Giai đoạn vận chuyển bằng phương pháp hàng hải thiên văn (1965 – 1968)

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Quá trình hình thành và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên biển trong giai đoạn 1959 – 1975 (Trang 29 - 32)

Sau sự kiện “Vũng Rô” theo chỉ thị từ Trung ương, Đoàn 125 đã cho

dừng tất cả các hoạt động chi viện cho miền Nam bằng đường biển để họp kiểm điểm rút kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp mới. Trên cơ sở đó Đồn đã tiến hành cơng tác nắm tình hình địch, những diễn biến mới cả ven bờ và ngồi khơi từ đó xây dựng những phương án tiếp tục đảm bảo bí mật và bất ngờ và đề xuất một giải pháp vận chuyển mới đã được đưa ra đó là đi rất xa bờ, xác định vị trí tàu bằng phương pháp hàng hải thiên văn cùng với đó là nghiên cứu lại hình dáng và cấu trúc con tàu bởi lẽ khi đi bằng phương pháp hàng hải thiên văn không thể dùng những con tàu lớn được.

Về phía địch chúng đã cảnh giác cao độ bằng việc huy động một lực

lượng lớn máy bay và tàu khu trục tuần tiễu suốt ngày đêm trên các vùng biển. Muốn lọt qua được thì ngồi các biện pháp và những thay đổi lớn đó thì cịn cần sự gan dạ và mưu trí, sẵn sằng hi sinh của các chiến sĩ “tàu không số”.

Ngày 15/10/1965, khoảng 8 tháng sau “Vụ Vũng Rô” tàu C42 được cải

trang giống tàu đánh cá, do Thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng và Chính trị viên Trần Ngọc An chỉ huy, chở 61 tấn vũ khí xuất phát ở Hải Phịng tiếp tục hành trình vận chuyển vũ khí vào Nam sau thời một gian bị gián đoạn .Theo kế hoạch tàu đi qua Hải Khẩu (Trung Quốc) rồi chuyển hướng theo đường hàng hải quốc tế xuống phía đơng quần đảo Hoàng Sa và tây quần đảo Trường Sa, hòa vào dịng tàu bn bán ngược xi, xuống đơng nam Cà Mau; Trên đường đi tàu C42 đã gặp phải sự theo dõi và bám theo của tàu khu trục Mỹ, nhưng tàu vẫn bình tĩnh tiếp tục hành trình. Đến ngày 24/10 tàu đã cập cửa Bồ Đề (Cà Mau).

Có thể nói chuyến đi thành cơng của tàu C42 đã chính thức nối lại tuyến

đường vận chuyển trên biển sau một thời gian bị ngừng hoạt động. Những con tàu không số sẽ lại tiếp tục cuộc hành trình của mình, chở nhiều và nhiều hơn nữa vũ khí chi viện cho miền Nam với thành tích này tàu C42 đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba. Trong tháng 11 và 12 năm 1965, Đoàn 125 tiếp tục tổ chức 4 chuyến đi nữa của Tàu C69, C68, C100 và C42.

28

Ngày 10/11/1965, tàu C69 xuất phát tại cảng Bính Động chở 62 tấn vũ

khí do Thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Ẩn, Chính trị viên Tăng Văn Huyên và Thuyền phó Vũ Đáng chỉ huy cùng 13 thủy thủ, tàu đi theo hành trình của tàu C42 trước đó, thỉnh thoảng lại thấy máy bay và tàu chiến địch bám theo. Thuyền trưởng nhận định có thể là địch dị được sóng vơ tuyến trong khi tàu liên lạc với trung tâm chỉ huy sau khi hội ý với Chính trị viên và chi ủy, quyết định ngừng liên lạc với trung tâm chỉ huy nhờ đó mà tàu đã cắt được theo dõi của địch đến đêm 22/11, tàu đã đến Vàm Lũng.

Ngày 17/12 tàu C68 nhận lệnh chở 64 tấn vũ khí vào Cà Mau, do

Thuyền trưởng Đỗ Văn Bé, Chính trị viên Phạm Văn Bát cùng 13 thủy thủ lên đường đến ngày 26/12 tàu đã cập bến.

Ngày 24/12 tàu C100 do Thuyền trưởng Lê Minh Sơn và Chính trị viên

Nguyễn Tương được lệnh chở 61 tấn vũ khí vào Bạc Liêu, khi tàu chỉ cách bến khoảng 30 hải lý thì gặp phải máy bay và tàu chiến của địch bám theo Thuyền trưởng Lê Minh Sơn đã ra lệnh cho tàu chuyển hướng ra vùng biển quốc tế, địch vẫn tiếp tục bám theo. Vì bí mật và an tồn chuyến đi, Trung ương lệnh cho tàu quay trở lại miền Bắc. Ngày 07/01/1966 khi tàu ta chuyển hướng vào eo biển Quỳnh Châu (Trung Quốc), chúng mới bỏ đi sau đó tàu được lệnh tiếp tục vào Nam đến ngày 13/01/1966 đã đến Bạc Liêu an toàn.

Ngày 15/03/1966, tàu C42 lại lên đường lần nữa, hơn một tháng sau thì

cập bến Bạc Liêu với 61 tấn vũ khí. Vậy là sau vụ “Vũng Rơ” hơn một năm, đã có năm chuyến tàu chọc thủng được hệ thống ngăn chặn của đối phương. Các chuyến tàu này đã giúp ta trang bị đầy đủ cho Sư đoàn 9 mới thành lập với 3 Trung đoàn và giành được nhiều thắng lợi đặc biệt là thắng lợi ở Bàu Bàng và Bình Giã. Tuy nhiên khi mà đối phương đã đề phịng và kiểm sốt rất chặt nên mọi hoạt động diễn ra đều gặp khó khăn và nhiều trắc trở hơn giai đoạn trước, trong tình thế phải “lừa miếng” nhau, có khi thắng có khi

bại và có rất nhiều chuyến khơng lọt được lưới kiểm sốt của địch buộc phải quay về đã có nhiều lần đối phương phát hiện tàu lạ, tổ chức vây bắt những trận thủy chiến đã diễn ra ác liệt. Tàu ta phải vĩnh viễn ở lại biển khơi.

Trong giai đoạn tiếp theo từ giữa năm 1966 đến 1968 Bộ Tư lệnh Hải

quân chỉ đạo đẩy mạnh thêm một bước công tác vận chuyển chi viện cho chiến trường với tinh thần khẩn trương, nhưng phải thận trọng kịp thời rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến đi; chỉ đạo, chỉ huy các mặt công tác phải phải bảo đảm tuyệt đối bí mật và chặt chẽ hơn. Thực hiện chủ trương đó Đồn 125 đã xác định tư tưởng chỉ đạo công tác là: “Phải chủ động, tranh thủ mọi

29

thời cơ có lợi chi viện cho chiến trường càng nhiều càng tốt; ra sức chấn chỉnh củng cố, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng hiện có, tranh thủ thời gian bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện bộ đội, xây dựng đơn vị luôn vững mạnh mọi mặt” [11,207].

Đó là cơ sở để đồn tiếp tục bổ xung phương tiện kỹ thuật mới, tiếp tục

nghiên cứu phương pháp vận chuyển mới. Thời gian này là lúc Mỹ - Ngụy đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam bằng hình thức “chiến tranh cục bộ”, khiến cho hoạt động vận chuyển gặp khó khăn, hàng chục trường hợp

tàu phải quay lại nhiều chuyến phải phá tàu như trường hợp:

Tàu C41 do Hồ Đắc Thạnh làm Thuyền trưởng, Đặng Văn Thanh làm

Chính trị viên chở 59 tấn vũ khí xuất phát ngày 19/11/1966. Đêm 26/11 tàu vào được bến Đức Phổ, Quảng Ngãi. Nhưng Đức Phổ là bãi ngang, khơng có nơi ẩn nấp, phải thả hàng xuống nước rồi ra ngay trong đêm. Lúc trở ra thì bị mắc cạn, lại đối mặt với tàu địch nên phải phá tàu.

Tàu: 100 với 17 thủy thủ, do Thuyền trưởng Lê Minh Sơn và Chính trị

viên Nguyễn Hữu Tương chỉ huy, rời bến Bính Động đêm 24/04/1966 chở 62,605 tấn vũ khí cho Cà Mau. Sau sáu ngày đi yên ổn, ngày thứ bảy thì gặp máy bay khu trục Mỹ và bị bám theo khơng sao thốt được. Sau một tuần vòng vo trên hải phận quốc tế, đêm 09/05 quyết định đột phá vào bờ thì bị phát hiện một cuộc chiến đã diễn ra và trước sức mạnh của địch đã buộc các thủy phải phá tàu [10,105].

Tàu 235: do Thuyền trưởng Phan Văn Vinh và Chính trị viên Nguyễn

Tương chỉ huy tổng số thủy thủ là 20 người, ra đi ngày 08/02/1968 bị theo dõi sát nên phải trở lại bến ngày 11/02. Đến ngày 27/02 tàu lại lên đường. Vào tới Hịn Neo thuộc Khánh Hịa thì bị 12 chiến hạm và hàng chục hải thuyền của Mỹ bao vây. Khơng cịn lối thoát, tàu quyết định thả hết hàng xuống biển rồi chuyển vị trí khác để khơng lộ vị trí thả hàng, sau đó đánh trả quyết liệt. Đến phút chót, chỉ huy mới cho phá hủy toàn bộ tàu. Thủy thủ vượt lên bờ tiếp tục chiến đấu, trong số 20 người thì 14 người đã hy sinh [10,107].

Tàu 165: Thuyền trưởng là Nguyễn Chánh Tâm, Chính trị viên là

Nguyễn Ngọc Lương, ra đi ngày 25/02/1968. Đến 29/02, khi còn cách của Bồ Đề (Cà Mau) 20 hải lý thì bị lộ, bị 8 tàu địch bao vây. Khả năng chống đỡ khơng cịn. Sau những cuộc chiến đấu kiên cường, tàu đánh điện xin phá tàu. Toàn bộ sĩ quan, thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng với tàu và vũ khí khơng một chút nào lọt vào tay đối phương [10,108].

30

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Quá trình hình thành và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên biển trong giai đoạn 1959 – 1975 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)