Sau năm 1954, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào miền Nam Việt Nam
bằng việc lập lên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm. Dưới sự thao túng và bảo trợ của Mỹ, chính quyền tay sai này đã thực hiện một loạt các chính sách phản động nhằm âm mưu chia cắt Việt Nam lâu dài và biến miền Nam thành “một đất nước trong quỹ đạo của thế giới tự do” [4,35].
Trong bối cảnh cách mạng hai miền đang có những chuyển biến thuận lợi, ở miền Bắc cách mạng xã hội chủ nghĩa dành được nhiều thành tựu quan trọng thì ở miền Nam phong trào cách mạng đã có bước phát triển nhảy vọt từ “Đồng khởi” (1959 – 1960), Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội toàn
quốc lần thứ III tại Hà Nội (9 - 1960) chỉ rõ: “miền Bắc có vai trị quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; miền Nam có vai trị quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai…; xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng chính là xây dựng hậu phương cho sự nghiệp giải phóng miền Nam,
43
thống nhất đất nước”.
Từ đó Đảng ta đã ra sức xây dựng hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa lớn mạnh về mọi mặt để có đủ tiềm lực chi viện cho tiền tuyến miền Nam vì thế miền Bắc sẽ là “nền gốc” cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước; đồng thời, chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa hậu phương với tiền tuyến, tính chất, nhiệm vụ của từng miền trong việc thực hiện mục tiêu chung.
Chính vì vậy khi mà tiền tuyến gọi hậu phương sẵn sàng trả lời: “thóc
khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người”. Tất cả những điều đó đã
nói lên tình cảm gắn bó máu thịt giữa hai miền đất nước, nhưng để những giọt máu, những hơi thở đó từ nơi trái tim của hậu phương miền Bắc chảy tới được tiền tuyến miền Nam thì phải có những “huyết mạch” dẫn đường.
Trong suốt cả một giai đoạn ác liệt của cuộc chiến tranh đã xuất hiện hai huyết mạch, hai biểu tượng của sự gắn kết hai miền đất nước.
Nếu như “đường Trường Sơn trên bộ” được coi là huyết mạch lớn, là
tuyến giao thơng chủ đạo nhất, thì cịn một con đường, một huyết mạch rất quan trọng trong việc nối liền hai miền đất nước đó chính là “con đường Hồ
Chí Minh trên biển”
Trải qua một chặng đường dài từ khi hình thành “đường Hồ Chí Minh
trên biển” đã trở thành nơi truyền tải sức mạnh từ hậu phương lớn tới tiền
tuyến lớn và từ tiền tuyến lớn về hậu phương.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Bộ Chính trị giao cho Quân ủy Trung ương mở đường vận chuyển chiến lược trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn và đường vận tải trên biển, nhằm chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Con đường biển đánh dấu sự hình thành bằng chuyến tàu đầu tiên chở 30 tấn vũ khí của Đồn 759 rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng), cập bến Vàm Lũng (Cà Mau), ngày 19 tháng 10 năm 1962. Với sự quan tâm đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện biểu dương và căn dặn: “Đồn 759 hãy nhanh chóng rút
kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh, nhiều vũ khí cho đồng bào miền Nam đánh giặc, cho Nam - Bắc sớm sum họp một nhà” [11,95].
Sự kiện chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên bằng đường biển của Hải quân nhân dân Việt Nam, từ Hải Phòng vào đến Cà Mau đã chứng tỏ, quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương mở con đường vận chuyển chiến lược trên biển, tổ chức hoạt động chi viện từ miền Bắc cho miền Nam bằng đường biển là đúng đắn, kịp thời. Từ đây, con đường vận chuyển chiến lược trên biển, mặc dù trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, tổn thất, hy sinh, nhưng
44
vẫn được duy trì, kết nối chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng giữa hai miền Nam - Bắc, tiền tuyến với hậu phương. Sự kết nối Bắc - Nam thực sự là biểu hiện sinh động của khối đại đoàn kết dân tộc, cùng phấn đấu vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Có thể khẳng định rằng, suốt chiều dài của cuộc kháng chiến, ý thức sâu sắc vị trí, vai trị của mình, qn và dân ở hậu phương cũng như tiền tuyến, Bắc cũng như Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa xây dựng và chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng “chống Mỹ, cứu
nước”, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Con
đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm tháng ấy đã góp phần xứng đáng vào quá trình kết nối chặt chẽ giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Khơng chỉ có vậy, sự lớn mạnh của hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa và thắng lợi của cơng tác chi viện chiến trường chính là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần đồng bào, chiến sĩ miền Nam vượt qua bao khó khăn, thử thách khốc liệt của chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.
“Đường mòn trên biển” cùng với “đường Trường Sơn trên bộ” đã trở
thành biểu tượng của nghĩa tình gắn bó máu thịt giữa hai miền; là nơi truyền sức mạnh từ hậu phương lớn tới tiền tuyến lớn và từ tiền tuyến lớn về hậu phương; là nơi biểu dương tính hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội, của chiến tranh nhân dân Việt Nam vô địch, làm tăng thêm niềm tin và hy vọng của nhân dân và chiến sĩ ở nơi chiến trường xa xôi nhất.
Hôm nay và đời đời mai sau, mỗi lần nghe thấy sóng biển gầm, nghe gió rít của các cơn bão từ biển Đơng dội vào đất liền, những con tàu rúc còi khi rời bến, lại một lần nhắc nhở quân dân ta, nhất là những chiến sĩ Hải quân rằng: những năm dài chống Mỹ, cứu nước, chúng ta vẫn giữ vững con đường biển chiến lược kỳ diệu.
45
Tiểu kết chương 3
Giai đoạn 1959 – 1975 tuy không phải là dài nhưng nó lại là một giai đoạn đầy biến động, oai hùng của lịch sử dân tộc và cũng là thời kì huy hồng của tuyến đường chiến lược, “đường Hồ Chí Minh trên biển” được ra đời cùng với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trước yêu cầu bức thiết là chi viện vũ khí, nhân lực cho chiến trường miền Nam.
Từ khi hình thành cho đến năm 1975 đường Hồ Chí Minh trên biển đã góp phần rất lớn đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơng qua những đóng góp của mình bằng việc trung chuyển một khối lượng lớn hàng hóa, vũ khí phương tiện chiến tranh và con người từ Bắc vào Nam. Khơng chỉ có những đóng góp về vật chất mà “đường Hồ Chí Minh trên biển” cịn đóng góp những giá trị về tinh thần rất lớn lao về mặt
chiến lược, đường lối đặc biệt là thể hiện sự lãnh đạo và chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Đảng trước những thay đổi của tình hình đất nước. Đó chính là sự kế thừa nghệ thuật quân sự từ ngàn xưa.
Ngày nay trước cuộc sống đang vươn lên từng ngày thay đổi thì đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn tiếp tục thắp lửa của thế hệ cha anh, để quê hương đất nước mãi tươi đẹp. Để những con sóng mãi hiền hịa trong tim mỗi người dân đất Việt.
46
KẾT LUẬN
Chiến tranh tuy đã lùi xa nhưng trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam hôm nay, đặc biệt là những con người thuộc thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thì họ vẫn chưa thể nào quên được con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại đã làm nên biết bao chiến công lừng lẫy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Thông qua việc nghiên cứu về lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển trong giai đoạn 1959 - 1975 đã giúp em thấy được vai trò, ý nghĩa cũng như những bài học mà nó đã để lại:
Thứ nhất là Đường Hồ Chí Minh trên biển con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người và sức của cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ, qua đó góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đường Hồ Chí Minh trên biển đã vận chuyển vào chiến trường miền Nam cả trực tiếp và gián tiếp vũ khí, đạn dược và vật chất khác lên tới 96.000 tấn và đưa hơn 170.000 lượt cán bộ và chiến sĩ vào Nam. Con số này chưa thật lớn so với đường Hồ Chí Minh trên bộ nhưng nó lại có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt.
Thứ hai là việc lập ra con đường Hồ Chí Minh trên biển đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây thực sự là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện bản lĩnh kiên cường, ý chí và quyết tâm cao cả của toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược!.
Thứ ba là ngày nay vấn đề biển, đảo đang trở nên nóng bỏng và gay gắt hơn bao giờ hết vì các thế lực nước ngồi đang liên tục có những hành động gây hấn và xâm phạm chủ quyền biển đảo của ta. Do đó cần phải phát huy và khơi dậy những bài học kinh nghiệm quý giá mà đường Hồ Chí Minh trên biển đã để lại, từ đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam và đặc biệt là thơng qua đó góp phần giáo dục thế hệ trẻ ngày nay về ý thức xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
47