Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phù ninh, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 30 - 35)

1.3.1. Kế hoạch hóa về đội ngũ giáo viên

Kế hoạch là điều vạch ra với các mục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định.

Nếu chỉ đưa ra các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫn chỉ là những ước muốn và hy vọng, mặc dù có tính tốn, nghiên cứu kỹ lưỡng. Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch. Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tứ c là tìm các nguồn lực (nhân lực-vật lực-tài lực) và thời gian, khơng gian... cần cho việc hồn thành các mục tiêu.

Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi người quản lý phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó cũng khơng cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn. Cân đối giữa hệ thống mục tiêu và các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người quản lý phải nắm vững khả năng mọi mặt của tổ chức mình, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính tốn tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu.

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, các phương tiện quản lý, đặc biệt là các nguồn thông tin khác từ công tác điều tra và nghiên cứu; hiệu trưởng xây dựng

kế hoạch cụ thể cho công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó thể hiện được các nội dung về quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, sự quan tâm đãi ngộ, sự sàng lọc, đào tạo bồi dưỡng, công tác phối hợp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên,... và các điều kiện về nguồn lực khác, để đảm bảo cho công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên đạt đến mục tiêu về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Nội dung của kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ giáo viên phải xác định và đảm bảo chắc chắn về các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), lựa chọn các phương án và biện pháp tối ưu để thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Kế hoạch phải thể hiện cụ thể, rõ ràng, phản ánh được hoạt động chung của trung tâm ở từng thời điểm nhất định (từng năm, từng học kỳ, từng tháng..), đồng thời cho thấy được trách nhiệm của từng thành viên trong trung tâm.

Sản phẩm quan trọng của chức năng hoạch định là kế hoạch. Có ba loại kế hoạch: kế hoạch chiến lược (giải quyết mục tiêu chiến lược); kế hoạch chiến thuật (giải quyết mục tiêu chiến thuật); kế hoạch tác nghiệp (giải quyết mục tiêu tác nghiệp). Vì vậy, kế hoạch được xây dựng chặt chẽ, khoa học sẽ mang tính khả thi cao. Đây cũng địi hỏi sự đầu tư thỏa đáng về trí tuệ, thời gian của nhà quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên cho trung tâm theo mục tiêu đề ra.

Lập kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là việc làm có tính chiến lược, giúp Giám đốc trung tâm có tầm nhìn xa hơn, bao quát hơn và chủ động hơn trong công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

1.3.2. Tổ chức đội ngũ giáo viên

Tổ chức là một khâu trong chu trình quản lý, là một chuỗi hoạt động diễn ra trong một giai đoạn của quá trình quản lý.

Hoạt động tổ chức trước hết và chủ yếu là xây dựng cơ cấu tổ chức: xác định các bộ phận cần có, thiết lập mối quan hệ ngang và dọc của các bộ phận, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận: xây dựng qui chế hoạt động.

Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý khi nó tuân thủ nguyên tắc thống nhất trong mục tiêu. Mỗi cá nhân đều góp phần cơng sức vào các mục tiêu chung của tổ chức, đạt mục tiêu đó với mức chi phí tối thiểu cho bộ máy và cho mọi hoạt động.

Việc ổn định cơ cấu, giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các bộ phận luôn đi đôi với việc xác định khối lượng công việc và kéo theo sự phân phối nguồn lực, thiết lập bộ máy quản lý và thực hiện chun mơn hóa cho các bộ phận của tổ chức.

Tổ chức quản lý ĐNGV trước hết là việc xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định vai trò nhiệm vụ của từng giáo viên trong trung tâm nhằm bảo đảm sự phù hợp các hoạt động.

Tổ chức quản lý ĐNGV giúp nhà quản lý xác định được biên chế và sắp xếp con người phù hợp với khối lượng công việc. Tạo điều kiện cho các giáo viên hoạt động tự giác, sáng tạo.

Để thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, trước hết người quản lý phải xác định và phân loại các hoạt động cấp thiết cho việc thực hiện các mục tiêu phân nhiệm và phân quyền rành mạch cho các bộ phận, tránh chồng chéo để họ chủ động và phát huy tốt vai trị trách nhiệm của mình trong quản lý con người, quản lý hoạt động chuyên môn; ràng buộc các bộ phận theo chiều dọc và chiều ngang trong các mối quan hệ về trách nhiệm, quyền hạn và thông tin.

Như vậy, nội dung của chức năng tổ chức đội ngũ giáo viên bao gồm việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan (đảm bảo các nguyên tắc tầm quản lý được, tính đẳng cấu, rành mạch, tiết kiệm và chun mơn hóa); xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu; xây dựng các mối quan hệ trong tổ chức; phân công và tổ chức lao động cho đội ngũ giáo viên một cách khoa học, tối ưu.

1.3.3. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên

sự đã được tuyển dụng, sắp xếp thì phải có người lãnh đạo dẫn dắt, điều khiển. Đó là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức; theo sát hoạt động của bộ máy, điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lý, nhịp nhàng; động viên, khuyến khích các thành viên hồn thành nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Nó kết nối, thẩm thấu và đan xen vào hai chức năng trên.

Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của mình. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi và giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận và các hoạt động đội ngũ giáo viên diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau.

Trong khi thực hiện kế hoạch có thể có một số vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn cần phải điều chỉnh cho hợp lý hơn. Người quản lý bám sát hiện trường, phân tích nhanh chóng các vấn đề thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, bù đắp, chỉnh lý kế hoạch để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả tối ưu.

Muốn chỉ đạo tốt người quản lý cần thu thập thơng tin chính xác, biết phân tích, xử lý các nguồn thơng tin và đưa ra các quyết định đúng đắn. Điều đó nếu thực hiện tốt sẽ nâng cao uy tín của người lãnh đạo, cịn ngược lại thì sẽ làm giảm uy tín. Nguồn thu tập thơng tin quan trọng đó là kiểm tra, kiểm kê, thanh tra, đánh giá.

Trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, chức năng chỉ đạo có thể coi là quá trình quyết định, là kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với đối tượng quản lý. Điều quan trọng là người quản lý phải thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ, bảo đảm thiết thực và cụ thể với khả năng và trình độ của từng thành viên trong tổ chức. Năng lực quản lý của người quản lý có ý nghĩa quyết định đối với việc chuyển hóa kế hoạch thành hiện thực. Người CBQL phải biết cách tập hợp các thành viên trong trung tâm, trong đó phải chú ý đến đội ngũ giáo viên, làm sao cho mối quan hệ giữa các bộ phận, cá

nhân trong trung tâm liên kết chặt chẽ, thống nhất về ý chí hành động; đồng thời phải biết động viên lực lượng này nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung của đơn vị.

1.3.4. Kiểm tra giám sát đội ngũ giáo viên

Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định.

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà khơng kiểm tra thì coi như khơng lãnh đạo. Theo lý thuyết hệ thống kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý.

Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người cán bộ quản lý có được thơng tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.

Trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, để thực hiện các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá nêu trên, người quản lý cần phải chú trọng việc rà soát số lượng giáo viên đã đủ theo yêu cầu của quy mơ đào tạo chưa để có giải pháp khắc phục. Lãnh đạo trung tâm phải tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trung tâm (qua dự giờ thăm lớp) để tác động vào ý thức tự bồi dưỡng của giáo viên và khơi dậy sự giúp đỡ lẫn nhau của tập thể sư phạm; phát hiện những cá nhân có năng lực, phẩm chất, tạo điều kiện để họ phấn đấu và cống hiến tài năng và trí lực của mình cho sự phát triển của trung tâm; đồng thời nhắc nhở, uốn nắn những cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ để họ khắc phục những hạn chế, vươn lên trong công tác. Mặt khác, nhà quản lý cần đánh giá được sự mất cân đối trong cơ cấu giáo viên của trung tâm, để đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Một chu trình quản lý, cả bốn chức năng trên phải thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau; phối hợp bổ sung cho nhau, tạo sự kết nối từ chu trình này sang chu trình sau theo hướng phát triển. Trong đó, yếu tố thơng tin ln giữ vai trị xun suốt, khơng thể thiếu trong việc thực hiện các chức năng quản lý.

1.3.5. Cung ứng điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên

Chỉ thị 40- CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương nêu rõ “Rà soát, bổ sung, hồn thiện các quy định, chính sách, chế độ đãi ngộ cũng

như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục” [1].

Trung tâm tạo các điều kiện tốt nhất về cả vật chất và tình thần, về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho ĐNGV. Giúp họ yên tâm, say sưa với cơng việc của mình.

Mơi trường làm việc ngày càng được hồn thiện, đời sống vật chất và tinh thần đội ngũ ngày càng được cải thiện. Như người xưa thường nói: "có thực mới vực được đạo".

Điều kiện mơi trường làm việc, cơ sở vật chất có tác động đến ý thức mỗi con người, điều kiện làm việc có ảnh hưởng nhất định đến q trình, hiệu quả công tác của giáo viên. Cơ sở vật chất nhà trường, tài liệu, đồ dùng và trang thiết bị phục vụ giảng dạy có tác động khơng nhỏ đến hiệu quả làm việc của giáo viên, của nhà trường. Các điều kiện kinh tế địa phương, điều kiện sống của giáo viên cũng ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ. Hiện nay trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, một số hiện tượng tiêu cực xã hội nảy sinh và lan rộng cũng ảnh hưởng đến các trường học, ảnh hưởng đến giáo viên, công tác phát triển đội ngũ cần được quan tâm đến những vấn đề này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phù ninh, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 30 - 35)