Vị trí đoạn trích trong Sử thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học chiến thắng mtao mây (trích sử thi đăm san của dân tộc ê đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1.1. Vị trí đoạn trích trong Sử thi

Khi người đọc bước vào khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm là sẽ được quay trở về với quá khứ hào hùng trong những buổi đầu của thời kì liên minh bộ tộc, được gặp gỡ những tù trưởng anh hùng, cùng họ và bộ tộc của mình đấu tranh chống lại kẻ thù, chinh phục thiên nhiên vì sự ổn định và phát triển phồn vinh của bộ tộc. Trong cuộc hành trình trở về với quá khứ đó, có lẽ người để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lịng người đọc chính là Đăm San, một tù trưởng anh hùng, người chính binh dũng cảm. Là nhân vật trung tâm của tác phẩm, Đăm San được khắc hoạ với tất cả những gì là đẹp nhất của cả cộng đồng. Vẻ đẹp đó của chàng được các tác giả dân gian miêu tả trong toàn bộ tác phẩm nhưng rõ nét nhất là trong đoạn trích:

Chiến thắng Mtao- Mxây. Đoạn trích nằm ở giữa tác phẩm (Phần hai), kể về cuộc

nghệ thuật đặc sắc thường thấy trong sử thi, đoạn trích đã dựng lên một bức chân dung khá trọn vẹn về người anh hùng sử thi Đăm San với sức mạnh, tài năng và vẻ đẹp phi thường, là dũng sĩ tiêu biểu cho tinh thần, cho ý chí của cả cộng đồng người Ê đê nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

Tự thân đoạn trích được chia thành ba phần riêng biệt:

Phần 1: Từ đầu đến bêu ngoài đường: Trận chiến đấu giữa Đăm San với Mtao - Mxây.

Phần 2: Tiếp theo tới...rồi vào làng: Đăm San thuyết phục và đưa dân làng của Mtao - Mxây về theo mình.

Phần 3: Đoạn cuối: Lễ ăn mừng chiến thắng của bộ tộc Đăm San.

Ở phần thứ nhất, tác giả tập trung vào miêu tả trận đánh giữa Đăm San và Mtao - Mxây. Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao - Mxây (tù trưởng Sắt) đã cướp Hơ nhí- vợ của Đăm San. Đối với người Ê-Đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng. Chiến thắng Mtao - Mxâylà lần thứ hai Đăm San phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ, vì danh dự của bản thân và bộ tộc, vì hạnh phúc gia đình cũng như của cả bn làng và cũng là để chứng tỏ sự hùng mạnh của mình. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường khơng kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đăm San với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại Mtao - Mxây.

Phần hai của đoạn trích Chiến thắng Mtao- Mxây: Tác giả dân gian tập trung

miêu tả cuộc đối thoại giữa Đăm San với dân làng của Mtao - Mxây.

Nếu như trong cuộc chiến đấu với Mtao - Mxây, Đăm San hiện lên với vẻ đẹp của một anh hùng chiến trận với tài năng và sức mạnh phi thường thì ở phần thứ hai này, vẻ đẹp của chàng là vẻ đẹp của tấm lòng cao thượng, vị tha với mục đích chiến đấu nhân văn cao cả.Là một tù trưởng anh hùng, điều mà Đăm San quan tâm tới không chỉ là danh dự của cá nhân, hạnh phúc của gia đình, mà với chàng, điều quan trọng nhất là sự giàu có, phát triển của cộng đồng thị tộc. Vì thế, sau khi giết chết kẻ thù, Đăm San khơng hề có bất cứ hành động nào làm tổn hại tới tôi tớ, dân làng của Mtao - Mxây, khơng hề có việc chàng trả thù, tàn sát buôn làng của hắn cho hả dạ lòng, hả dạ điều chàng quan tâm duy nhất lúc này là của cải thu được,

tôi tớ và dân làng của Mtao - Mxây. Với mong muốn đưa dân làng của Mtao - Mxây về hoà nhập với bộ tộc của mình để cùng nhau xây dựng một cộng đồng lớn mạnh; bằng tấm lòng nhân ái, vị tha, Đăm San đã chủ động đưa ra lời đề nghị, thuyết phục dân làng của Mtao - Mxây về với bộ tộc của mình. Đáp lại mong muốn tha thiết đó, cảm phục trước khí phách anh hùng, tài năng, sức mạnh của Đăm San, cảm mến đức khoan dung của chàng, dân làng, tôi tớ của Mtao - Mxây đã vui mừng hưởng ứng lời kêu gọi, thuyết phục của Đăm San. Phát huy cao độ vai trị của nghệ thuật so sánh phóng đại, kết hợp với lối kết cấu câu đối xứng, tác giả đã miêu tả niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của dân làng Mtao - Mxây khi theo Đăm San về với bộ tộc của chàng trong sự phát triển chung của cộng đồng thị tộc: Đoàn người.... Điều này chứng tỏ người dân thường Ê- đê không mất quan tâm đến cái chết của Mtao - Mxây, họ chỉ mong có một cuộc sống ổn định trong một cộng đồng ngày một đông hơn, giàu hơn, hùng mạnh hơn. Mọi người đi theo Đăm San, tơn vinh chàng vì chàng đã giúp cho khát vọng của họ trở thành hiện thực. Ở đây, khát vọng, quyền lợi giữa cá nhân người anh hùng với khát vọng, quyền lợi của cả cộng đồng có sự thống nhất cao độ.

Phần ba của đoạn trích: Lễ ăn mừng chiến thắng của bộ tộc Đăm San.

Chiến thắng Mtao - Mxây là một trong những chiến công vang dội nhất của Đăm San. Tiêu diệt kẻ thù, Đăm San đã xéo nát đất đai của một tù trưởng nhà giàu, bắt tù binh, đòi lại danh dự, bảo vệ được hạnh phúc của gia đình và đem lại sự phát triển, phồn vinh cho bộ tộc không những thế, với chiến thắng này, danh tiếng của chàng cũng lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, khơng cịn ai bì kịp. Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công, chàng và thị tộc của mình đã tổ chức một lễ ăn mừng chiến thắng thật lớn lao, kì vĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học chiến thắng mtao mây (trích sử thi đăm san của dân tộc ê đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)