Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phù ninh, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 35 - 38)

1.4.1. Yếu tố chủ quan

1.4.1.1. Trình độ, năng lực, phẩm chất của Giám đốc

Cán bộ QLGD trong giai đoạn hiện nay phải là những con người toàn năng, vừa có tầm nhìn chiến lược, vừa thành thạo kỹ năng nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ tổ chức sư phạm, vừa thực hiện tốt sự liên nhân cách, biết xử lý các tình huống gay cấn của cấp quản lý. Trong đó, kỹ năng cơng tác kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, xử lý thông tin theo kịp thời sự phát triển của trung tâm trước

bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, có một số kiến thức, kỹ năng về tin học, ngoại ngữ để theo kịp đà phát triển chung của xã hội.

Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm mình. Sự đổi mới hoạt động dạy học có thành hiện thực hay khơng, phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của giám đốc Trung tâm, cụ thể:

- Đổi mới hoạt động của Trung tâm GDNN - GDTX không thể thực hiện, triển khai được nếu người đứng đầu khơng có nhận thức đúng đắn về sự cấp thiết phải đổi mới hoạt động dạy học. giám đốc phải là người am hiểu sâu sắc về đổi mới hoạt động dạy học ít nhất trong lĩnh vực chun mơn của mình, để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện.

- Giám đốc là người có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng những lý luận dạy học mới trong thực tiễn Trung tâm mình, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.

Ngồi sự am hiểu về mọi mặt thì uy tín của giám đốc trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của trung tâm.

1.4.1.2. Trình độ, năng lực, phẩm chất của giáo viên

Thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người của mình, bằng nhân cách của chính mình, đó là đặc trưng của lao động sư phạm của người thầy giáo. Trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Theo tác giả Thái Duy Tuyên, có thể trình bày một cách khái quát về năng lực sư phạm cơ bản của giáo viên như sau:

- Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học, giáo dục. - Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục.

- Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục.

- Năng lực giám sát đánh giá kết quả hoạt động dạy học, giáo dục. - Năng lực giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục. Đây là 5 loại năng lực cơ bản của người giáo viên, nhưng cần nhấn mạnh

rằng: năng lực chuẩn bị giáo án lên lớp, bài giảng, tổ chức hoạt động trên lớp và kiểm tra, đánh giá hoạt động là quan trọng nhất.

1.4.1.3. Phẩm chất và năng lực của học sinh

Tích cực, chủ động sáng tạo vừa là mục đích dạy học đồng thời vừa là điều kiện để thực hiện đổi mới hoạt động dạy học.

Đổi mới hoạt động dạy học đòi hỏi dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải cần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với hoạt động dạy học tích cực như: có động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có phương pháp tự học ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách.

1.4.2. Yếu tố khách quan

1.4.2.1. Chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Cơ chế, chính sách đãi ngộ cho giáo viên là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, tình cảm nghề nghiệp của giáo viên.

Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng một cách cụ thể về đổi mới hoạt động dạy học; các văn bản chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện, chính là mơi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới hoạt động dạy học ở các Trung tâm GDNN - GDTX hiện nay.

1.4.2.2. Điều kiện thực tế của Trung tâm

Đổi mới hoạt động dạy học gắn liền với những yêu cầu về CSVC, TBDH, thư viện, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, thuận tiện cho việc hoạt động học của học sinh. Vì vậy, Trung tâm cần có kế hoạch xây dưng CSVC, trang thiết bị, có biện pháp huy động nhiều lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống CSVC, TBDH theo hướng đổi mới hoạt động dạy học.

1.4.2.3. Gia đình, cộng đồng, xã hội

Truyền thống văn hóa, mơi trường đạo đức chung của mỗi gia đình, mỗi dịng họ, mỗi cộng đồng gần gũi với học sinh có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ và phương pháp học tập của học sinh. Vì vậy tăng cường vai trị của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh tự học là vô cùng cấp thiết.

Trong quá trình quản lý hoạt động dạy học thì các yếu tố chủ quan được xem là nội lực, còn các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực. Theo quy luật của sự phát triển, thì ngoại lực dù quan trọng đến đâu cũng chỉ là yếu tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực mới là yếu tố quyết định sự phát triển của bản thân sự vật. Sự phát triển đó đạt trình độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực công hưởng được với nhau.

1.5. Nhu cầu xã hội tác động đến quản lý phát triển ĐNGV trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phù ninh, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 35 - 38)