Huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐGDNGLL cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 86 - 92)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL của trường THPT huyện

3.2.5. Huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐGDNGLL cho học

học sinh trường THPT

* Mục tiêu:

- Điều 12: Luật giáo dục đã nêu “ mọi tổ chức, gia đình và cơng dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. Như vậy sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường sẽ tạo ra mơi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh.

- Bản chất của sự phối hợp nhằm tạo sự thống nhất về mục tiêu giáo dục của hoạt động về nội dung, hình thức và điều kiện cho hoạt động. Có thể khẳng định rằng sự cần thiết này có lợi cho cả người lớn và học sinh. Nhờ sự thống nhất phối hợp tổ chức HĐGDNGLL mà học sinh có thể nhanh chóng tích lũy được kinh nghiệm ứng xử đúng đắn trong các tình huống khác nhau. Giúp các em hình thành được quan điểm, niềm tin và tình cảm đồng thời củng cố ý chí,

lịng quyết tâm cho bản thân, Cũng qua phối hợp mà những người cha, người mẹ, người làm công tác giáo dục hiểu các em hơn để có thể chia sẻ, động viên các em trong quá trình học tập và rèn luyện.

- HĐGDNGLL cần phải huy động các nguồn lực ngoài nhà trường tham gia mới đảm bảo được mục tiêu của hoạt động.

- Lực lượng giáo dục tham gia HĐGDNGLL tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với xã hội được ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời có phần giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

* Nội dung và cách thực hiện

- Các trường THPT cần huy động toàn bộ cán bộ giáo viên nhà trường kết hợp với các lực lượng khác trong nhà trường như cán bộ đoàn, cán bộ lớp... cùng cùng với các lực lượng ngoài nhà trường như CMHS, cán bộ đoàn các cấp tại địa phương.. cùng phối hợp tổ chức hoạt động khi cần thiết.

- Lực lượng giáo dục phối hợp chỉ đạo thực hiện theo chương trình HĐGDNGLL theo một cơ chế chặt chẽ.

- Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác đồn thể giữ cương vị là trưởng ban điều hành, có nhiệm vụ xây dựng phương hướng chỉ đạo việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL theo kế hoạch đã thống nhất. Phương pháp này bao gồm cả về nội dung, phương thức tổ chức, đặc biệt là sự phối hợp của các lực lượng giáo dục để thực hiện có hiệu quả HĐGDNGLL. Trên cơ sở đó cán bộ Đồn lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, đôn đốc, tạo điều kiện cho GVCN thực hiện tốt kế hoạch. Bên cạnh đó, phải tham mưu cho ban chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGDNGLL về cách thức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm động viên, phát huy khả năng của họ vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL.

- Bí thư Đồn là phó ban điều hành trực tiếp chỉ huy các tập thể lớp thực hiện kế hoạch tuần, tháng, học kỳ và năm học. Đồng thời giúp đỡ tư vấn, các lớp còn vướng mắc về nội dung và hình thức hoạt động.

- GVCN có vai trị quan trọng, chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch hoạt động của lớp mình phụ trách vừa phải phối hợp với lực lượng giáo dục tham gia vào việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL. BGH yêu cầu GVCN cùng với khối chủ nhiệm tăng cường sinh hoạt khối, trao đổi, thống nhất nội dung sinh hoạt theo chủ đề tháng; tổ chức các buổi sinh hoạt mẫu theo khối để học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động cho giáo viên và HS.

- Hội cha mẹ HS cùng tham gia phối hợp với nhà trường trong việc tư vấn thêm về nội dung, hình thức hoạt động cũng như bổ trợ về vật chất.

- Giáo viên bộ mơn có nhiệm vụ hỗ trợ các em trong những vấn đề có liên quan đến chun mơn của mình. Đối với giáo viên bộ môn, BGH yêu cầu tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ thống nhất với kế hoạch hoạt động. Đặc biệt là trong việc tổ chức các CLB bộ môn hoặc các chuyên đề như: Sức khỏe sinh sản vị thành niên, luật hôn nhân và gia đình, phịng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, toán học tuổi trẻ, CLB thơ ...

- Các tổ chức đồn thể trong nhà trường như: Đồn TN, Cơng đoàn, hội liên hiệp thanh niên... có nhiệm vụ giúp đỡ, động viên các thành viên của mình tích cực thực hiện tốt kế hoạch hoạt động mà nhà trường đã xây dựng. Chẳng hạn như hỗ trợ các tài liệu, trang thiết bị, trang trí, khánh tiết, đảm bảo trật tự an ninh cho các hoạt động...

- Các tổ chức ngoài nhà trường như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, mặt trận tổ quốc... của địa phương có thể tham gia vào việc tổ chức các hoạt động trên địa bàn dân cư theo chủ điểm giáo dục. Mỗi địa phương có một truyền thống riêng, có những di tích lịch sử riêng... Để giáo dục truyền thống phải tổ chức cho các em nghe nói chuyện, giao lưu với các nhân chứng lịch sử, tham quan hay góp phần tơn tạo di tích lịch sử tại địa phương mình... Y tế tuyên truyền về sức khỏe SSVTN, phịng chống HIV/AIDS, phịng chống dịch, cơng an tuyên truyền về luật giao thơng, TTATXH, phịng chống tệ nạn xã hội; phòng lao động thương binh xã hội tổ chức hội chợ tư vấn việc làm, huống nghiệp dạy

nghề cho HS. Các đơn vị quân đội tuyên truyền về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam.

* Điều kiện thực hiện:

Muốn biện pháp huy động các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả, cần các điều kiện sau:

+ Nhà trường ln có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để họ tạo điều kiện cho các đoàn thể giúp đỡ nhà trường cả về tinh thần lẫn vật chất phục vụ cho HĐGDNGLL.

+ Bản thân nội bộ từ Chi bộ Đảng, BGH, Đoàn thanh niên (cán bộ Đồn), Cơng đồn, GVCN trong mỗi nhà trường phải ln ln đồn kết phối hợp chặt chẽ, ăn ý nhịp nhàng, cùng có tinh thần trách nhiệm cao khi tổ chức các HĐGDNGLL.

+ Nhà trường có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi tới CMHS để họ hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của HĐGDNGLL từ đó họ sẽ giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cùng với nhà trường tham gia quản lý HĐGDNGLL.

+ Nhà trường cần tăng cường mối quan hệ với các cơ quan, xí nghiệp, các cơng ty, đơn vị kết nghĩa đóng trên địa bàn xung quanh nhà trường để tranh thủ sự giúp đỡ của họ cùng cộng đồng trách nhiệm vì sự nghiệp giáo dục, vì tương lai của con em, vì thế giới ngày mai.

+ Nhà trường ln chấp hành mọi chỉ thị, công văn của cấp trên khi triển khai, cũng rất cần sự tranh thủ và xin ý kiến chỉ đạo của Sở GD& ĐT để được tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt khi tổ chức HĐGDNGLL.

+ Huy động và khai thác tối đa sự ủng hộ của các tổ chức, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đầu tư cho HĐGDNGLL.

3.2.6. Phát huy tính tự quản của các bộ lớp, cán bộ đồn trong việc tổ chức các HĐGDNGLL

- Phát huy yếu tố cá nhân như năng lực, sức sáng tạo, khả năng tự học, tự giáo dục của HS, từng bước hình thành cho các em năng lực tự quản, năng lực tổ chức các hoạt động tập thể.

- Là người tổ chức chính là cơ sở khoa học để xây dựng các phẩm chất như: năng động, sáng tạo, làm việc có kế hoạch, có phương pháp, đáp ứng yêu cầu xậy dựng con người mới trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

- Tổ chức cho HS tham gia xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL:

+ Khi đã có kế hoạch chung của toàn khối lớp, toàn trường, GVCN triển khai tại các đơn vị lớp.

+ BGH yêu cầu GVCN họp cán bộ lớp để thảo luận xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL riêng cho lớp mình. Kế hoạch được cụ thể hóa cho từng tháng, từng tuần.

Thí dụ: kế hoạch của nhà trường trong tháng 9 với chủ đề giáo dục “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH – HĐH đất nước” được chia ra thành các chủ đề nhỏ theo tuần như:

Tuần 1: Trung thực trong học tập, kiểm tra, thi cử.

Tuần 2: Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Tuần 3: Trách nhiệm của HS trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Tuần 4: Đại hội chi đoàn.

Trong mỗi chủ đề nhỏ của từng tuần, kế hoạch hoạt động ra sao? Nội dung, hình thức thể hiện như thế nào? Chính là nhiệm vụ xây dựng kế hoạch của đội ngũ cán bộ đoàn, cán bộ lớp của từng lớp. Từ đó hình thành cho các em khả năng xây dựng kế hoạch thế nào cho khoa học một hoạt động làm tiền để cho một công dân, một cán bộ sau này làm công tác tổ chức, quản lý...

-Khuyến khích và giao nhiệm vụ để các em tự tổ chức hoạt động.

Thí dụ: với chủ đề “ vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước”. Tổ nào sẽ nhận sẽ nhận trách nhiệm dàn dựng và thể hiện tiểu phẩm, tổ nào phụ trách trò chơi, tổ nào hát múa...là do học sinh tự nhận và các tổ chức

đó sẽ có kế hoạch riêng của mình trong cơng tác chuẩn bị về nội dung cũng như hình thức thực hiện.

- Giáo viên giám sát mọi nhiệm vụ mà các em đã nhận. Tuyệt đối khơng phó mặc cho học sinh.

- Tổ chức thi đua giữa các khối, lớp, giữa cá nhân, tổ trong đơn vị lớp. + Thành lập ban thi đua do đoàn thanh niên đảm nhận

+ Ban chấp hành đồn trường được phân cơng ra để theo dõi 3 đơn vị khối lớp (10,11, và 12) theo các tiêu chí đã được thống nhất trong Đoàn TNCSHCM nhà trường. Các tiêu chí có thể dựa theo: Hình thức thực hiện (phong phú, hấp dẫn, thu hút được nhiều người tham gia) trang phục, người dẫn chương trình; về nội dung: đúng chủ đề có tác dụng giáo dục cao, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người...

+ Ban thi đua đánh giá theo khối từng tuần và toàn trường theo tháng. Bên cạnh đó có nhận xét rút kinh nghiệm từng tuần, từng tháng, học kỳ.

+ Đối với từng cá nhân, từng tổ trong một đơn vị lớp cũng có thể tiến hành các bước thực hiện tương tự như vậy.

* Điều kiện thực hiện:

Để phát huy tính tự quản của cán bộ lớp, cán bộ đồn cần phải có những điều kiện sau:

- Xây dựng tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật trong HS.

- Đoàn TNCSHCM của trường phải hoạt động tích cực, nhiệt tình, có nhiều sáng tạo và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động.

- BGH phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức tập huấn, hội thảo về phương pháp tổ chức HĐGDNGLL cho cán bộ lớp, cán bộ đoàn.

- Đội ngũ GV và GVCN nhiệt tình, có kinh nghiệm hướng dẫn HS trong mọi hoạt động, sẵn sàng góp ý kiến, tư vấn những giải pháp thực hiện khả thi để hỗ trợ cho HS.

- Chủ đề của các hoạt động phải hấp dẫn, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đặc biệt là cha mẹ HS để tạo điều kiện cho con em họ tích cực hoạt động, khích lệ các em hoạt động tạo thêm hứng thú, phát huy hết năng lực tổ chức hoạt động cho các em.

- BGH và Đoàn TN thường xuyên kiểm tra đánh giá thi đấu kịp thời khen thưởng động viên các cá nhân, tập thể thực hiện tốt có chất lượng, hiệu quả cao HĐGDNGLL.

- Nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị để học sinh có điều kiện thể hiện hết năng lực của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 86 - 92)