Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 92 - 93)

Trên đây là những biện pháp nhằm giúp BGH, cán bộ Đoàn trường, các GVCN các trường THPT làm tốt cơng tác giáo dục ngồi giờ lên lớp. Các biện các biện pháp này luôn phải đan xen lẫn nhau và phải thực hiện đồng bộ, thường xuyên, liên tục, biện chứng không thể tách rời nhau. Có như vậy thì HĐGDNGLL ở các trường THPT mới đạt hiệu quả cao với mục đích là giáo dục toàn diện học sinh.

Như chúng ta đã biết, Đảng ta luôn đặt vấn đề tư tưởng, thái độ lên hàng đầu. Tư tưởng mà khơng “thơng” thì khơng thể thành cơng trong bất kỳ cơng việc gì. Tư tưởng sẽ quyết định thái độ. Dẫn đến hành động đúng. Vì vậy trong 6 biện pháp, biện pháp số 1 được coi là biện pháp có bản, trọng tâm nhất. Bởi nếu cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh, và các lực lượng có nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí, tác dụng của HĐGDNGLL đối với kế hoạch giáo dục toàn diện cho học sinh thì mới có thể có kế hoạch HĐGDNGLL, phù hợp, có đội ngũ giáo viên có năng lực, tăng cường được cơ sở vật chất, huy động được các lực lượng giáo dục và phát huy được tính tự quản của cán bộ lớp, cán bộ đoàn trong các HĐGDNGLL. Có thể nói biện pháp 1 là nền tảng của các biện pháp khác được tiến hành và thực hiện. Nhận thức đúng là chìa khóa để giải quyết các biện pháp còn lại. Tuy nhiên, các biện pháp phải được kết hợp tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau, biện pháp nào cũng quan trọng. Điều đáng chú ý là không

biện pháp nào độc tôn và tối ưu nhất mà các biện pháp có mối quan hệ chắt chẽ, hữu cơ, không tách rời nhau trong quá trình quản lý. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý HĐGDNGLL trên sẽ đạt kết quả thiết thực trong giáo dục toàn diện.

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 92 - 93)