Góp phần bảo vệ vùng biển đảo phía Nam của đất nước

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Quá trình hình thành và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên biển trong giai đoạn 1959 – 1975 (Trang 42 - 44)

Cuối năm 1974 đầu năm 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam chuyển

biến ngày càng có lợi cho ta. Trước tình hình đó và căn cứ vào diễn biến trên chiến trường, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm giải phóng sớm miền Nam. Đầu tháng 3/1975 cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 mở đầu với chiến dịch Tây Nguyên. Sau đó ta lần lượt giải phóng Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng trước sức tấn công của ta địch chỉ biết phòng ngự co cụm đó là cơ sở để ta hoàn thành sớm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Và cũng tạo ra điều kiện thuận lợi để Quân ủy Trung ương quyết định tiến hành đồng thời giữa nhiệm vụ giải phóng trên đất liền với nhiệm vụ giải phóng các vùng biển đảo đang bị chiếm đóng, tránh tình trạng qn địch thua ở đất liền sẽ rút chạy ra đó hoặc bị rơi vào tay các thế lực nước ngồi. Qua đó sẽ tạo thế thuận lợi cho việc giải phóng trên đất liền được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Đoàn 125 được lệnh huy động mọi tàu thuyền tham gia chi viện, phục

vụ chiến dịch và trực tiếp chiến đấu để giải phóng vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Việc tiếp cận cũng như di chuyển đến các đảo là dễ dàng vì trước đó từ những năm (1970 – 1971) ta đã có những chuyến tàu đi trinh sát, tuy nhiên việc tiến đánh lại gặp khó khăn do ta chưa biết được tình hình về đối phương về lực lượng cũng như bố phòng của chúng trên các hịn đảo do đó để đảm bảo an toàn cũng như các yếu tố bất ngờ, ta tiếp tục thu thập thông tin và thăm dò các mục tiêu, cùng với đó là cơng tác chuẩn bị phải thật kỹ lưỡng và chu đáo. Lúc này Đoàn 125 đã huy động mọi mọi tàu,

41

thuyền và trang thiết bị hiện có để chi viện và tham gia vào chiến dịch giải phóng các vùng biển đảo phía Nam của Tổ quốc.

Một số tàu trực tiếp chở quân đổ bộ tham gia giải phóng các đảo ven bờ

phía Đơng, ngăn chặn chống quân lấn chiếm, giải phóng các đảo phía Tây Nam và biên giới miền Tây Nam Bộ, như Tàu 642 tham gia giải phóng Cù Lao Thu (ngày 26-4); tiếp theo sau ngày 30 tháng 4, Tàu 642 còn cùng với Tàu 657 phối thuộc Quân khu 9 giải phóng đảo Phú Quốc (ngày 6-5); đảo Thổ Chu (ngày 25-5) và các đảo khác (ngày 13-6), rồi tàu cùng các lực lượng bảo vệ, phòng thủ đảo cho đến ngày 30 tháng 6 mới quay trở về Sài Gòn. Tàu 675 sau khi chở bộ đội Trung đoàn 2, Sư đoàn 2, Quân khu 5 đổ bộ lên quần đảo Trường Sa thay cho quân đặc công 126, lại tiếp tục chở quân Lữ đoàn 126 tiến về Côn Đảo (khi đến nơi, Côn Đảo đã được giải phóng), lại chở quân Lữ đoàn 126 về Cát Lái - Sài Gòn. Sau đó, Tàu 675 cùng hai tàu 653, 672 đến Mỹ Tho, Đồng Tâm chở bộ đội Quân khu 9 theo đường sông lên biên giới phía Tây để ngăn chặn quân lấn chiếm cho đến tháng 10 năm 1975, 3 tàu mới về Sài Gòn. Cùng thời gian này, các tàu 183, 601, 605 phối hợp Đoàn 172 cũng tiến ra đến Cơn Đảo thì được lệnh chuyển sang làm nhiệm vụ đón đưa chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm ở nhà tù Côn Đảo về chuyển giao cho địa phương. Còn đại bộ phận các tàu khác tập trung vận chuyển nhanh khối lượng hàng hóa, quân dụng và bộ đội [3,527].

Sau khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện và trực tiếp tham gia

vào giải phóng các đảo phía Nam của Tổ quốc thì những con “tàu khơng số” của Đồn 125 lại tiếp tục hành trình vượt biển để tham gia vào một nhiệm vụ quan trọng nữa đó là vận chuyển vũ khí và bộ đội để giải phóng quần đảo Trường Sa.

Để phối hợp với chiến trường trên bộ trong giai đoạn tiến công vào sào

huyệt cuối cùng của địch ở thành phố Sài Gòn, ngày 4 tháng 4, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh chỉ thị cho Khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5 và Bộ tư lệnh Hải quân:

“Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo do quân ngụy quyền miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng” [11,343].

Quần đảo Trường Sa nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển vì

thế nó có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động chi viện từ Bắc vào Nam và cũng là căn cứ tiền tiêu để giải phóng đất liền. Dựa trên chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Hải quân đã khẩn trương tiến hành công tác

42

chuẩn bị và tiếp tục giao cho Đoàn 125 đảm nhận nhiệm vụ này. Sau khi nghiên cứu, bám sát tình hình đã chọn đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa làm điểm khai hỏa. Ngày 14 tháng 4 ta nổ súng tấn công và chỉ sau 30 phút tấn công trước sự kháng cự yếu ớt của địch ta đã giành quyền kiểm soát đảo.

Đây chính là thắng lợi tạo điều kiện tiền đề quan trọng để ta tiếp tục

giải phóng và làm chủ các đảo cịn lại thuộc quần đảo Trường Sa. Sau đó ta đã huy động tối đa số tàu để tham gia giải phóng các đảo khác như Tàu 673 và Tàu 641 tham gia giải phóng các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn..., ngày 29/4/1975 ta giải phóng đảo Trường Sa là hịn đảo cuối cùng thuộc quần đảo Trường Sa. Như vậy chỉ sau một thời gian ngắn ta đã giải phóng và làm chủ được vùng biển đảo phía Nam của Tổ quốc bao gồm: các đảo phía Tây Nam và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Thắng lợi của nhiệm vụ giải phóng vùng biển đảo phía Nam của Tổ

quốc khơng chỉ là sự đóng góp của qn và dân miền Nam. Mà đằng sau nó chính là sự đóng góp âm thầm nhưng có ý nghĩa rất quan trọng của Lữ Đồn 125, của những con “tàu khơng số”, của con đường mịn Hồ Chí Minh trên

biển. Đã góp phần bảo vệ vững chắc độc lập - chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có

đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển dài, tươi đẹp ta phải biết giữ gìn lấy nó” [3,161].

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Quá trình hình thành và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên biển trong giai đoạn 1959 – 1975 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)