%
Bảng 3.2. Tổng hợp và so sánh kết quả kiểm tra bài dạy thực nghiệm và đối chứng và đối chứng Thực nghiệm (82 bài) Đối chứng (82 bài) Tỉ lệ đạt của bài thực nghiệm SL % SL % Tăng ↑ Giảm ↓ SL % Giỏi 5 6.1 1 1.2 ↑ 4 4.9 Khá 29 35.4 17 20.7 ↑ 12 14.6 TB 41 50 49 59.8 ↓ 8 9.7 Yếu 7 8.5 13 15.9 ↓ 6 7.3 Kém 0 0.0 2 2.4 ↓ 2 2.4 0 10 20 30 40 50 60 70
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
LớpTN Lớp ĐC
Kết quả thực nghiệm, như đã trình bày trong bảng, cho thấy tỉ lệ HS đạt kết quả khá, giỏi của các lớp thực nghiệm là cao hơn các lớp đối chứng; tương tự, tỉ lệ HS đạt kết quả trung bình, yếu kém của các lớp thực nghiệm thấp hơn các lớp đối chứng. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục đích thục nghiệm cuẩ chúng tôi không phải là qua vẻn vẹn một vài tiết dạy thực nghiệm để khẳng định ưu thế của một phương pháp dạy học mà chỉ nhằm bước đầu đánh giá, rút kinh nghiệm việc ứng dụng hình thức dạy học đối thoại vào thực tế giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thơng, vì vậy kết quả trên chỉ mang ý nghĩa minh họa tương đối.
3.7.2. Nhận xét tiết thực nghiệm
Việc vận dụng hình thức dạy học đối thoại, HS là chủ thể hoạt động, có thể chia nhóm thảo luận đã giúp HS có cơ hộ cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập trên cơ sở trao đổi, thảo luận và tranh luận, lắng nghe ý kiến. Cách học này giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết như giao tiếp, hợp tác...
Những vấn đề đối thoại đặt ra trong quá trình dạy học đã thực sự giúp HS bước đầu có ý thức trở thành những người đọc thực sự tích cực. HS đã mạnh dạn phát hiện vấn đề, mở rộng vấn đề và đã có những liên tưởng hết sức bất ngờ. Chẳng hạn trong qua trình đối thoại về nhân vật trong tác phẩm, một số HS đã phát hiện được thêm một số nét đặc sắc trong nét khắc họa nhân vật trong Sử thi; vd: Nhân vật “ông Trời” qua đối thoại các em phát hiện được rằng đây là nhân vật phù trợ, cũng như ông Tiên, ông Bụt trong truyện cổ của người Kinh. Nhưng đó chỉ là phù trợ còn quyết định chiến thắng vẫn phải là Đăm San... Khi đối thoại về ý nghĩa cộng đồng trong cuộc chiến đấu giữa Đăm San với Mtao - Mxây, nhiều HS cũng đã phát hiện được rằng: Đòi lại vợ là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danh của cộng đồng. Vì vậy thắng hay bại của người tù trưởng sẽ có ý nghĩa quyết định tất cả. Cho nên lời dân làng bên phía Mtao - Mxây đều tình nguyện đi với Đăm San cho nên trong Sử thi khơng nói nhiều về chết chóc mà thường nói về chi tiết ăn mừng chiến thắng...
Đa số các em đáp ứng khá tốt yêu cầu chuẩn bị của GV, dựa vào SGK Ngữ Văn 10 tập 1 và thu thập thông tin trên mạng internet, sách tham khảo... Tuy nhiên kiến thức còn tản mạn chưa được hệ thống tốt; tầm liên tưởng còn bị hạn chế.
Chẳng hạn về hình tượng nhân vật Đăm San học sinh còn lúng túng chưa biết liên
tưởng so sánh nhân vật anh hùng này với Rama trong sử thi Ramayana hay Uylitxơ trong Ô đi xê để tim ra cái hay, cái khác trong kho tàng sử thi của mỗi dân tộc khi
khắc họa về nhân vật anh hùng của mình...
Mơt số nội dung đối thoại đặc biệt được học sinh thích thú và thảo luận, tranh luận sôi nổi như thái độ của Mtao - Mxây trong các chặng chiến đấu giữa Đăm San với Mtao - Mxây, hay thảo luận về nhân vật Ông Trời chỉ đường cho Đăm San, hình ảnh Hơ nhí ném miếng trầu để tăng sức mạnh cho Đăm San...
Trong các giờ thực nghiệm, khơng khí lớp học cơ bản đã thốt li được sự đơn điệu thụ động thầy giảng trị nghe- bảng đen phấn trắng thơng thường. HS mạnh dạn tham gia tranh luận, bày tỏ quan điểm ý kiến của minh và biết lắng nghe điều chỉnh cảm nhận chủ quan của mình theo sự dẫn dắt của GV. Lớp học về cơ bản khắc phục được tình trạng HS nói chuyện riêng hay khơng hào hứng theo dõi bài.
Qua các tiết dạy, dự giờ chúng tôi nhận thấy đa số HS đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập, dù một số HS còn thụ động do đã quen với cách học cũ. HS tỏ ra hứng thú và hoạt động tích cực, khơng khí lớp học sơi động, các HS học lực trung bình cũng mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tranh luận rất sơ nổi dù có những ý kiến khơng hồn tồn thuyết phục. Đơi lúc trước mỗi vấn đề đối thoại, GV vẫn phải sử dụng nhiều câu hỏi để gợi ý, và đôi khi vẫn phải dùng biện pháp chỉ định để HS tham gia đối thoại...
Với những kết quả đã đạt được như vừa nêu, những tiết thực nghiệm cũng bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục để những giờ dạy đối thoại về sau đạt hiệu quả
tốt hơn. Trước tiên, đó là vấn đề về thời gian. Hầu như tất cả các tiết dạy thực nghiệm đều khơng thể hồn thành hết nội dung giáo án chuẩn bị.Thứ hai, là vấn đề
trật tự lớp học. Do chưa có kinh nghiệm tổ chức mơi trường đối thoại, có những lúc
trật tự trong lớp chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.Thứ ba là thái
độ của HS trong phát biểu, tranh luận. Do chưa có kinh nghiệm chuẩn bị tâm thế cho HS khi tham gia đối thoại, một số HS có những phát biểu, hoạt động tùy tiện trong tiết học, thái độ thiếu ơn hịa khi tranh luận vói nhau...
Những tồn tại trên cho thấy: trong q trình tiếp tực hồn thiện quy trình tổ chức các giờ học đối thoại, những người thực hiện phải bám sát hơn nữa thực tiễn
dạy học để có những điều chỉnh kịp thời, thích hợp. Chẳng hạn, bỏ bớt những vấn đè đối thoại vụn vặt, không cần thiết; biết định hướng kịp thời những phát biểu chưa hợp lí, những thái độ chưa đúng mực của HS; có sự bao quát lớp học để đảm bảo trật tự trong lớp; có cách gợi ý khéo léo mỗi khi HS không hiểu vấn đề, từng bước đưa văn hóa đối thoại vào các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường...
Dù sao qua những tiết thực nghiệm, chúng tôi vẫn thấy rằng HS hồn tồn có khả năng độ lập tìm hiểu nội dung, tìm hiểu tri thức với sự dẫn dắt của GV, đặc biệt hầu hết HS đều có khả năng trình bày quan điểm của mình trước lớp nếu được động viên, hướng dẫn thích hợp.
3.7.3. Nhận xét kết quả điều tra GV và HS
Chúng tôi phát phiếu tham khảo ý kiến GV tổ Văn và HS ở cả 2 trường thực nghiệm vào thời điểm trước khi tiến hành dạy thực nghiệm, kết quả thu nhận được như sau: 20 phiếu cho GV, 455 phiếu cho HS
Tuy đây chỉ là kết quả khảo sát ở một diện hẹp, với mẫu điều tra không lớn nhưng từ kết quả điều tra, chúng tơi có một số phân tích, nhận xét bước đầu sau đấy:
- Về phương pháp giảng dạy: hầu hết các GV đã có rất nhiều sáng kiến đáng kể về đổi mới phương pháp, hình thúc dạy học. Theo quan sát trog quá trình điều tra khảo sát, các giờ dạy văn hiện nay đang dần thoát khỏi cáchgiảng dạy truyền thống diễn giảng độc thoại của thầy, đọc- chép truyền thụ một chiều như trước kia nữa. Trong các giờ văn, trong một giờ đọc hiểu- phương pháp chủ đạo, đặc thù của việc dạy học văn hiện nay- các GV đã nỗ lực phối hợp linh hoạt các hình thức, phương pháp giảng dạy khác để nâng cao hiệu quả quá trình tiếp nhận tác phẩm của HS.
- Về hình thức đối thoại trong giờ dạy học văn, có 3 GV ( chiếm 15%) trả lời có biết nhưng khơng hiểu rõ, 4 GV ( chiếm 20%) trả lời nắm vững và thường sử dụng, 8 GV ( 40%) đánh giá cao tác dụng tính phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập ở HS của hình thức đối thoại. Có 5 GV ( chiếm 25%) cho rằng dạy học đối thoại làm HS khó khăn trong việc năm vững kiến thức trọng tâm của bài khi phải đi qua rất nhiều ý kiến thảo luận đơi khít rái chiều nhau, dẫn đến việc không hiểu bài. Khi được hỏi vì sao nắm vững phương pháp đối thoại nhưng lại ít vận dụng, các GV đã nêu rất nhiều lí do, trong đó nổi bật là những khó khắn:
thờigian lên lớp hạn hẹp (44%), HS thụ động, không chuẩn bị bài trước khi ở nhà, lười phát biểu, chưa có thái độ tranh luận nghiêm túc... (30%). Tất cả những lí do này giải thích vì sao GV chưa mạnh dạn vận dụng hình thức đối thoại khi gặp những tình huống có vấ đề cần giải quyết bằng việc đối thoại.
- Về công việc soạn bài ở nhà của HS: 100% GV quan niệm đây là một bước chuẩn bị rất cần thiết cho quá trình tìm hiểu tác phẩm trên lớp; tuy nhiên kết quả khảo sát ý kiến HS lại có khác: chỉ có 62 % trả lời là thường xuyên chuẩn bị bài ở nhà, 22% trả lời không thường xun lắm, cá biệt có đến 9% rất ít khi soạn bài, đặc biệt có đến 76% HS trả lời thích được chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi mà GV đưa ra hơn là theo hướng dẫn chuẩn bị bài của SGK. Đây là một chỉ số rất đáng lưu ý vì để chuẩn bị nội dung cho một giờ học đối thoại, mỗi GV cần có sự đầu tư thích đáng vào việc soạn các câu hỏi chuẩn bị bài dựa trên các câu hỏi hưỡng dẫn của SGK bằng cách chẻ nhỏ, cụ thể hóa... vấn đề thành những nội dung cụ thể.
- Về hoạt động thảo luận trên lớp: 80% HS thích thú với việc thảo luận theo hình thức nhóm nhỏ (kim tự tháp); tuy nhiên đáng lưu ý là 20% HS cho biết vẫn e ngại với hình thức thảo luận bàn trịn vì chưa hật tự tin, nhất là khi ý kiến của mình khác biệt tất cả các bạn cịn lại trong nhóm, lớp. Chỉ số này cũng rất đáng quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến việc xây dựng thái độ, kĩ năng tham gia đối thoại cho mỗi HS.
- Những kết quả khảo sát trên phần nào đã phản ánh được ý thức, nguyện vọng của GV và HS đối với việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường, đồng thời cũng thể hiện xu hướng của giáo dục hiện nay: coi trọng vai trò chủ thể, năng lực thực sự của người học, đòi hỏi khả năng thực hành vận dụng tri thức hơn là nắm bắt kiến thức hàn lâm... Đây là tiền đề, là điều kiện thuận lợi để áp dụng kiểu dạy học đối thoại
KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ
Với những cơ sở lí luận đã nêu ở các chương 1, chương 2 và kết quả thực nghiệm đã thể hiện ở chương 3 về đặc trưng và phương pháp tiến hành giờ học đối thoại trong dạy học tác phẩm văn chương, bước đầu có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1. Giờ học đối thoại sẽ tạo ra mối quan hệ không chỉ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên mà đặc biệt còn thiết lập được mối quan hệ hết sức tự nhiên giữa học sinh với tác giả thông qua tác phẩm văn chương. Giáo viên tạo giờ học đối thoại bằng hệ thống câu hỏi, những tình huống có vấn đề từ tác phẩm, từ tầm đón nhận của học sinh, theo dự báo, theo điều tra của giáo viên... để cho học sinh trao đổi. Qua đó học sinh có dịp bộc lơ sự cảm nhận chân thành của mình, và giáo viên cũng có cơ hội nắm được trình độ tiếp nhận của học sinh với những mặt mạnh, mặt yếu của các em để biểu dương, phát huy hay khắc phục.
2. Khơng khí giờ học đối thoại, với bản chất của mình thực sự là một giờ học
dân chủ. Mỗi học sinh thực sự là một chủ thể năng động và sáng tạo qua giờ học. Học sinh không những phát triển cả về kiến thức, năng lực văn học mà còn được phát triển về nhiều mặt khác nữa như sự bộc lộ nhân cách, sự trau dồi khả năng giao tiếp, mạnh dạn trực tiếp phát biểu ý kiến, tham gia tranh luận, thảo luận vấn đề...
3. Giờ học đối thoại góp phần phát huy quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, học sinh phải tự tiếp nhận, tự lĩnh hội từ tri thức và từ năng lực vốn có, phải tư duy năng động sáng tạo, phải tích cực tự giác. Như vậy tổ chức đối thoại trong giờ học sẽ góp phần rèn luyện những phẩm chất tư duy sáng tạo ở con người học sinh, phù hợp với yêu cầu đào tạo con người mới.
4. Dù là một hướng đổi mới, dạy học đối thoại vẫn phải dựa trên những phương pháp cơ bản, truyền thống của việc dạy học văn thể thống nhất, hài hào, bổ sung lẫn nhau.
5. Mọi hoạt động dạy học hiện đại không thể chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng mà phải con hướng đến nhiệm vụ giúp học sinh biết
nhận thức, đánh giá, chọn lọc khi liên kết trong tư duy của mình các loại hình nhận thức khác nhau. Chính vì thế, nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay là nhà trường phải hình thành được cho học sinh kiểu “tư duy đối thoại”. Trong ý nghĩa lớn lao đó, giờ học đối thoại cần được chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu sâu rộng hơn nữa trên cả hai phương diện lí luận và thực hành để thời gian tới có thể chính thức phát triển tành một con đường mới trong dạy học văn, góp phần làm phong phú thêm những phương pháp, biện pháp dạy học, giúp học sinh tiếp nhận những tác phẩm văn học trong nhà trường một cách hiệu quả.
6. Chất lượng của một hệ thống giáo dục chính là chất lượng của các thành phần cấu thành hệ thống giáo dục đó, và đánh giá chất lượng của hệ thống giáo dục chính là đánh giá chất lượng của các thành phần tạo nên hệ thống giáo dục đó. Liên quan đến các yếu tố cơ bản của chất lượng giáo dục (phương pháp dạy học, mối quan hệ tương tác giữa giáo viên- học sinh, môi trường sư phạm...), dạy học đối thoại là một giải pháp hữu hiệu cho phép góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng học tập, sáng tạo, vạch ra tiềm năng sáng tạo của cá nhân, hình thành những phương châm giá trị và phẩm chất đạo đức cân thiết, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Mặc dù cố gắng nghiên cứu và đưa ra những hình thức, biện pháp cụ thể trong
việc tổ chức hoạt động đối thoại để tiếp cận Sử thi Đăm San. Nhưng vì điều kiện
khách quan và chủ quan nên chúng tôi khơng thể thực hiện hết ý tưởng của mình, hi vọng sẽ phát triển hướng tiếp theo cho đề tài đó là:
- Mở rộng địa bàn nghiên cứu, tiến hành khảo sát, ứng dụng và đánh giá cụ thể cho từng địa bàn.
- Tập trung nghiên cứu đối tượng là học sinh dân tộc bản địa các tỉnh Tây Nguyên. Tiến hành đối chứng gữa các đối tượng khác nhau để đánh giá và đưa ra những
phương pháp, biện pháp dạy- học Sử thi Đăm San phù hợp, nhằm đạt kết quả tối ưu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học. Nxb ĐHQG.
2. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki. Nxb Giáo dục.
3. Trần Thanh Bình (tháng 3/2009) , Dạy học đối thoại- điều kiện để phát huy chủ
thể học sinh, kỉ yếu Hội thảo Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực,
Nha Trang.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Tài liệu về đổi mới Phương pháp dạy học môn