CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.3. “Chiến thắng Mtao Mxây” trong nhà trường phổ thông hiện nay
Sử thi Đăm San là sản phẩm của đân tộc Ê đê. Nó có vai trị to lớn đối với văn học văn hóa dân tộc và nhân loại. Tuy chưa nổi tiếng thế giới như sử thi Iliat,
Ôđixê của Hi Lạp, sử thi Mahabrahata và Ramayana của Ấn Độ nhưng sử thi Đăm San thể hiện giá trị văn hóa, văn học mang nét riêng độc đáo về một thời kì lịch sử
của dân tộc một đi khơng trở lại.
Theo phân phối chương trình, sử thi Ơđixê của Hi Lạp, sử thi Mahabrahata của Ấn Độ và sử thi Đăm San của dân tộc Ê đê được chọn giảng dạy trong chương
trình lớp 10, kì I là 6 tiết (giảm 2 tiết so với chương trình cũ). Tuy nhiên tác phẩm
Đăm San vẫn giữ nguyên số tiết là 2 tiết, chỉ thay đoạn trích Đi bắt Nữ thần Mặt trời bằng đoạn trích Chiến thắng Mtao - Mxây, điều này càng khẳng định tầm quan
trọng của sử thi Đăm San trong chương trình ngữ văn ở THPT, cụ thể ở lớp 10, học
kì I (theo phân phối chương trình, tiết 8- 9). So với SGK 10 cũ thì SGK 10 mới (phần văn học ) đã được chỉnh lí và giảng dạy ở trường THPT năm học 2006-2007. SGK Ngữ văn phần nào đã đáp ứng được nguyện vọng của GV và HS.
Trong chương trình văn học nhà trường, sử thi dân gian Việt Nam có hai sử
thi được chọn vào chương trình lơp 10 kì I (chương trình cũ) đó là sử thi Đẻ đất đẻ
nước của người Mường và sử thi Đăm San của dân tộc Ê đê. Tuy nhiên sử thi Đăm San được chọn để giảng dạy chính khóa cịn sử thi Đẻ đất đẻ nước là tác phẩm đọc
thêm (trong chương trình ngữ văn 10 chỉ chọn sử thi Đăm San để dạy chính khóa)
Trong tồn bộ thiên sử thi, các nhà biên soạn sách đã lựa chọn đoạn trích cuộc chiến đấu giữa Đăm San với Mtao - Mxây ( thay vì trước kia chương trình cũ học đoạn trích nói về việc Đăm San đi bắt Nữ thần mặt trời) đều có nguyên cớ của
nó. Nếu như ở đoạn trích Đi bắt Nữ thần mặt trời trong chương trình cũ nói về
người anh hùng Đăm San có khát khát khao chinh phục thiên nhiên đồng phá bỏ
Mtao- Mxây thể hiện tinh thần thượng võ, bảo vệ hạnh phúc gia đình,lễ cũng thần,
mừng chiến thắng... Đồng thời đoạn trích Chiến thắng Mtao -Mxây còn rất thành
công trong việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và phóng đại đã đem lại những hiệu quả diễn đạt ấn tượng. Chẳng hạn, miêu tả Mtao - Mxây: “khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trơng hắn dữ tợn như một vị thần... giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm; Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. Hoặc miêu tả Đăm San : “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đơng, vun vút qua phía tây” ; “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc” ; “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung” ; “đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre” ; “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”.
Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm San trong chiến cơng bảo vệ bn làng, đem lại bình n cho bộ tộc. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm San quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-Đê, thành di sản quí báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp một đi khơng trở lại.
Đặc điểm sử thi, tính chất dân dã độc đáo của đồng bào Ê đê Tây Nguyên nói
chung và ý nghĩa nội dung nghệ thuật lớn lao trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-
Mxâyđã khẳng định giá trị văn hóa- văn học của nó trong kho tàng văn hóa- văn học
dân gian, xứng đáng là tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường.