của đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, con người cần được phát triển về mặt thể lực, có đầy đủ sức khỏe để có thể sống một cách lạc quan và lao động với năng suất cao, chất lượng tốt.

Như vậy phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. phát triển nguồn nhân lực chính là q trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt, qua đó làm gia tăng giá trị của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phù ninh, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)