Kế hoạch hóa HĐGDNGLL phù hợp với hoàn cảnh nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 75)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL của trường THPT huyện

3.2.2. Kế hoạch hóa HĐGDNGLL phù hợp với hoàn cảnh nhà trường

* Mục tiêu:

Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản của quản lý, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện là nội dung chính của kế hoạch hóa.

Các hoạt động GDNGLL phải được xây dựng một cách có kế hoạch. Kế hoạch này được thể hiện trong kế hoạch năm học hoặc kế hoạch tháng, kế hoạch chung của nhà trường đến kế hoạch học tập môn học của giáo viên bộ môn và GVCN lớp. Việc lập kế hoạch HĐGDNGLL càng cụ thể, càng chi tiết thì quản lý, lãnh đạo càng có điều kiện chủ động chỉ đạo, đơn đốc, giám sát các lực lượng tham gia tổ chức đạt hiệu quả. Đồng thời trong năm học các hoạt động của nhà trường sẽ không bị động, tránh sự chồng chéo.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Ngay từ đầu năm, ban giám hiệu (hiệu trưởng) xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của từng tuần, từng tháng và cả năm học.

a, Đối với tiết chào cờ đầu tuần cần phải có kế hoạch cụ thể như:

- Sơ kết thi đua, phổ biến kế hoạch đầu tuần tiếp theo

- Sinh hoạt theo chủ đề Dựa theo chương trình, nội dung do Bộ quy định, dựa vào yêu cầu tình hình thực tế, điều kiện của trường, bối cảnh sự kiện của ngành, thành phố, đất nước.

Hình thức: Văn nghệ, tiểu phẩm, giao lưu tọa đàm.

- Nhận xét của BGH, rút kinh nghiệm về ưu- nhược điểm trong quá trình thực hiện hoạt động.

- Kế hoạch có thể thể hiện theo mẫu như đã thực hiện tại trường THPT Phạm Quang Thẩm (Phần phụ lục).

b, Đối với tiết sinh hoạt lớp cần:

- Sơ kết thi đua tuần, phát động thi đua, phổ biến những việc cần làm trong tuần

- Sinh hoạt theo chủ điểm (dựa vào nội dung, chương trình của Bộ, dựa vào yêu cầu tình hình thực tế, hồn cảnh điều kiện của từng trường, từng khối lớp, bối cảnh của thành phố, đất nước...mà BGH đưa chủ đề vào kế hoạch) cũng gồm các hình thức văn nghệ, trị chơi đố vui, sinh hoạt câu lạc bộ, hội thảo, trao đổi về một số vấn đề mà các nhà trường, học sinh quan tâm..

- Nhận xét của GVCN hoặc cán bộ lớp về kết quả hoạt động, rút kinh nghiệm về ưu - nhược điểm.

- Kế hoạch có thể thể hiện theo mẫu như đã thực hiện tại trường THPT Phạm Quang Thẩm (Phần phụ lục).

- Hình thức: văn nghệ, đố vui, trò chơi...

c, Đối với những HĐGDNGLL theo khối lớp

Ngoài giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp là cố định, thời gian HĐGDNGLL không nhất thiết phải chia đều mỗi tuần 1 tiết mà nên căn cứ vào nội dung, chương trình, quy trình thực hiện của mỗi chủ đề để phân phối thời gian sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Mẫu kế hoạch cho hoạt động này có thể như đã thực hiện tại trường THPT Phạm Quang Thẩm (phần phụ lục).

Khi GVCN nhận được kế hoạch chung của trường, sẽ lên kế hoạch riêng của lớp theo từng tuần, tháng, học kỳ với từng chủ đề... Vì vậy BGH yêu cầu GVCN xác định rõ mục tiêu, nội dung kế hoạch sau đó phổ biến, vận động, tuyên truyền để HS tự nguyện tham gia tìm hiểu những vấn đề mà các em có khả năng và thích thú tham gia; GV có thể phân nhóm theo từng vấn đề đối với lớp lớn hơn (lớp 11, 12) mỗi HS có thể tự tìm hiểu, tự rèn luyện kỹ năng và tự chọn cộng tác viên. Mỗi loại hình hoạt động, BGH yêu cầu và giao nhiệm vụ cho các tổ bộ môn, khối chủ nhiệm phụ trách sao cho phù hợp với chun mơn: ví dụ như chủ đề: Theo dịng lịch sử do nhóm giáo viên dạy lịch sử phụ trách. Hay các câu lạc bộ mơn nào do nhóm bộ mơn đó phụ trách và do GVCN dạy mơn đó và lớp của mình làm chủ nhiệm phụ trách.

Việc xây dựng kế hoạch của GVCN có thể thực hiện trên mẫu sau: Tháng Chủ điểm HĐ Tên chủ đề Mục tiêu giáo dục Nội dung hoạt động Hình thức hoạt động Lực lượng tham gia Lực lượng tổ chức Thời gian tổ chức Địa điểm tổ chức Kinh phí tổ chức 9 10 ...... 5 ...... Ví dụ Tháng Chủ điểm HĐ Tên chủ đề Mục tiêu giáo dục Nội dung hoạt động Hình thức hoạt động Lực lượng tham gia Thời gian tổ chức Địa điểm tổ chức Kinh phí tổ chức 9 TN học tập và rèn luyện vì sự nghiệp CNH – HĐH đất nước Vai trò của TN trong sự nghiệp CNG – HĐH đất nước Giáo dục cho HS nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của TN trong sự Kế hoạch rèn luyện của năm học - Diễn đàn về vai trò của thanh niên - thảo luận tọa đàm - Đố vui - Văn nghệ Đoàn TN (Tổ 1) GVCN Tuần 2 Sân khấu trường 500.00 0đ (Trang trí, trang phục, phần thưởng )

nghiệp CNH – HĐH từ đó có kế hoạch hoạt động của cá nhân

* Điều kiện thực hiện

Để kế hoạch hóa HĐGDNGLL phù hợp với hồn cảnh nhà trường, cần những điều kiện sau:

- Ban giám hiệu (hiệu trưởng) phải bám sát nội dung, chương trình do Bộ quy định để lên kế hoạch cho tuần, tháng, học kỳ và cả năm cho phù hợp, làm sao để khơng những khơng ảnh hưởng đến học văn hóa mà còn hỗ trợ, bổ sung cho những phần lý thuyết đã học trên lớp.

- Kế hoạch tránh chồng chéo, tránh tổ chức đơn điệu, lặp đi lặp lại. - Một số yêu cầu đối với GVCN lớp:

+ Có kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành lớp trong các HĐGDNGLL. + Là những người tâm huyết yêu nghề, yêu trẻ, chia sẻ mọi khó khăn khúc mắc với HS, đầu tư trí tuệ, thời gian để tư vấn cho các em, cho đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn những ý tưởng mới, sáng tạo trong quá trình thực hiện kế hoạch cũng như việc lập kế hoạch hoạt động riêng của lớp dựa trên kế hoạch chung của nhà trường.

+ Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với tâm tư nguyện vọng của HS.

+ Phối hợp với các GVCN khác, với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, với cha mẹ HS để xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL của trường lớp.

+ Tạo điều kiện về cả tinh thần và vật chất cho đội ngũ giáo viên đặc biệt là GVCN, đoàn thanh niên và cán bộ lớp.

+ BGH tổ chức những cuộc hội thảo, tọa đàm trao đổi giữa các GVCN, giữa cán bộ lớp, cán bộ đoàn các lớp để xây dựng kế hoạch cho khả thi; hoàn chỉnh hơn.

+ BGH phối hợp với Đoàn TN tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua đối với các khối lớp, tập thể lớp, kịp thời động viên khen thưởng các cá nhân, tập thể có kế hoạch hoạt động tốt, hình thức phong phú và hiệu quả cao.

- BGH tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất đầu tư trang thiết bị để các khối lớp thực hiện được kế hoạch của mình.

3.2.3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có năng lực tổ chức HĐGDNGLL * Mục tiêu:

Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là GVCN có vai trị rất quan trọng trong quá trình giáo dục HS. Họ là những nhà giáo dục là người trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL GV là cầu nối giữa tập thể HS với các lực lượng đó.

Mặt khác, khi tiến hành các hoạt động khác nhau, GVCN và các GV bộ môn là người dẫn dắt đưa HS tham gia vào các hoạt động xã hội thiết thực nhằm thực hiện việc gắn lý thuyết với thực tiễn. Trong đó, GVCN phải tổ chức, xây dựng lớp thành một tập thể HS biết tự quản, tự điều khiển các hoạt động. Giáo viên không làm thay HS mà phải huấn luyện HS hướng dẫn từng bước hình thành cho các em năng lực tự điều khiển, tự quản các hoạt động tập thể. GV giữ vai trò định hướng, tư vấn kịp thời cho các em.

Để hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có hiệu quả cao, BGH (Hiệu trưởng) phải giao nhiệm vụ một cách cụ thể cho đội ngũ giáo viên và GVCN và GV bộ môn.

- Nắm chắc kế hoạch của nhà trường về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ đó mới có thể lập kế hoạch riêng cho lớp mình; khi đã có kế hoạch GVCN sẽ chủ động hơn trong việc cụ thể hóa chương trình HĐGDNGLL đối với lớp mình. GVCN cũng như giáo viên bộ môn cần nắm vững những điểm:

+ Chương trình của tuần, tháng, học kỳ và năm + Nội dung hoạt động của từng chủ điểm.

+ Biện pháp thực hiện( các hình thức thể hiện, các bước thực hiện, phân công..)

+ Các lực lượng tham gia (Để có sự phối hợp cùng nhau) + Thời gian thực hiện hoạt động

- BGH yêu cầu giáo viên bước đầu phải bồi dưỡng khả năng xác định nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các HĐGDNGLL, huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp có khả năng điều khiển các HĐGDNGLL. Để việc bồi dưỡng có hiệu quả các giáo viên cần:

+ Giải thích cho cán bộ lớp nhận thức được vai trị và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức thực hiện HĐGDNGLL.

+ Giới thiệu cho các em toàn bộ kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL để các em nắm được và bước đầu hình dung phương thức hoạt động. Trên cơ sở đó tổ chức thảo luận trong cán bộ lớp để bàn bạc và đưa ra phương án thực hiện tốt nhất.

+ Tổ chức cho các em thử điều khiển hoạt động mà có sự hỗ trợ giúp đỡ của GVCN và GV bộ môn.

+ Cho các tổ chức cá nhân luân phiên đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau trong quá trình tổ chức các hoạt động.

+ Theo dõi, uốn nắn, giúp các em điều chỉnh các kỹ năng điều khiển hoạt động tập thể.

+ Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em.

+ Kịp thời động viên, khen thưởng để khích lệ các em tự tin và vượt qua những khó khăn trắc trở trong q trình điều khiển hoạt động.

+ BGH yêu cầu GV tổ chức hướng dẫn HS cùng thiết kế các hoạt động của chủ đề giáo dục. Đây là nhiệm vụ mà GVCN phải thực hiện thường xuyên như soạn giáo án của GV bộ mơn vậy. Chủ động thiết kế các nội dung thì mới có thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm tổ chức tùy tiện không sát với chủ đề. GVCN phải trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo tài liệu, ý kiến nguyện vọng của HS đồng thời để phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động của HS.

- BGH yêu cầu GV thể hiện rõ sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong các hoạt động. GV với tư cách là người tham mưu, người tổ chức các lực lượng này cùng tham gia vào quy trình hoạt động của HS.

+ Thống nhất mục đích yêu cầu, nội dung và những điều kiện tổ chức thành công hoạt động.

+ Đưa ra những đề nghị cho từng lực lượng.

+ Tùy theo từng nội dung, hình thức mà mời từng đối tượng tham gia cho thích hợp và đạt hiệu quả.

BGH yêu cầu GVCN phải đánh giá và hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả hoạt động khi kết thúc mỗi chủ điểm. GV kết hợp với GVCN phát triển khả năng tự đánh giá một cách khách quan, trung thực và công khai. Đánh giá kết quả của HS để các em thấy được những khiếm khuyết mà mình cần phải cố gắng, nỗ lực hơn. Trong quá trình đánh giá GVCN cần xác định rõ mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá; tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; sau đánh giá phải đề xuất được những kiến nghị mang tính chất giải pháp để tiếp tục giải quyết những tồn tại của hoạt động.

* Đối với cố vấn đoàn (cán bộ Đoàn trường)

- Lĩnh hội toàn bộ ý tưởng chỉ đạo từ BGH, ý tưởng chỉ đạo đó được xuất phát từ nhiệm vụ năm học. Trong đó có nhiệm vụ thực hiện chương trình HĐGDNGLL đã được Bộ GD – ĐT ban hành.

- Cố vấn đoàn cần được BGH chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL phải bao gồm:

+ Tên chủ đề giáo dục + Mục tiêu của chủ đề

+ Dự kiến những nội dung hoạt động của chủ đề + Biện pháp thực hiện nội dung

+ Đối tượng thực hiện

+ Thời gian thực hiện và hoàn thành

- Kế hoạch càng chi tiết, càng rõ ràng thì việc thực hiện của giáo viên càng tốt. Đồng thời cán bộ đoàn trường phải là người trực tiếp điều hành việc thực thi kế hoạch của nhà trường.

- Trong quá trình theo dõi và thực hiện kế hoạch hoạt động của các khối lớp cố vấn đồn phải có ý kiến thiết thực, giúp giáo viên chủ nhiệm kịp thời điều chỉnh.

Tham mưu cho nhà trường trong việc xem xét, khen thưởng giáo viên có nhiều sáng tạo trong các hoạt động đồng thời phối hợp chặt chẽ với BGH trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động.

- Có kế hoạch tập huấn cho cán bộ lớp, cán bộ đoàn về kỹ năng tổ chức tự quản, kỹ năng điều khiển, kiểm tra, đôn đốc.

* Điều kiện thực hiện:

Muốn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có năng lực thực hiện chương trình HĐGDNGLL có hiệu quả cần những điều kiện sau:

- BCH luôn quan tâm, xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL chưa đảm bảo đúng nội dung chương trình do Bộ quy định vừa phù hợp với điều kiện của nhà trường mà vẫn đảm bảo được đầy đủ mọi nhiệm vụ của năm học.

- BGH phải yêu cầu cố vấn đồn và giáo viên chủ nhiệm ln luôn phối hợp, trao đổi với nhau để hỗ trợ việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch của từng lớp, khối lớp để có thể kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.

- Ban giám hiệu phối hợp với đồn thanh niên có kế hoạch tập huấn cho giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ đoàn về kế hoạch và kỹ năng lên kế hoạch riêng phù hợp với kế hoạch chung.

- BGH kết hợp với đồn thanh niên, tổ chức xây dựng chương trình hoạt động lồng ghép với HĐGDNGLL của từng khối lớp.

- Tổ chức hoạt động phải tính tới khả năng của từng khối lớp và các điều kiện để thực hiện. Trong cùng một hoạt động nhưng yêu cầu giáo dục ở các khối lớp khác nhau thì khác nhau do đó nội dung và hình thức hoạt động cũng khác nhau.

- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường một cách hợp lý, đúng mục đích, đúng đối tượng và từng chủ đề.

- BGH phải phối hợp với đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm, công tác hỗ trợ của giáo viên bộ môn đối với các HĐGDNGLL thông qua dự giờ thăm lớp, nghe báo cáo kết quả hoạt động, kiểm tra giáo án sổ sách. Đồng thời thực hiện nghiêm túc giao ban, báo cáo định kỳ với BGH.

- Có sự quan tâm đến cơ sở vật chất, điều kiện thực hiện HĐGDNGLL. Kịp thời động viên các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch chung của nhà trường cũng như việc xây dựng kế hoạch riêng khoa học đảm bảo đúng mục đích của HĐGDNGLL.

3.2.4. Tăng cường sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và các điều kiện để phục vụ cho HĐGDNGLL vụ cho HĐGDNGLL

Bên cạnh yếu tố con người, HĐGDNGLL cần có các phương tiện và nguồn tài chính nhất định phục vụ cho các hoạt động. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng phải coi trọng.

Các thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL hết sức đa dạng, vì nó liên quan đến nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Bất kỳ hoạt động nào muốn thực hiện cũng cần đến CSVC, trang thiết bị cần thiết thì mới đạt kết quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 75)