Phát triển tính tích cực, tự chủ của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập phần điện học vật lí 9 trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 32 - 34)

1.9.1. Tính tích cực và tự chủ

Tích cực, tự chủ trong học tập là hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Tính tích cực trong học tập thể hiện qua các cấp đột từ thấp đến cao: bắt chước, tìm tịi, sáng tạo. Việc phát huy tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của học sinh là nhiệm vụ và yêu cầu đối với giáo viên trong quá trình dạy học.

1.9.2. Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ phương phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

1.9.3. Các đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Dạy và học thơng qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh là đối tượng của hoạt động “dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ mà khơng thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt.

Dạy và học coi trọng rèn luyện phương pháp tự học

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người. Khi đó kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng lên nhiều lần. Vì vậy, ngày nay người ta cần nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ động. Vấn đề phát triển tự học được đặt ra ngay trong trường phổ thông. Học sinh không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà còn tự học cả trong giờ học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Trong một lớp học tư duy của học sinh không đều nhau. Khi áp dụng phương pháp tích cực, người giáo viên buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi cơng việc độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa ngày càng lớn. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.

Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò

Việc đánh giá nhằm nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của học trò, đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động

dạy của thầy.

Phương pháp tích cực dùng để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội. Việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thơng minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.

1.9.4. Các yếu tố thúc đẩy dạy học tích cực

Để thúc đẩy dạy học tích cực cần phải chú ý các yếu tố sau đây:

Khơng khí học tập và các mối quan hệ trong lớp và trong nhóm

Cần xây dựng một môi trường học tập thân thiện, mang tính kích thích như cách bố trí bàn ghế hợp lí, đẹp mắt, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học... Có thể cho phép các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như kể chuyện vui, chuyện hài trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Cần có sự phù hợp với mức độ phát triển của học sinh:Trong quá trình

dạy học người giáo viên cần phân hóa được học sinh về nhịp độ học tập và trình độ nhận thức của học sinh. Giáo viên có thể quan sát học sinh học tập trên cơ sở đó tìm ra phong cách, sở thích học tập của từng học sinh để thuận tiện trong việc trao đổi với học sinh về nhệm vụ học tập.

Sự gắn bó giữa học và hành: Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tận dụng

mọi cơ hội để tiếp xúc với tình huống thực, vật thực trong tự nhiên và trong cuộc sống. Song song với việc đó giáo viên cũng cần biết sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn để “đưa” học sinh lại gần đời sống thực tế.

Trong quá trình dạy học cần chú ý đến mức độ và sự đa dạng của hoạt động. Tính đa dạng này địi hỏi người giáo viên có thể thay đổi xen kẽ các

hoạt động giảng dạy và nhiệm vụ học tập để có thể đảm bảo thời gian thực hành nhằm làm phong phú thêm các nội dung trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập phần điện học vật lí 9 trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)