1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.2.7. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là việc làm có kế hoạch cụ thể về đội ngũ giáo viên trong từng giai đoạn đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, quy mô, cơ cấu tổ chức, loại hình. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên bao gồm các hoạt động: kế hoạch hóa và dự báo nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng, thẩm định và lựa chọn để bồi dưỡng, phát triển thông qua kết quả hoạt động hoặc thuyên chuyển, bố trí hoặc sa thải, trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng mang tính chủ đạo.
Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có đầy đủ phẩm chất trí tuệ, năng lực và trình độ chun mơn để hồn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học.
Sự quản lý của người đứng đầu đối với đội ngũ giáo viên chỉ có thể là những tác động mang tính dân chủ được thể chế hóa nhằm tổ chức, tập hợp sức mạnh của cả đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh và tham gia quản lý trung tâm.
Đây là quan điểm được nhiều tác giả đề cập đến, chẳng hạn như:
Quan điểm của Gaf.J.G. coi giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất trong việc duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm.
Chính vì thế mà Muller cho rằng: “Cần phải ln luôn nhớ rằng hiệu
quả của bất kỳ thay đổi nào của nhà trường hay của chương trình đào tạo phụ thuộc vào năng lực thực hiện của đội ngũ giáo viên. Điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả của bất kỳ một chính sách phát triển đội ngũ giáo viên phải được xem xét trên góc độ bản thân cá nhân giáo viên có phản ứng thế nào đối với chính sách đó”.
Để nâng cao hiệu quả việc quản lý nguồn nhân lực, người quản lý cần xây dựng mục tiêu phát triển toàn diện đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của trung tâm. Cụ thể là phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng lẫn chất lượng và cơ cấu. Do vậy, phải tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đảm bảo đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý về số lượng, cơ cấu, về tình hình chính trị, tư tưởng, trình độ chun mơn, nghiệp vụ... từ đó bố trí lại cơ cấu đội ngũ phù hợp nhằm phát huy tốt nhất năng lực công tác của mỗi cán bộ, giáo viên, có tác dụng động viên, khuyến khích những giáo viên thực sự tâm huyết, trách nhiệm với nghề, cống hiến tài năng cho sự nghiệp giáo dục; Đồng thời có cơ sở để thay thế những giáo viên không đủ phẩm chất, năng lực công tác. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chất lượng
đội ngũ giáo viên với các chỉ số cao về trình độ đào tạo chuẩn hoá, trên chuẩn và các yêu cầu cụ thể về phẩm chất nhà giáo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới. Đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giáo viên, đáp ứng mục tiêu đào tạo, trên cơ sở nâng cao trình độ năng lực của giáo viên, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là một quá trình liên tục nhằm hồn thiện, thậm chí “cách mạng hố” tình hình, tạo nên một tập thể giáo viên theo kịp sự phát triển của nhiệm vụ giáo dục của trung tâm.