Đường phân bố tần số tích lũy của lớp TN và lớp ĐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập phần điện học vật lí 9 trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 95 - 108)

Từ bảng số 3.1. và hình vẽ 3.1 nhận thấy:

(1). Số lượng học sinh đạt điểm dưới trung bình (từ 4 trở xuống) ở lớp thực nghiệm là 10/48 đạt 21%, còn ở lớp đối chứng là 14/50 đạt 28%.

Số lượng học sinh đạt điểm loại giỏi (từ 8 đến 10) ở lớp thực nghiệm là 10/48 đạt 21%, cao hơn so lớp đối chứng là 6/50 chỉ đạt 12%. Tại lớp thực nghiệm, khi tiến hành bài kiểm tra 45 phút có 1 bài đạt điểm tối đa là 10 điểm, hai bài đạt điểm 9 và có 7 bài đạt điểm 8. Cịn đối với lớp đối chứng, khơng có bài nào đạt điểm 10, có 1 bài đạt điểm 9 và 5 bài đạt điểm 8.

Tỷ lệ phần trăm học sinh đạt điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm cũng thấp hơn so với lớp đối chứng. Điều này cũng được thể hiện rõ trên đồ thị tần suất tích lũy. Tần suất tích lũy của lớp thực nghiệm luôn nằm dưới lớp đối chứng.

Từ số liệu bảng số 3.3 nhận thấy điểm trung bình điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Độ biến thiên của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng điều này chứng tỏ kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn và đồng đều hơn so với lớp đối chứng.

Thơng qua q trình thực nghiệm, chúng tơi nhận thấy: Đối với lớp thực nghiệm, sự phân hóa trong học sinh rất rõ ràng. Những học sinh có thái độ tích cực và trách nhiệm cao trong q trình học tập thì đạt điểm cao, số lượng học sinh này nhiều hơn so với cách dạy thông thường ở lớp đối chứng. Ngược lại, những học sinh thiếu tinh thần trách nhiệm với tiến trình học tập của mình đạt điểm rất thấp, số lượng học sinh này ở lớp đối chứng lại nhiều hơn ở lớp thực nghiệm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua diễn biến các giờ dạy thực nghiệm, cùng với việc tiến hành điều tra, xử lí định tính và định lượng kết quả bài kiểm tra trong quá trình thực nghiệm sư phạm đã khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn. Các kết quả thực nghiệm sư phạm đều chứng tỏ rằng: Hệ thống bài tập xây dựng của chúng tơi có tính khả thi và đề tài dã đạt được những mục tiêu đề ra.

Hệ thống bài tập đã chọn cùng với hoạt động hướng dẫn giải bài tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh có tác dụng giúp học sinh nắm vững kiến thức, đem lại hiệu quả rõ rệt khi dạy phần Điện học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tơi đã thu được một số kết quả:

Hệ thống hóa lí luận về dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy tính tích cực, tự chủ.

Tìm hiểu các cách phân loại bài tập vật lí và áp dụng các phương thức giải bài tập theo sự phân loại đó cho phần “Điện học” thuộc chương trình vật lí 9.

Tìm hiểu nội dung, tầm quan trọng cũng như các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần nắm được ở phần Điện học.

Chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng được hệ thống bài tập cho phần “Điện học” thuộc chương trình Vật lí 9 THCS , gồm có 57 bài tập, đồng thời tổ chức hoạt động giải bài tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần bồi dưỡng và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập mơn Vật lí.

Các kết quả luận văn thu được thơng qua q trình TNSP đã khẳng định rằng: Đề tài nghiên cứu của chúng tơi mang tính khả thi cao. Thực tế cho thấy khi giảng dạy theo hệ thống bài tập mà chúng tôi đã xây dựng tốt hơn so với phương pháp dạy trước đây.

2. Khuyến nghị

Thơng qua q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi đã thu được một số kết quả nhất định, khẳng định vai trị của bài tập vật lí trong việc giúp học sinh nắm vững kiến thức, góp phần vào việc phát triển tính tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập. Do đó, cần mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài cho các bài tập của các phần khác, mở rộng phạm vi thực nghiệm sư phạm để khẳng định chắc chắn hơn nữa về tính khả thi của đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Vật lí 9. Nhà xuất bản giáo dục

Hà Nội

2. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách bài tập Vật lí 9. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

3. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

THCS, chu kì III (2004 – 2007) – quyển . Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

4. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

THCS, chu kì III (2004 – 2007) – quyển 2. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

5. Bộ giáo dục và đào tạo, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS.

Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

6. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 9. Nhà

xuất bản giáo dục Hà Nội

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Sách giáo viên vật lí 9. Nhà xuất bản giáo

dục Hà Nội

8. Bộ giáo dục và đào tạo (1979), Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường

phổ thông, tập 1. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

9. Bộ giáo dục và đào tạo, Phương pháp dạng bài tập vật lí. Nhà xuất bản

giáo dục Hà Nội

10. Bộ giáo dục và đào tạo, Phương pháp giải bài tập Vật Lí THCS. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

11. Bộ giáo dục và đào tạo, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học

mơn Vật lí ở trường THCS. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

12. Bộ giáo dục và đào tạo, Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 9. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

13. Bộ giáo dục và đào tạo, 400 bài tập Vật Lí 9 Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

14. Đặng Đức Trọng – Nguyễn Đức Tấn – Vũ Minh Nghĩa (2008), Bồi

dưỡng năng lực tự học Vật lí 9, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố

15. Đỗ Hương Trà (2009), Dạy học bài tập vật lí ở trường trung học phổ

thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Đỗ Hương Trà (2008), Bài giảng chuyên đề phương pháp dạy học vật lí. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Khải (2008), Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thơng. Nhà xuất bản Giáo dục.

18. Ngô Diệu Nga (2009), Bài giảng chuyên đề, phương pháp nghiên cứu

khoa học dạy học vật lí. Đại học sư phạm Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Quang (1977), Bàn về một hệ thống phương pháp nhận

thức trong bộ mơn vật lí ở trường phổ thơng. Hà Nội.

20. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1998), Giáo trình tổ chức hoạt

động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thơng.

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quê

(2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trưởng phổ thơng. Nhà xuất bản Đại

học Sư phạm.

22. Nguyễn Thanh Hải (2005), Ôn tập và kiểm tra Vật lí 9, Nhà xuất bản Hải Phòng

23. Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học vật lí ở trường phổ thơng theo định

hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

24. Phạm Hữu Tòng (1994), Bài tập về phương pháp dạy bài tập vật lí. Nhà xuất bản Giáo dục.

25. Phan Hồng Văn (2007), 500 bài tập Vật lí THCS, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN

Nhằm tìm ra các phương pháp dạy học và giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự chủ trong hoạt động giải bài tập phần Điện học thuộc chương trình vật lí 9, chúng tơi tiến hành cuộc điều tra dưới đây. Vui lòng đánh dấu X vào các nội dung mà anh/chị cho là phù hợp ở các câu hỏi.

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh/chị!

Câu 1. Khi dạy giải bài tập, anh/chị quan tâm đến vấn đề nào sau đây? □ Bài tập theo trình tự sách giáo khoa

□ Phân loại bài tập và phương pháp giải

□ Chỉ chọn những bài tập phù hợp với học sinh □ Hệ thống các bài tập khó

Câu 2. Anh/chị hãy đánh giá mức độ lựa chọn bài tập theo các tiêu chí sau đây? Mức độ Rất ưu tiên Ưu tiên Bình thường Khơng dùng

đến Bài tập trong sách giáo khoa Bài tập trong sách bài tập Bài tập chọn theo sở trường riêng Tự soạn thảo bài tập

Câu 3. Theo đánh giá của cá nhân anh/chị, đối với học sinh, bài tập phần điện học thuộc dạng:

□ Dễ

□ Bình thường □ Khó

Theo anh/chị thì lí do là gì? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ................................................................

Câu 4. Trong quá trình dạy phần Điện học, anh/chị thường sử dụng bài tập vật lí khi nào?

□ Đầu giờ và cuối giờ □ Cuối giờ

□ Chỉ trong giờ bài tập □ Học sinh phải tự làm

Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Họ và tên học sinh:…………………………………………………………... Lớp:…………………………….Trường:…………………………………… Nhằm tìm ra các phương pháp dạy học và giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự chủ trong hoạt động giải bài tập phần điện học, chúng tôi tiến hành cuộc điều tra dưới đây. Vui lòng đánh dấu X vào các nội dung mà em cho là phù hợp ở các câu hỏi.

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em!

Câu 1. Em hãy đánh giá mức độ các tác dụng của bài tập vật lí?

Mức độ Các tác dụng của bài tập vật lí Rất có tác dụng tác dụng Khơng tác dụng

Giúp ôn tập và đào sâu kiến thức lý thuyết

Giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế

Giúp phát triển tư duy sáng tạo, tính độc lập và tự lực

Giúp đánh giá mức độ nẵm bắt kiến thức

Câu 2. Lí do em khơng làm được bài tập phần Điện học là gì? □ Khơng hiểu lý thuyết nên không biết áp dụng

□ Hiểu lý thuyết nhưng không biết áp dụng

□ Không nắm được phương pháp giải các dạng bài tập phần này □ Biết phương pháp giải nhưng khi thực hiện hay có sai sót

Câu 3. Trong q trình giải bài tập phần Điện học, em hãy đánh giá mức độ khó khăn của các bước giải sau?

Mức độ

Nội dung học sinh gặp khó khăn

Thường xun Thỉnh thoảng Khơng bao giờ

Tìm hiểu đề bài và ký hiệu các đại lượng theo quy ước

Tìm ra các mối liên hệ giữa các đại lượng đã biết và đại lượng xác định Vận dụng kiến thức toán học để tìm nghiệm

Biện luận để tìm ra nghiệm đúng

Câu 4. Khi làm bài tập phần Điện học, mức độ sử dụng các cách làm sau đây của em như thế nào?

Mức độ Cách làm Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Hiểu kỹ lý thuyết sau đó làm bài tập

Chỉ xem qua lý thuyết sau đó làm bài tập Khơng xem qua lý thuyết mà làm bài tập ngay, chỗ nào cần xem lại lý thuyết thì mở sách ra xem

Đọc trước lời giải và thực hiện lại một cách thuần thục

Câu 5. Trong quá trình giải bài tập phần Điện học, mức độ khó khăn của em trong việc áp dụng các kiến thức sau như thế nào?

Phần mạch điện

Mức độ khó khăn khi giải

Dạng bài tập Khơng khó Có khó khăn, tự vượt qua được Có khó khăn, khơng tự vượt qua được Phân tích mạch điện

Khơng biết vận dụng cơng thức nào cho bài tốn

Xác định các đại lượng khi áp dụng định luật Ơm

Phần Cơng - công suất và điện năng tiêu thụ của mạch điện

Mức độ khó khăn khi giải

Dạng bài tập Khơng khó khó khăn, tự vượt qua được khó khăn, không tự vượt qua được

Xác định công và công suất của đoạn mạch

Tính lượng điện năng tiêu thụ Cách mắc mạch điện trong thực tế

Câu 6. Sau khi hoàn thành đúng một bài tập, em thực hiện các công việc sau đây như thế nào?

Mức độ Công việc Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Không xem lại bài tập mà chuyển ngay sang bài tập khác

Tìm ra các cách giải khác và so sánh các cách giải

Thay đổi các điều kiên bài tốn để có bài tốn mới và tự giải

Phân dạng bài tập

Phụ lục 3. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Cho hai điện trở R1= 15, R2= 25 được mắc song song với nhau vào một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

A. R = 9.275 B. R = 9.375 C. R = 9 D. R = 9.25 Câu 2. Cho 2 điện trở R1 và R2, biết R2 = 2R1 và R1 = 15Ω, khi mắc 2 điện trở này nối tiếp vào 2 điểm có hiệu điện thế 135V thì dịng điện chạy qua nó có cường độ là bao nhiêu?

A. 2A B. 3A C. 4A D. 2,5A

Câu 3. Ba điện trở R1 = R2 = 3Ω, R3 = 4Ω mắc nối tiếp vào giữa 2 điểm có hiệu điện thế 12V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện trong mạch lần lượt bằng:

A. 6Ω, 1.25A B. 7Ω, 1.25A C. 10Ω, 1.2A D. 10Ω, 1.25A Câu 4. Đặt hiệu điện thế U = 24V vào 2 đầu đoạn mạch gồm R1 = 40Ω, nối tiếp với R2 = 80Ω. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này là bao nhiêu? A. 0,1A B. 0,15A C. 0,2A D. 0,3A

Phần 2: Tự luận (8 điểm)

Câu 5 (1 điểm). Tại sao trên các bóng đèn điện thì nhà sản xuất ln ghi đủ số

vôn và số oát định mức nhưng với quạt điện lại thường chỉ ghi số vôn mà khơng có ghi số ốt ?

Câu 6 (1,5 điểm). Một dây dẫn bằng đồng (Cu) dài 100 m; tiết điện đều và có

điện trở 200mΩ.Điện trở suất và khối lượng riêng của đồng là 1,7.10-8Ω mvà 8,9.103 kg/m3.

a) Tính tiết diện của dây đồng và khối lượng của đồng phải dùng để làm dây này. b) Dùng dây đồng này để quấn trên một ống sứ cách điện - đường kính 13 cm. Tính chiều dài tối thiểu của ống sứ. Lấy π = 3,14.

Câu 7 (2 điểm). Cho mạch điện như

hình vẽ. R1=16Ω, R2=24Ω, R3=3Ω, R4=2Ω

Tính điện trở tương đương của toàn mạch?

Câu 8 (2 điểm). Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ: R1= 4 Ω; R= 8 Ω; R4= 12Ω, Tính RAB khi K1 mở; K2 đóng K1 đóng; K2 mở K1, K2 đều mở

Câu 9 (1 điểm). Một hộ gia đình thơng thường tại Hà nội sử dụng các thiết bị

chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày như sau : 1) Bếp điện : 2 bếp; mỗi bếp 1 kW trong 1 giờ.

2) Bóng đèn : 2 bóng 40 W và 3 bóng 10 W trong 5 giờ. 3) Tivi : 1 chiếc 80 W và 1 chiếc 120 W trong 10 giờ. 4) Tủ lạnh : 1 chiếc 900 Wh mỗi ngày.

5) Đầu kỹ thuật số : 1 chiếc 50 W trong 10 giờ.

Tính điện năng gia đình đó sử dụng bình qn một tháng, từ đó quy ra số tiền điện phải trả bình quân hàng tháng. Biết giá điện tại Hà nội từ 1/8/2014 là 1418 đồng /1 kWh (cho 100 kWh đầu tiên); 1622 đ / 1kWh (từ kWh thứ 101 đến 150) và 2044 đ / 1 kWh (từ kWh thứ 151 - 200). A R1 R2 R3 R4 B B A R1 R2 R3 M N K1 K2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập phần điện học vật lí 9 trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 95 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)