Khảo sát thực trạng dạy học đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học chiến thắng mtao mây (trích sử thi đăm san của dân tộc ê đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Khảo sát thực trạng dạy học đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” ở trường

trường phổ thơng hiện nay

2.1.1. Mục đích khảo sát

Việc khảo sát dạy học hướng tới các mục đích:

- Nắm bắtnhững ưu nhược điểm của hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa làm tiền đề để người GV tổ chức hoạt động đối thoại trong thiết kế giáo án phục vụ cho giờ học mang tính chất đối thoại.

- Điều tra kĩ năng tổ chức hình thức đối thoại của GV nhằm nắm bắt tình hình giao tiếp đối thoại giữa thầy- trò, trò- trò,... trong giờ học Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay. Nghiên cứu chất lượng, hiệu quả việc đối thoại và khả năng tiếp nhận của HS để làm cơ sở thực tiễn xây dựng luận điểm cho hoạt động đối thoại mới. Mặt khác kết quả khảo sát việc tổ chức hoạt động đối thoại còn là những căn cứ ban đầu kiểm nghiệm tính khả thi của giả thuyết khoa học đề xuất trong luận văn.

2.1.2. Địa bàn

Chúng tơi điều tra thăm dị ý kiến của GV và HS trường THPT Phụ Dực tỉnh Thái Bình và trường THPT Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Tìm hiểu tình hình dạy học trích đoạnChiến thắng Mtao -Mxây trong nhà

trường Phổ thông hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát hai đối tượng cơ bản tham gia vào quá trình dạy và học trong nhà trường, đó là giáo viên, học sinh cùng một số tài liệu, chuyên luận đã từng nghiên cứu về tác phẩm này.

2.1.3.1. Đối với học sinh

Quá trình khảo sát địi hỏi khách quan và chính xác, vì vậy đối với việc khả

năng tiếp nhận, hứng thú của học sinh trong tiếp nhận Chiến thắng Mtao - Mxây, chúng tôi tiến hành kiểm tra dưới nhiều hình thức khác nhau.

* Phiếu điều tra: Đánh giá sát thực và phù hợp với yêu cầu khi hướng dẫn

sử dụng đối thoại trong dạy học để khai thác được tồn diện tác phẩm. Chúng tơi

tiến hành khảo sát tình hình dạy - học trích đoạnChiến thắng Mtao - Mxây ở trường

THPT Phụ Dực tỉnh Thái Bình và trường THPT Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Hình thức khảo sát: Khảo sát qua phiếu điều tra bằng câu hỏi có sẵn, yêu cầu học sinh trả lời phiếu một cách khách quan; phỏng vấn trực tiếp một số em để bổ sung thêm thông tin liên quan đến nội dung khảo sát; tổng hợp kết quả khảo sát, thống kê, phân loại, đánh giá về hứng thú học tập, khả năng tiếp nhận, những hiểu biết văn hố dân tộc thiểu số qua việc tìm hiểu tác phẩm; tìm hiểu vở soạn bài, vở ghi bài của học sinh.

2.1.3.2. Đối với giáo viên * Phiếu điều tra * Phiếu điều tra

Đưa ra hệ thống câu hỏi cho giáo viên tích vào để lựa chọn, qua đó đánh giá kết quả. Việc khảo sát được thực hiện ở 20 giáo viên văn của 2 trường.

* Giáo án

Để đánh giá tình hình dạy học Chiến thắng Mtao - Mxây mang tính khác

quan và sát thực hơn, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên một số giáo án. Bằng việc tìm

hiểu, đánh giá, phân tích bài soạn giảng Chiến thắng Mtao - Mxây cùng việc dự giờ

giảng của các giáo viên, chúng tơi có thể chỉ ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế trong bài giảng về tác phẩm này ở nhà trường phổ thông hiện nay.

2.1.4. Thời gian khảo sát

Năm học 2014-2015

2.1.5. Kết quả khảo sát

Qua việc phát phiếu điều tra ở lớp đối chứng 10A10 (Trường THPT Phụ Dực) và lớp 10A8 ( Trường THPT Hoành Bồ), cùng việc điều tra đội ngũ giáo viên dạy văn của hai trường trên, chúng tôi tổng hợp kết quả như sau:

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng dạy học “Chiến thắng Mtao - Mxây” của giáo viên

Kết quả tổng hợp THPT Hoành

Bồ

THPT Phụ Dực - Số giáo viên chỉ quan tâm tới nội dung và nghệ thuật

trong tác phẩm khi dạy Chiến thắng Mtao - Mxây

9/10 (90%)

7/10 (70%) - Số giáo viên không quan tâm đến yếu tố ngoài

văn bản.

6/10 (60%)

7/10 (70%) - Số giáo viên không chú ý khai thác yếu tố văn

hoá dân tộc trong tác phẩm.

8/10 (80%)

6/10 (60%) - Số giáo viên sử dụng hoạt đông đối thoại, trao đổi

bình đẳng với học sinh trong tiết học.

3/10 (30%)

5/10 (50%)

- Số giáo viên cho rằng khai thác văn bản Chiến thắng

Mtao - Mxây bằng con đường đối thoại là cần thiết.

9/10 (90%)

8/10 (80%)

* Đối với học sinh:

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng học văn của học sinh

Kết quả tổng hợp 10A10

(40HS)

10A8 (42HS) Số học sinh không nắm được kiến thức cơ bản (nội

dung và nghệ thuật) của tác phẩm.

20/40 (50%)

15/42 (35,7%) Số học sinh khơng nắm được các yếu tố ngồi

văn bản

30/40 (75%)

35/42 (83,3%) Số học sinh không quan tâm đến vấn đề đối thoại

trong tiết học tác phẩm văn chương

30/40 (75%)

33/42 (78,6%) Số học sinh khơng nắm được các yếu tố văn hố

nghệ thuật trong tác phẩm

35/40 (87,5%)

30/42 (71,4%) Số học sinh coi văn học như những môn bắt buộc

phải học.

30/40 (75,0%)

34/42 (81%)

2.1.6. Phân tích kết quả khảo sát * Phiếu điều tra của giáo viên: * Phiếu điều tra của giáo viên:

Nhìn vào kết quả phiếu điều tra có thể thấy đa số giáo viên khi dạy văn bản này vẫn chỉ quan tâm chủ yếu đến yếu tố nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (chiếm từ 70 đến 90%), đồng thời họ cũng ít quan tâm đến các yếu tố ngoài văn bản (60 đến 70%). Đây là một tác phẩm mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Ê đê, song số giáo viên khơng quan tâm đến khai thác yếu tố văn hố khi dạy tác phẩm này chiếm tới 60 đến 80%. Bên cạnh đó cũng có thể do đặc thù học sinh, việc tự nhận thức còn rất hạn chế, cho nên việc giáo viên sử dụng đối thoại trong giảng dạy tác phẩm còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 30% ở Trường THPT Hoành Bồ và 50% ở trường THPT Phụ Dực. Còn trong đợt khảo sát này, giáo viên của hai trường đã bày tỏ sự đồng tình khi hướng dẫn tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm này từ văn hố và bằng hình thức đối thoại trong dạy học (chiếm từ 80 đến 90%). Từ những kết luận trên có thể khẳng định rằng,

chúng ta cần phải có những thử nghiệm, áp dụng cách dạy trích đoạn Chiến thắng

Mtao - Mxâysử dụng hình thức đối thọai để việc chiếm lĩnh tác phẩm này thu được

kết quả tối ưu nhất.

* Phiếu điều tra của học sinh.

Mặc dù trong giảng dạy tác phẩm này, giáo viên quan tâm chủ yếu đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm song tỷ lệ học sinh nắm được không cao, nguyên nhân là do giáo viên sử dụng phương pháp thầy cô đọc trị chép, thầy cơ giảng một cách áp đặt, học sinh nghe song không hiểu cặn kẽ nên không thể nắm được. Và việc giáo viên không quan tâm nhiều tới các yếu tố ngoài văn bản nên học sinh cũng rất ít em hiểu được. Với bản tính nhút nhát, ít tiếp xúc, giao tiếp một cách tự do, không quen bày tỏ cảm xúc của mình nên việc dùng đối thoại trong khi tìm hiểu tác phẩm văn

học là rất xa lạ với học sinh. Chiến thắng Mtao - Mxây là thể loại Sử thi mang đậm

màu sắc văn hoá dân tộc Ê đê, tuy nhiên khơng có nghĩa là học sinh tự hiểu được các yếu tố văn hoá trong tác phẩm, bởi theo thời gian, có yếu tố đã mai một.

2.1.7. Nguyên nhân

Đa số các giờ dạy học văn còn dạy theo phương pháp truyền thụ một chiều. Một số Ngữ Văn có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, có đối thoại nhưng dừng lại ở hình thức biểu diễn (Những tiết hội giảng phụ, thi GV giỏi cấp thành phố).

Thông thường câu hỏi hướng dẫn học bài ở SGK đã được GV chú ý để xây dựng hệ thống câu hỏi cho quá trình giảng dạy trên lớp. Tuy nhiên, trong giờ dạy, hệ thống câu hỏi mà GV triển khai cịn nhiều thiếu sót cả về mặt nội dung và hình thức, có những câu hỏi chưa đi vào trọng tâm của tác phẩm, chưa phù hợp với trình độ tiếp nhận của HS, nhiều câu hỏi chưa dành sự quan tâm thích đáng cho vẻ đẹp nghệ thuật và mối quan hệ giữa hình thức nghệ thuật với nội dung tác phẩm, còn nhiều câu hỏi đưa ra một cách chung chung đại khái. Hệ thống câu hỏi chưa tạo ra hiệu

quả trong dạy học trích đoạn Chiến thắng Mtao- Mxây . Trước hết đây là lỗi của

GV, họ chưa thực sự quan tâm đến việc đổi mới phương pháp, mặc dù hàng năm Bộ cũng như Sở Giáo dục đều có các kháo học tập huấn về đổi mới phương pháp. Mặt khác, GV chưa thực sự nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học đối thoại để khi tiến hành tổ chức thảo luận trong giờ học có thể khắc phục được những hạn chế của những phương pháp này.

Về HS việc chuẩn bị bài của các em đều dựa trên hệ thống câu hỏi của SGK, chất lượng của việc chuẩn bị bài chưa tốt. Xuất phát từ một nguyên nhân rất rõ là hầu hết các em không quan tâm và theo đuổi môn Văn. Việc họcvăn chỉ là chống đối điểm liệt ở kì thi Tốt nghiệp THPT, nên việc học tập bộ môn cũng như chuẩn bị bài (soạn bài) chỉ là đối phó và sao chép ở sách để học tốt.

2.1.8. Kết luận

Qua khảo sát thực trạng dạy học hiện nay, chúng tôi thấy rằng câu hỏi đối thoại hầu như khơng được GV chú ý trong qúa trình soạn bài và trong việc tổ chức hướng dẫn HS tiếp nhận tác phẩm văn chương. Việc tổ chức giờ học văn trên tinh thần đối thoại chưa có, hoặc có nhưng chưa thường xuyên chưa đạt hiệu quả.Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên, song chủ yếu do việc định hướng dạy học đối thoại chưa sát sao, đổi mới phương pháp dạy học mới chỉ sơi nổi trên lĩnh vực lí thuyết, thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn cịn hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học chiến thắng mtao mây (trích sử thi đăm san của dân tộc ê đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 49 - 53)