Đối thoại trong sáng tác và trong tiếp nhận tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học chiến thắng mtao mây (trích sử thi đăm san của dân tộc ê đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.1.2. Đối thoại trong sáng tác và trong tiếp nhận tác phẩm văn chương

M.B. Khravchenko có nói: “Tác phẩm nghệ thuật thường trở thành đối tượng của những đụng độ giữa các nhu cầu tinh thần khác loại của người “sử dụng” nghệ thuật ngay khi nó vừa ra đời. Cuộc tranh cãi về sự sống chứa đựng trong một tác phẩm văn chương lớn sẽ được tiếp tục và được phát triển rộng rãi trong độc giả”[30, tr.317]. Tác phẩm tự nó tạo ra nhiều tầng nghĩa bởi những chi tiết, hình ảnh, ngơn

từ, âm hưởng nhịp điệu nghệ thuật độc đáo. Một tác phẩm càng lớn thì càng có nhiều tầng nghĩa hàm ngơn và do đó ln ln là một ẩn số với người tiếp nhận. Đã thế trong sáng tác nghệ thuật, điều nói ra khơng phải bao giờ cũng dễ dàng nhận ra vì “hình tượng lớn hơn tư tưởng”, “ý tại ngơn ngoại”. Trong văn học cái nói ra và cái khơng nói ra, cái phản ánh và cái biểu hiện, cái khách quan và cái chủ quan... không phải lúc nào cũng dễ phân định.

Chính sự đa thanh, đa nghĩa đã tạo nên sự tiếp nhận khác nhau ở người đọc, tạo nên nhu cầu đối thoại, kích thích sự đối thoại trao đổi ở người đọc. Tính đa nghĩa của tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ chỗ tác phẩm viết ra để cho người đọc đồng sáng tạo, tạo tiềm năng cho người đọc đồng tưởng tượng, bổ sung, suy đoán..., mà đã có sự đồng sáng tạo của người đọc thì khơng tác phẩm văn chương nào có thể tự đồng nhất chính nó. Một trong những bí ẩn của nghệ thuật là ở chỗ trong rất nhiều trường hợp, người đọc lại có thể hiểu tác phẩm tốt hơn bản thân nhà văn hay ít ra là khơng như nhà văn. “Trong tiếp nhận, người đọc có thể gặp gỡ với tác giả, trở về với tâm ảnh của tác giả nhưng cũng có thể cách xa, rất xa (so với tác giả) [63, tr.154]. Nhưng người đọc hiểu tác phẩm dù đa dạng thế nào cũng là theo các tín hiệu mà nhà văn phát ra trong tác phẩm. Ở đây khơng chỉ có đối thoại giữa cá nhân người đọc với tác giả mà còn là đối thoại giữa cuộc sống, các tầng lớp xã hội, các

thời đại lịch sử... Khi đọc Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

, nhiều người lên án Trọng Thủy như một tên gián điệp nham hiểm, một kẻ lừa tình táng tận lương tâm nhưng cũng có người cho rằng trong nhân vật Trọng Thủy phản ánh hai con người: một con người của âm mưu tội ác và một con người của tình u chân thành, khi sống làm trịn nghĩa vụ của người con, khi chết làm tròn nghĩa vụ với vợ (?)...

Tính đa thanh, đa nghĩa của tác phẩm còn thể hiện rõ ở việc xây dựng nhân vật,tính cách nhân vật. Nhân vật Hồng- một hình tượng quen thuộc trong truyện

ngắn Đôi mắt của Nam Cao là một điển hình. Trong Đơi mắt của Nam Cao, Hồng

không chỉ là một nhân vật không hợp thời là một cá nhân đứng bên ngoài cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc, là một nhân vật đáng trách, đnags thương hại... Thế nhưng khi tự mình tiếp nhận hình tượng đó, nhiều người đọc hơm nay lại phát hiện được trong nhân vật Hoàng những phẩm chất đáng quý của một tri

thức thực sự: dám nói bằng tiếng nói của mình, dám nhận xét bàng suy nghĩ của mình, và dù trong bất kì hồn cảnh nào cũng có gắng giữ gìn những chuẩn mực văn hóa tinh tế trong sinh hoạt, ăn uống... Như vậy trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, người đọc khơng chỉ đối thoại với tác giả mà cịn đối thoại với nhân vật trong tác phẩm.

Tác phẩm văn chương là một hệ thống mở, một hệ hống động. Vòng đời của tác phẩm văn chương đan kết nhiều quá trinh và nhiều mối quan hệ: cuộc sống- nhà văn- tác phẩm văn chương- bạn đọc- cuộc sống, từ đó tạo ra nhiều tiếng nói khác nhau trong các mối quan hệ đó. Trong quá trình sáng tác, để tạo nên những cái riêng, cái khác, cái độc đáo của mình, các nhà văn phải tự đối thoại với chính bản thân để thanh lọc, lựa chọn, tìm tịi, tạo ra giá trị tác phẩm. Khi tác phẩm ra đời, nó lại tiếp tục cuộc đối thoại trong quá trình tiếp nhận của độc giả. Nhà văn sẽ đối thoại với bạn đọc thông qua tác phẩm. Nhà văn sáng tác trước hết không phải chỉ đơn giản là người gửi đi một thông điệp mà công việc sáng tạo tác phẩm văn chương cịn là “một q trinh tư duy ngơn ngữ thầm lặng”, nó là cả một q trình lao động gian khổ, lựa chọn từng câu, từng chữ để thể hiện ý tưởng, tư tưởng nghệ thuật của mình. Bởi vậy, tác phẩm thường được tiếp nhận như một sự gửi gắm, chia sẻ, một sự đi tìm tri kỉ, tri âm, người đọc đang đến bên nhà văn để nghe nhà văn tâm sự. Có thể nói, sáng tác văn học là một hành vi xã hội hướng đến đối tượng giao tiếp, gửi gắm ý đồ tư tưởng, tâm sự của người viết đến bạn đọc. Bản thân quá trình sáng tạo đó có ý nghĩa quyết định khơng nhỏ đối với chất lượng, hiệu quả cuộc giao tiếp sẽ diễn ra trong tương lai. Nhà văn đối thoại với cuộc sống, góp tiếng nói vào tiếng nói của cuộc sống và tìm thấy từ cuộc sống những tiếng nói có thể phát ngơn cho tư tưởng của mình.

Có sáng tác văn học thì có tiếp nhận văn học, tác phẩm ln cân bạn đọc, bởi vì chỉ khi có sự tiếp nhận của bạn đọc, tác phẩm mới phát huy được bản chất xã hội thẩm mỹ và đạt được sự tác động cụ thể của nó. “Chính ở khâu cảm thụ cơng chúng, chính ở trong bể rộng mênh mông của tư tưởng tình cảm, nhận thức của công chúng, giá trị của tác phẩm mới thực sự được bộc lộ và thể nghiệm một cách cụ thể sinh động” [40, tr.11]. Như trên đã nêu, nhà văn tìm đến bạn đọc để giãi bày tâm sự, nói rõ khuynh hướng, tư tưởng, quan điểm, lí tưởng thẩm mỹ, thái độ của mình

để vừa sẻ chia, vừa thuyết phục bạn đọc, mong ở bạn đọc sự đồng tình, sự cộng hưởng cảm xúc. Đối với bạn đọc cũng vậy, họ muốn tìm đến tác phẩm để gửi gắm tấm lịng, để tìm sự đồng cảm, để khám phá thế giới.

M. Bakhtin cho rằng: trong một tác phẩm văn chương mang tính “đa thanh” hay “đa thoại” thì tác giả khơng có quyền phán quyết, đánh giá và quy định số phận của nhân vật mà bản thân nó phải là một sự tự ý thức, một dòng tư tưởng, một giọng điệu đưa nhân vật đến sự tự bộc lộ về sự thật của mình, về dấu ấn riêng của nó. Tác giả chỉ là người “đưa” độc giả đi vào từng trang sách và “chỉ” cho họ những diễn biến, tình huống để họ gặp gỡ nhân vật trong tác phẩm, tạo cho họ cơ hội bộc lộ quan điểm của mình. Nói cách khác là tạo nên những cuộc giao thoa giữa các luồng ý thức, nói lên tiếng nói của mình, tạo nên cuộc đối thoại.

Tác phẩm văn chương viết ra là để đọc, để thưởng thức. Khi nội dung của tác phẩm được lí giải bởi từng cá nhân người đọc cụ thể thì nó khơng cịn là nội dung đóng kín nữa mà được biểu hiện thành ý nghĩa của tác phẩm. “Cái mà người đọc có thể rút ra từ tác phẩm ấy là ý nghĩa. Ý nghĩa là nội dung tác phẩm do người đọc phát hiện chiếm lĩnh, là nội dung đang mở ra trong không gian và thời gian” [63, tr.164]. Do ý nghĩa là sản phẩm của suốt quá trình tiếp nhận tắc phẩm cho nên nội dung tác phẩm có tính vơ hạn, vơ cùng trong sự giao tiếp; đối thoại vô hạn, vô cùng với bạn đọc.“Tiếp nhận tác phẩm là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa tác phẩm trong trí tưởng tượng, là đối thoại liên tục với tác giả trên mọi lĩnh vực, là quá trình chờ đợi, thắc mắc, giải đáp” [63, tr.154]. Với quan điểm mở rộng, đối thọai không chỉ dừng lại ở tiêu chí về hình thức trong giao tiếp bằng lời giữa hai hay nhiều người mà ngay khi bạn đọc tiếp nhận tác phẩm đã xuất hiện sự đối thoại giữa bạn đọc với bạn đọc, giữa bạn đọc với tác giả- tác phẩm. Thậm chí có những tác giả sống cách đây hàng thế kỉ, có những tác phẩm ra đời cách đây hàng trăm năm vẫn lên tiếng đối thoại cùng nhận thức tư duy của bạn đọc; các tác phẩm văn chương của các quốc gia khác nhau, sống trong các thời kì lịch sử khác nhau có thể gặp nhau, đối thoại với nhau...

Tác phẩm văn chương, các chi tiết trong tác phẩm, ngôn từ trong tác phẩm đều là những tín hiệu có thể đem đến cho người tiếp nhận những thông tin phong phú. Mỗi thông tin tương đương với một phát ngơn, nó cũng có chủ thể của nó, cũng ghi dấu ấn chủ thể. Vì vậy, trước mỗi đối tượng nhận thức con người có thể

nghe thấy vơ cùng nhiều tiếng nói khác nhau về nó, với nó, cho nó. Đây chính là đối thoại trong tiếp nhận thơng tin. Có khả năng nghe được nhiều thông tin từ đối tượng nhận thức thì nhận thức mới có thể đạt đến chiều sâu cần thiết. “Tiếp nhận tác phẩm phải hình dung tưởng tượng, phải phân tích, khái quát và phải nghe được tiếng nói phong phú trong tác phẩm. Bạn đọc phân tích cắt nghĩa tác phẩm là nghe được những thông tin chứa trong mỗi chi tiết,mỗi hình ảnh, mỗi ngôn từ, thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đang vang lên những tiếng nói tự giới thiệu về mình và chờ đợi bạn đọc giao lưu, đối thoại” [24, tr.33].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học chiến thắng mtao mây (trích sử thi đăm san của dân tộc ê đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)